Giải pháp về nghiệp vụ trong thanh toán theo L/C

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 39 - 41)

Đối với ngân hàng khi thực hiện và áp dụng thống nhất về trình tự thực hiện các nghiệp vụ thanh toán quốc tế trên toàn hệ thống ngân hàng ABBank gồm Trung tâm thanh toán quốc tế, sở giao dịch, các chi nhánh và các phòng giao dịch thuộc ABBank.

* Trường hợp khi ABBank đứng vai trò là ngân hàng phát hành tức là thực hiện mở bộ hồ sơ L/C nhập, ngân hàng sẽ đứng ra cam kết sẽ thanh toán cho nhà xuất khẩu ở nước ngoài. Khi đó ngân hàng sẽ chịu nhiều rủi ro từ khâu mở L/C đến khi nhận được bộ chứng từ hành hoá và thực hiện thanh toán cho nhà xuất khẩu nước ngoài. Do đó, các biện pháp để tránh những rủi ro là:

- Thẩm định để nắm tình hình tài chính của khách hàng nhập khẩu. - Cần cân nhắc những điều kiện bất lợi của ngân hàng phát hành

- Định mức kỹ quỹ hợp lý để tránh được những rủi ro tỷ giá và rủi ro tín dụng của khách hàng.

- Tuân thủ theo đúng quy định của UCP mà ngân hàng mở đã dẫn chiếu. - Cần liên hệ chặt chẽ với khách hàng nhập khẩu để hạn chế những rủi ro lừa đảo thương mại.

* Trường hợp khi ngân hàng ABBank vẫn là ngân hàng phát hành mở L/C nhập khẩu nhưng là L/C trả chậm cần :

- Nâng cao chất lượng thẩm định dự án đầu tư.

- Thực hiện nghiêm túc các biện pháp bảo đảm tiền vay, đăc biệt là hình thức bảo đảm bằng tài sản thế chấp để hạn chế rủi ro tín dụng cho ngân hàng.

- Tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát L/C trả chậm.

* Trường hợp ngân hàng là ngân hàng xác nhận tức là được ngân hàng mở yêu cầu xác nhận và cam kết trả tiền cho người bán nếu như ngân hàng mở không thực hiện được nghĩa vụ của mình. Khi đó ABBank cần tìm hiểu năng lực tài chính của ngân hàng mở để tránh rủi ro khi ngân hàng mở mất khả năng thanh toán hay bị phá sản.

* Trường hợp khi ngân hàng thực hiện L/C xuất khẩu:

- Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng thông báo thì chỉ là ngân hàng cung ứng dịch vụ thu phí và không bị ràng buộc bởi trách nhiệm phải thanh toán. Khi đó ngân hàng phải có trách nhiệm xác thực tính trung thực của các L/C đến bằng cách kiểm tra mã khoá, phải chịu trách nhiệm về tính xác thực của các L/C do mình thông báo. Do đó cần kiểm tra cẩn thận nhằm phòng ngừa gặp phải những L/C giả.

- Khi ngân hàng được ngân hàng yêu cầu xác nhận L/C thì chỉ xác nhận những L/C khi có đủ điều kiện quy định.

- Khi ngân hàng là ngân hàng chiết khấu bộ chứng từ gặp rủi ro giống như ngân hàng phát hành. Khi đó ngân hàng cần thực hiện chính xác các nghiệp vụ cũng như tuân thủ theo các tiêu chuẩn của UCP

Các biện pháp được kể trên thì có một đặc điểm chung trong các khâu đó là công tác kiểm tra, kiểm soát. Cần phải tăng cường và đảm bảo an toàn, chắc chắn, cẩn thận trong tất cả các quy trình thực hiện thanh toán quốc tế để đảm bảo hoạt động TTQT đặc biệt là thanh toán hàng hoá xuất nhập khẩu

theo phương thức tín dụng chứng từ đi đúng định hướng phát triển và theo hành lang pháp lý của Nhà nước và thông lệ quốc tế.

Một phần của tài liệu Giải pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong thanh toán quốc tế tín dụng theo phương thức tín dụng chứng từ tại Ngân hàng TMCP An Bình (Trang 39 - 41)