Nội dung đánh giá rủi ro và biện pháp phòng ngửa rủi ro đối với Dự án xin vay vốn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nộ

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vôn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Trang 31 - 33)

án xin vay vốn tại Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội

Hoạt động của ngân hàng luôn chứa đựng rất nhiều rủi ro, nhất là hoạt động cho vay, đầu tư tài trợ vốn cho các dự án đầu tư. Điều này đòi hỏi Ngân hàng phải tuân thủ quy trình đánh giá và quản lý rủi ro một cách nghiêm túc, các cán bộ thực hiện đúng quyền hạn và trách nhiệm của mình, tránh được những rủi ro để nâng cao uy tín của ngân hàng cũng như đem lại hiệu quả kinh doanh tốt nhất. Hoạt động quản lý và kiểm soát rủi ro được Ngân hàng thực hiện với nội dung như sau:

* Ngân hàng chia rủi ro ra theo 3 chủ thể liên quan trực tiếp, bao gồm:

- Rủi ro từ phía khách hang (chủ đầu tư) - Rủi ro đối với dự án

- Rủi ro do chủ quan về phía ngân hàng.

Từ việc xác định các loại rủi ro tiềm ẩn trên ngân hàng đã chủ động phòng ngừa thông qua các tác nghiệp chính của ngân hàng, và thông qua việc theo dõi, bám sát khách hàng vay, dự án vay.

1.2.4.1. Đối với rủi ro về chủ đầu tư

• Rủi ro về tư cách và năng lực pháp lý

Việc tìm hiểu và đánh giá những thông tin liên quan đến tư cách và năng lực pháp lý của khách hàng(KH) để tránh nguy cơ có những khách hàng làm giả mạo các giấy phép hay đưa thông tin sai lệch nhằm qua mắt các cán bộ Ngân hàng. Không những vậy, đây cũng là thông tin để đánh giá khả năng hiện tại và tính cạnh tranh trong tương lai của KH, xem họ có khả năng đứng vững trên thị trường hay không, họ có khả năng để trả nợ Ngân hàng ngay cả khi dự án đầu tư xin vay vốn không đạt hiệu quả hay không.

tích và đánh giá các vấn đề sau:

* Về tư cách pháp nhân:

- Đánh giá về lịch sử hoạt động của KH:

+ Lịch sử hình thành công ty.

+ Những thay đổi về vốn góp trong quá trình hoạt động., thay đổi trong cơ chế quản lý, về công nghệ, thiết bị máy móc hay sản phẩm.

+ Lịch sử về các quá trình liên kết, hợp tác, giải thể.

+ Loại hình kinh doanh của công ty hiện nay là gì. Khía cạnh chính trị và xã hội đằng sau các hoạt động kinh doanh này.

+ Điều kiện địa lý (địa lý kinh tế).

Những thông tin này được dùng để đánh giá chung về khả năng hiện tại cũng như tính cạnh tranh của công ty trong tương lai. Đây là điều cần thiết để biết liệu với những thay đổi bên ngoài cũng như khả năng mở rộng hoạt động của mình công ty có thể đứng vững đựoc hay không.

- Đánh giá tư cách và năng lực pháp lý:

+ Xem Khách hàng vay vốn là pháp nhân có năng lực pháp luật dân sự không? (Pháp nhân Việt Nam phải được công nhận theo Điều 84, 86… Bộ luật dân sự và các quy định khác của Pháp luật Việt Nam).

+ Nếu Khách hàng vay vốn là doanh nghiệp tư nhân thì chủ doanh nghiệp có đủ năng lực hành vi dân sự, năng lực pháp luật dân sự và hoạt động theo Luật doanh nghiệp không?

+ Nếu Khách hàng vay vốn là công ty hợp danh thì có hoạt động theo Luật doanh nghiệp? Thành viên công ty có đủ năng lực pháp luật dân sự, năng lực hành vi dân sự?

+ Các Điều lệ, quy chế tổ chức của khách hàng vay vốn có thể hiện rõ về phương thức tổ chức, quản trị, điều hành?

+ Giấy phép đầu tư, chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy phép hành nghề có còn hiệu lực trong thời hạn cho vay không?

+ Khách hàng vay vốn là đơn vị hạch toán phụ thuộc có giấy uỷ quyền vay vốn của pháp nhân trực tiếp?

+ Mẫu dấu, chữ ký có hợp lệ không?

* Về Mô hình tổ chức, bố trí lao động và quản trị điều hành

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vôn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Trang 31 - 33)