Giải pháp về phía khách hàng

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 41 - 45)

Qua nghiên cứu ở trên cho thấy, khách hàng thường gặp rủi ro lớn nhất là xuất trình bộ chứng từ không phù hợp theo quy định của L/C. Do đó một số

giải pháp ngân hàng cần tư vấn, hỗ trợ thông tin cho khách hàng, hướng dẫn khách hàng trong quá trình thực hiện các nghiệp vụ liên quan đến khách hàng. Ngân hàng thực hiện tư vấn cho khách hàng nên tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng. Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của hãng xuất khẩu. Yêu cầu nội dung và hình thức của bộ chứng từ phải chặt chẽ, chứng từ do cơ quan đáng tin cậy cấp. Có thể, yêu cầu 2 bên ký quỹ ở một ngân hàng để đảm bảo thực hiện hợp đồng.

3.2.6 Giải pháp từ phía Nhà nước

Hiện nay hoạt động tài chính – ngân hàng ngày càng phát triển và nhanh chóng trở thành một ngành mũi nhọn của các quốc gia, do đó vấn đề hoàn thiện hệ thống pháp lý về hoạt động tài chính – ngân hàng là hết sức cần thiết. Cùng với xu hướng toàn cầu hóa và tự do hoá thì thanh toán quốc tế ngày càng trở thành một nghiệp vụ ngân hàng được quan tâm và chú ý tới do hoạt động này thu được rất nhiều lợi ích kinh tế từ việc thu phí hoạt động đặc biệt là thanh toán quốc tế bằng tín dụng chứng từ.

Trong thương mại quốc tế có nhiều quy tắc thực hành thống nhất về TTQT do đó việc soạn thảo, bổ xung, hoàn chỉnh các văn bản pháp luật cho hoạt động TTQT đăc biệt ở Việt Nam là rất cấp thiết, là cơ sở cho toà án, trọng tài áp dụng khi xét xử các vụ tranh chấp giữa các đối tác trong quan hệ TTQT. Đồng thời, cần có những văn bản quy định cụ thể trách nhiệm, nghĩa vụ các bên tham gia, giải pháp xử lý trong trường hợp có tranh chấp, xung đột pháp luật giữa các quy tắc quốc tế và luật quốc gia.

Hiệu quả của hoạt động thanh toán TTQT chịu ảnh hưởng trực tiếp từ chất lượng của hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tham gia xuất nhập khẩu. Do đó việc tăng cường vai trò quản lý của Nhà nước trong chính sách liên quan trực tiếp đến hoạt động của các doanh nghiẹp này là đặc biệt quan trọng. Nhà nước cần đưa ra các chính sách như chính sách tiền tệ, đặc biệt là

chính sách tỷ giá hối đoái để khuyến khích và thúc đẩy hoạt động XNK. Hiện nay, tỷ giá giữa các đồng tiền chủ yếu như VNĐ/USD, VNĐ/EUR luôn luôn biến động do đó nhà nước cần có chính sách điểu tiết tỷ giá thích hợp nhằm ổn định tỷ giá không gây ảnh hưởng lớn đến hoạt động XNK.

Ngân hàng nhà nước cần có những biện pháp hoàn thiện và phát triển thị trường mua bán ngoại tệ liên ngân hàng để đáp ứng nhu cầu mua bán ngoại tệ giữa các ngân hàng với nhau. Thị trường liên ngân hàng này có vai trò giải quyết các quan hệ trao đổi, cung cấp ngoại tệ giữa ngân hàng nhà nước với ngân hàng thương mại và các ngân hàng thương mại với nhau.

Bên cạnh đó cần chú ý tích cực mở rộng hoạt động thương mại quốc tế, tăng cường mở rộng thị trường thông qua công tác đối ngoại, tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế, tạo sân chơi bình đẳng và tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thương mại lành mạnh. Cảỉ cách các thủ tục hành chính trong quản lý XNK và các thủ tục hải quan.

Nhà nước cần củng cố và phát triển Hiệp hội ngân hàng Việt Nam tạo điều kiện cho ngân hàng thương mại trong nước tìm hiểu khách hàng và đối tác, giúp đỡ và tương trợ lẫn nhau trong quá trình hội nhập vào nền kinh tế thế giới, cùng nghiên cứu trao đổi để hạn chế bớt rủi ro.

KẾT LUẬN

Qua việc nghiên cứu đề tài thấy rằng hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng trở nên phổ biến và quan trọng nhất là trong thời đại hiện nay hoạt động ngoại thương đang có xu hướng tăng lên từng ngày. Việc hiểu rõ những rủi ro trong thanh toán quốc tế để đưa ra các biện pháp khắc phục cũng như hạn chể rủi ro là một điều không thể thiếu trong thanh toán quốc tế nói riêng và mọi hoạt động nói chung. Qua việc nghiên cứu rủi ro trong thanh toán quốc tế bằng L/C tại ABBank thấy rằng đối với ngân hàng thì rủi ro trước mắt cũng như rủi ro cần khắc phục ngay đó là những rủi ro về nghiệp vụ. Bởi đây là những rủi ro gây tổn thất trong kết quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng và đó là những lỗi chủ yếu do nhân viên ngân hàng sai sót mà có nên cần hạn chế tối đa qua việc nâng cao trình độ nhân viên, đào tạo và tuyển dụng nhân viên cách kỹ lưỡng, từng bước. Về lâu dài thì ngân hàng nên thực hiện tiêu chuẩn hoá hệ thống quản lý rủi ro, đưa ra những chỉ số đánh giá rủi ro đưa vào sử dụng các mô hình quản lý rủi ro hiện đại, an toàn.

Thời gian qua ABBank có những kết quả hoạt động thuận lợi tạo đà cho một giai đoạn phát triển mới nhiều cơ hội và không ít thách thức. Đòi hỏi ngân hàng phải liên tục đổi mới, phát triển vững chắc toàn diện, an toàn trong thời gian tiếp theo nhằm tối đa lợi nhuận và giảm thiểu rủi ro hướng tới là một ngân hàng phát triển toàn diện bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 41 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w