Số vốn đề nghị vay: 702131 triệu đồng

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vôn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Trang 50 - 55)

trong đó: Vốn cố đinh : 547.131 triệu đồng (70% vốn cố định của dự án) Vốn lưu động : 155.000 triệu đồng.

. Loại tiền tệ: VND

. Lãi suất xin vay: theo quy định của Ngân hàng.

. Tài sản đảm bảo tiền vay: thế chấp tài sản hình thành từ vốn vay và tài sản khác của Công ty TNHH Minh Linh là Quyền sử dụng đất và tài sản trên đất tại 381 Đường Giải Phóng, Thanh Xuân, Hà Nội.

2.2.4.2. Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro của dự án

● Sự cần thiết của dự án

- Quyết định của Thủ tướng chính phủ số 176/2006/QĐ-TTg ngày 01/08/2006 về việc phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến và sử dụng quặng chì, kẽm giai đoạn 2006 – 2015 có xét đến năm 2020 đã khẳng định định hướng xây dựng ngành khai thác, chế biến quặng và luyện chì, kẽm trở thành ngành phát triển ổn định bền vững. Lấy hiệu quả kinh tế xã hội làm mục tiêu cơ bản để phát triển, tạo nhiều việc làm ở các vùng, địa bàn kém phát triển. Tạo lập thị trường quặng và kim loại chì, kẽm trong nước cạnh tranh bình đẳng, liên kết chặt chẽ với thị trường quặng và kim loại chì, kẽm thế giới.

- Dự án đầu tư Nhà máy điện phân kẽm chì Bắc Kạn được đưa vào quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến khoáng sản tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2007-2010, định hướng đến năm 2020.

- Theo thông báo từ phía chủ đầu tư, cho đến thời điểm hiện nay, tại Việt Nam chỉ có duy nhất một nhà máy kẽm điện phân tại Thái Nguyên của Công ty TNHH nhà nước một thành viên Kim loại màu Thái Nguyên với công suất 10.000 tấn kẽm thỏi/năm chất lượng sản phẩm đầu ra là kẽm 99,95%.

- Theo thống kê của Sở giao dịch kim loại London trong 5 năm gần đây, cầu về sản phẩm kẽm trên thế giới thường xuyên vượt cung ước chừng từ 50 đến 100 ngàn tấn/năm.

Hiện nay, nhu cầu sử dụng sản phẩm kẽm, chì trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp trong nước là tương đối lớn. Do đó, việc đầu tư xây dựng nhà máy Kẽm, chì điện phân sẽ nâng cao năng lực sản xuất, sức cạnh tranh trên thị trường, tăng lợi nhuận và đóng góp cho ngân sách Nhà nước, tạo thêm nhiều công ăn việc làm cho người lao động.

● Sự cần thiết phải đánh giá rủi ro dự án

Dự án đầu tư nào cũng không tránh khỏi những tác động của những yếu tố bên ngoài cũng như bên trong. Các rủi ro về chính sách, lãi suất, kỹ thuật vận hành, cung cấp các yếu tố đầu vào.. Cũng như bao dự án thì Dự án Nhà máy điện phân kẽm chì gặp ít nhiều rủi ro mà các cán bộ Ngân hang phải phân tích , đánh giá và đưa ra

những biện pháp phòng tránh, ngăn ngừa tối đa các rủi ro trước khi đưa ra quyết dịnh cho vay đối với dự án.

2.2.4.3. Quy trình đánh giá rủi ro

Đối với dự án “ Nhà máy điện phân kẽm, chì Bắc Kạn”, các cán bộ Ngân hàng thực hiện đánh giá rủi ro dự án theo đúng quy trình mà Chi nhánh quy định( đã nêu ở phần trước)

2.2.4.4. Nội dung quản lý rủi ro

■ Đánh giá rủi ro dự án trước khi cho vay vốn ● Rủi ro từ phía chủ đầu tư

Các cán bộ QHKH/ tổ thẩm định đưa ra những đánh giá chung về Công ty TNHH Minh Linh sau quá trình thẩm định:

* Năng lực pháp lý: :Tên đơn vị chủ đầu tư: Công ty TNHH Minh Linh.

- Điều lệ công ty được sủa đổi và thông qua bởi các sáng lập viên ngày 24/10/2005

- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 043708 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp lần đầu ngày 23/12/1993, thay đổi lần thứ 13 ngày 10 tháng 5 năm 2007.

- Chứng nhận đăng ký thuế với mã số 0100512315 do Cục thuế thành phố Hà nội cấp ngày 11/03/2004.

- Quyết định của Hội đồng thành viên công ty số 05/QĐ-HĐQT ngày 25/12/1993 về việc bổ nhiệm ông Vũ Đức Tuấn - một trong 2 sáng lập viên giữ chức vụ Giám đốc công ty.

- Quyết định của Chủ tịch Hội đồng thành viên công ty số 06/QĐ-NL ngày 26/12/1993 về việc bổ nhiệm ông Vũ Anh Tuân giữ chức vụ Kế toán trưởng công ty.

Đại diện doanh nghiệp là Ông Vũ Đức Tuấn- Chủ tịch HĐTV kiêm Giám đốc. Ông Vũ Đức Tuấn là thạc sỹ kinh tế và là đồng nghiên cứu Công trình: “Nghiên cứu Gel chịu nước dùng cho thuốc nổ ANFOR” đã đạt giải nhì về lĩnh vực công nghệ mới trong lễ trao giải: Sáng tạo khoa học Công nghệ Việt Nam 2001” . Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 043708 do Sở kế hoạch và đầu tư thành phố Hà nội cấp lần đầu ngày 23/12/1993, thay đổi lần thứ 13 ngày 10 tháng 5 năm 2007.

Công ty được tổ chức và hoạt động theo mô hình Cty TNHH, có đầy đủ tư cách pháp nhân vay vốn ngân hàng

* Năng lực tài chính, tình hình sxkd:

Công ty là đơn vị có quy mô hoạt động tương đối lớn với doanh thu hàng năm trên trăm tỷ đồng. Hoạt động kinh doanh có hiệu quả, tình hình tài chính lành mạnh, khả năng tự chủ tài chính tốt.

- Rủi ro về tổng vốn đầu tư

Theo dự án đầu tư được lập, tổng vốn đầu tư cố định là 634.000 trđ với công suất thiết kế là kẽm thỏi 25.000 T/năm, chì thỏi 10.000 T/năm Tuy nhiên qua kiểm tra, Tổ thẩm định thấy rằng tổng vốn đầu tư được khái toán chưa đầy đủ, thiếu hạng mục chi phí lãi vay trong thời gian xây dựng, định mức dự phòng phí lấy ở mức thấp. Ngoài ra, so với thời điểm lập dự án vào tháng 10/2007, đơn giá các nguyên nhiên vật liệu phục vụ cho việc xây dựng dự án cũng như tỷ giá đã tăng đáng kể và làm tăng tổng vốn đầu tư.Tổ thẩm định đã tính toán lại tổng vốn đầu tư trên cơ sở mặt bằng giá tại thời điểm hiện tại, cụ thể như sau: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 1.7: Tổng vốn đầu tư của dự án sau khi được tính toán lại

Đơn vị: Tỷ đồng Tổng vốn đầu tư DN lập 10/2007 Tính lại thời điểm 5/2008 Ghi chú + Xây lắp + Thiết bị + Chi phí KT khác + Dự phòng + Lãi vay 141.652 434.196 35.152 23.000 0 184.148 477.185 42.182 35.176 42.925

Chi phí san lấp MB tăng 30% Tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng. Tăng 20%.

5% phần xây lắp, thiết bị và CP khác

DN chưa tính đủ

Tổng cộng 634.000 781.616

Nguồn: Báo cáo thẩm định nhà máy điện phân kẽm chì

Như vậy tổng vốn đầu tư vốn cố định của dự án đã tăng khoảng 23 % lên

781.616 trđ do phần tỷ giá đồng nhân dân tệ tăng, chi phí san lấp tăng, giá nguyên

vật liệu tăng (mức tăng dự kiến làm tăng chi phí dự phòng của dự án). Phần vốn đầu tư tăng thêm sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả của dự án cũng như phải có phương án nguồn vốn điều chỉnh (tăng vốn tự có/vốn vay) cho phù hợp.

- Rủi ro về phương án nguồn vốn( cơ cấu nguồnvốn)

Nguồn vốn tự có của Chủ đầu tư tham gia dự án bao gồm nguồn khấu hao cơ bản có thể huy động; nguồn vốn hình thành từ tài sản hiện có của Công ty, nguồn vốn góp bổ sung tăng vốn điều lệ của Công ty và lợi nhuận để lại qua các năm cụ thể

Theo đánh giá của Tổ thẩm định chung thì tất cả các nguồn mà Công ty huy động đều mang tính khả thi. Đặc biệt là các nguồn huy động từ bất động sản, phần lớn đã có hợp đồng mua bán, đều là các mảnh đất có địa thế đẹp, thuận lợi cho việc xây cao ốc, văn phòng, các mảnh đất đều có giá trị lớn và việc chuyển nhượng là tương đối dễ dàng. Chính vì vậy nguồn vốn tự có tham gia dự án của Công ty theo đánh giá của Tổ thẩm định chung là khả thi và có thể huy động khá chủ động. Ngoài ra theo doanh nghiệp cho biết, để dự phòng cho việc tăng tổng vốn đầu tư của dự án, doanh nghiệp có thể bán các mảnh đất tại 151 Yên Phụ - Quận Tây Hồ với diện tích 3.931 m2; 142 Đội Cấn - Quận Ba Đình diện tích 2.873,4 m2 và 14.500 m2 đất tại xã Lạc Hồng, tỉnh Hưng Yên. Các mảnh đất này mới có quyết định giao đất hoặc hợp đồng thuê đất với các mục đích sử dụng khác nhau (chưa phải là đất sử dụng cho kinh doanh hoặc xây dựng nhà ở). Hiện Doanh nghiệp đang tiến hành hoàn thiện các thủ tục pháp lý để có thể dễ dàng thanh khoản.

Như vậy với số vốn tự có tham gia 234 tỷ đồng chiếm 30% tổng vốn đầu tư cố định của Dự án Nhà máy điện phân kẽm chì Bắc Kạn nhưng nếu tính trên tổng thể bao gồm cả vốn đầu tư cho phần chi phí mỏ, khai thác và nhà máy tuyển quặng thì số vốn tự có tham gia sẽ là 39% (334 tỷ đồng).

- Quan hệ tín dụng: Hiện nay doanh nghiệp có quan hệ tín dụng ngắn hạn tại NHNoN Hoàng Mai, được đánh giá là thực hiện vay trả đầy đủ, đúng hạn. Doanh nghiệp đã mở tài khoản tiền gửi tại BIDV Nam Hà Nội và chưa có quan hệ tín dụng tại Chi nhánh. Tuy nhiên, do đây là Công ty tư nhân nên chưa phản ánh được đầy đủ quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Do đó Chi nhánh đánh giá kết quả xếp hạng tín dụng doanh nghiệp theo chương trình định hạng tín dụng của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam là BBB.

● Rủi ro của dự án

* Rủi ro cơ chế chính sách

Công ty đã tiến hành thực hiện theo đúng trình tự thủ tục pháp lý để xây dựng nhà máy. Hiện tại Công ty đã được Tỉnh Bắc Kạn chấp thuận đầu tư xây dựng nhà máy và Tỉnh cũng thống nhất về mặt chủ trương cấp cho Công ty 12 mỏ chì kẽm trên

địa bàn phục vụ nhà máy. Công ty đang tiến hành thực hiện việc thăm dò, hoàn thiện thiết kế mỏ để được Tỉnh cấp giấy phép khai thác, chế biến và tiến hành giao mỏ. Dự kiến cuối tháng 6/2008 Công ty sẽ được giao 2 mỏ Bó Pia và Tham Tàu với tổng trữ lượng kim loại chì kẽm dự báo khoảng 121 ngàn tấn. Riêng trữ lượng của 2 mỏ nói trên đã đủ để nhà máy hoạt động trong vòng 4 năm nếu nhà máy phát huy được tối đa công suất. Các mỏ còn lại sẽ được cấp vào tháng 9 và tháng 10 năm 2008.

* Rủi ro về cung cấp các yếu tố đầu vào

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vôn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Trang 50 - 55)