Nguyên nhân chính của các rủi ro trên

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 32 - 36)

Sau khi tìm hiểu về thực trạng những rủi ro thường xuyên xảy ra với các bên tham gia vào thanh toán L/C có thể đưa ra một số nguyên nhân dẫn đến các rủi ro trên như sau:

* Nguyên nhân từ phía ngân hàng

Trình độ nghiệp vụ, công tác kiểm tra, kiểm soát chưa thật sự chặt chẽ. Hiện nay việc thẩm định vốn do bên tín dụng đảm nhiệm do đó nhiều nhân viên TTQT không kiểm một cách cẩn thận mà đã phát hành mở L/C cho khách hàng. Vì tâm lý khi đã có bên tín dụng thẩm định thì không phải chịu trách nhiệm mà không biết rằng bên tín dụng chỉ thẩm định về mặt khả năng thanh toán của doanh nghiệp chứ không xét đến những rủi ro tiềm ẩn bên trong.

Một số ít cán bộ nhân viên còn thiếu kinh nghiệm trong nghiệp vụ thanh toán quốc tế, nhất là những nhân viên mới chưa có kinh nghiệm cọ sát thực tế nhiều nên còn nhiều lúng túng trong việc thực hiện nghiệp vụ và dễ xảy ra sai sót trong khi kiểm tra chứng từ.

* Nguyên nhân từ phía khách hàng

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến là do khách hàng thiếu thông tin. Đó là sự thiếu thông tin về đối tác, tìm hiểu đối tác không kỹ, như trường hợp người xuất khẩu có thể cố tình giao hàng thiếu, giao hàng không đúng chất lượng hoặc không giao hàng nhưng vẫn xuất trình bộ chứng từ giả mạo cho ngân hàng. Khách hàng không nắm bắt được thông tin tài chính và uy tín của đối tác cũng như kinh nghiệm, sự hiểu biết về các thông lệ quốc tế của doanh nghiệp còn hạn chế. Do đó, mới dẫn đến những rủi ro như về thời gian nhận hàng, chứng từ không hợp lệ hoặc là rủi ro về hàng hoá không đúng quy cách.

Nguyên nhân thứ hai cần xét đến là trình độ hiểu biết và kinh nghiệm về nghiệp vụ thanh toán quốc tế của các doanh nghiệp còn ít. Các doanh nghiệp Việt Nam mới gia nhập vào thị trường quốc tế, đặc biệt mạnh mẽ từ năm 2006 khi Việt Nam gia nhập WTO do đó kinh nghiệm được đúc kết cũng còn chưa đủ, các vụ lừa đảo ngoại thương thì muôn hình muôn vẻ và rất tinh vi do đó việc thiếu kinh nghiệm là một thiệt thòi rất dễ dẫn đến rủi ro cho các doanh nghiệp.

* Nguyên nhân từ phía nhà nước

Đây chính là những nguyên nhân gián tiếp tác động đến hoạt động thanh toán quốc tế của Ngân hàng. Cụ thể:

- Do sự thay đổi trong các chính sách và quy định của nhà nước liên quan đến thực hiện thanh toán quốc tế như thay đổi chính sách thuế xuất nhập khẩu, quy định chính sách cấm xuất khẩu hay nhập khẩu hàng hoá nào đó. Nếu nhà nước tăng thuế nhập khẩu điều này đồng nghĩa với việc chi phí cho chuyến hàng đó tăng lên. Chi phí mà doanh nghiệp phải chịu lớn hơn so với trước khi có chính sách tăng thuế nhập khẩu. Nếu việc thay đổi này xảy ra đột ngột, doanh nghiệp không được thông báo và có thời gian chuẩn bị từ trước sẽ dẫn đến khả năng hoặc doanh nghiệp không chuẩn bị đủ tiền cho việc thanh toán dẫn đến thanh toán chậm trễ, hoặc có thể doanh nghiệp phải tăng giá hàng hoá

nhập khẩu làm cho hàng hoá buôn bán bị ngưng trệ, sức cạnh tranh thấp hơn trước gây khó khăn trong việc thanh toán. Đây là một ví dụ cụ thể về trường hợp nguyên nhân dẫn đến rủi ro cho doanh nghiệp nhập khẩu khi nhà nước thưc hiện việc thay đổi chính sách nhập khẩu hàng hoá vào trong nước.

- Do sự thay đổi của chính sách tỷ giá. Chính sách tỷ giá có tác động trực tiếp đến hoạt động kinh doanh quốc tế gồm xuất và nhập khẩu. Cụ thể nếu tỷ giá hối đoái tăng tỷ giá hối đoái xác định là giá cả của một đơn vị đồng ngoại tệ trên đồng nội tệ và các yếu tố khác không thay đổi, khi đó giá thành của hàng xuất khẩu tính bằng ngoại tệ giảm một cách tương đối, tạo điều kiện cho thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu, hạn chế hoạt động nhập khẩu. Mà hoạt động xuất nhập khẩu là cơ sở của hoạt động thanh toán quốc tế nên có thể nói chính sách tỷ giá hối đoái của Ngân hàng Nhà nước có tác động gián tiếp đến hoạt động thanh toán quốc tế.

Ngoài ra có thể kể đến là do sự thay đổi chính sách lãi suất cho vay. Ngoại tệ được sử dụng phổ biến trong hoạt động TTQT do vậy các chính sách thay đổi lãi suất của Ngân hàng cũng ảnh hưởng đến việc huy động và sử dụng ngoại tệ trong thanh toán.

Một ví dụ gần đây nhất trong chính sách tỷ giá và lãi suất có ảnh hưởng tới hoạt động của Ngân hàng ABBBANK là thời điểm cuối tháng 11 và tháng 12 năm 2009. Đặc điểm thị trường ngoại tệ lúc này rất căng thẳng, tỷ giá giữa đồng USD/VNĐ đang ở mức quá cao như ngày 25/12/2009, USD/VNĐ 19.750 - 19.800. Để ổn định thị trường ngoại tệ và điều chỉnh tỷ giá, ngân hàng nhà nước đã có quyết định tăng lãi suất cơ bản 7%/năm lên 8%/năm áp dụng từ ngày 01/12/2009. Đồng thời tỷ giá bình quân liên ngân hàng áp dụng từ ngày 26/11/2009 là 17.961 (tăng 5,16%) (Nguồn trang chứng khoán atpvietnam.com). Với việc tăng lãi suất cơ bản, tăng tỷ giá làm cho chi phí hoạt động nhập khẩu tăng lên làm giảm hoạt động nhập khẩu. Sự thay đổi này có ảnh hưởng đáng kể tới kết quả hoạt động của ABBANK chi nhánh Hà Nội. Cụ thể là tại ABBANK chi nhánh Hà Nội, những hồ sơ về L/C chủ yếu là L/C

nhập, sự thay đổi chính sách làm giảm hoạt động nhập khẩu làm cho số L/C được phát hành trong tháng 12 giảm hơn hẳn so với tháng trước đó giảm (-69%) (tương đương với giảm 9,774 triệu USD). Chi tiết trong tháng 12 số L/C phát hành là 41 món với giá trị là 4,210 triệu USD giảm so với tháng 11 số L/C phát hành là 64 món có tổng giá trị 13,984 triệu USD.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 32 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w