Tổ chức thực hiện:

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vôn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Trang 87 - 93)

- Thị trường đầu vào:

2.3.4.Tổ chức thực hiện:

Mở các lớp học ngắn ngày hoặc huấn luyện nghiệp vụ chuyên môn như nghiệp vụ thị trường, nghiệp vụ tín dụng, kiến thức pháp luật để có đủ kiến thức và kinh nghiệm thực hiện nhiệm vụ được giao. Phải hạn chế rủi ro xảy ra do trình độ non kém hoặc do chủ quan của cán bộ vì rủi ro xảy ra rất khó khắc phục, gây hậu quả không nhỏ nhất là đối với các dự án có số vốn vay lớn.

Quản lý, bố trí sử dụng cán bộ có hiệu quả đặc biệt là cán bộ thẩm định. Trong công tác thẩm định dự án phải thẩm định đối tượng đầu tư, ý tưởng đầu tư, uy tín đầu tư, tư cách pháp nhân, khả năng chuyên môn, trình độ quản lý của doanh nghiệp, năng lực tài chính, tài sản thế chấp. Rút ngắn thời gian thẩm định bằng cách cập nhật, nắm bắt khai thác thông tin trên mọi lĩnh vực. Vận dụng qui trình thẩm định. Khi thẩm định phải có ý kiến cụ thể trình Ban giám đốc xem xét xử lý.

Tăng cường và mở rộng qui mô kiểm tra, kiểm soát trong và sau khi cho vay để ngăn chặn chủ đầu tư sử dụng vốn vay sai mục đích, đôn đốc thu nợ kịp thời khi có nguồn thu đúng thời gian qui định. Cử cán bộ xuống đơn vị đôn đốc quyết liệt phấn đấu không để tồn đọng nợ quá hạn, phải thường xuyên quán triệt quan điểm: Thu nợ gốc và lãi đầy đủ, đúng hạn hoặc khuyến khích đơn vị trả nợ trước hạn là tạo nguồn vốn để tiếp tục giải ngân cho các dự án khác. Triển khai cụ thể và giao chỉ tiêu thu nợ từng tháng cho từng cán bộ tín dụng, những trường hợp khó khăn phải kiến nghị các cấp lãnh đạo để tìm ra các giải pháp tối ưu, đồng thời tham mưu giúp doanh nghiệp kịp thời phát hiện và xử lý những tình huống bất lợi cho doanh nghiệp. Rà soát, phân tích thật kỹ, chính xác các trường hợp cần phải điều chỉnh kế hoạch thu nợ. Kiến nghị trình NH ĐT &PT VIỆT NAM giải quyết từng trường hợp cụ thể để gia hạn nợ.

Cần xây dựng và mở rộng mạng lưới phòng ngừa rủi ro trong hệ thống, đồng thời trao đổi thông tin với các tổ chức tín dụng, các tổ chức doanh nghiệp liên quan trong và ngoài nước. Thu thập các thông tin cần thiết về khách hàng và các đối tác quan hệ khách hàng.

Tăng cường việc quảng bá, tuyên truyền hoạt động của Ngân hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng, báo đài, tạp chí qua đó thu hút được nhiều đối tượng, nhiều dự án vay để phân tán rủi ro.

Xây dựng chiến lược huy động vốn để đáp ứng nhu cầu đầu tư phát triển. Coi đây là một trong những nhiệm vụ trọng tâm của Chi nhánh để chủ động đáp ứng ngày càng cao nhu cầu vốn. Khai thác tối đa các nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi trên địa bàn như Bảo hiểm xã hội, tiết kiệm bưu điện, vốn khấu hao cơ bản tạm thời chưa sử dụng của các đơn vị trên địa bàn như công ty Xổ số, các Ban quản lý dự án về các khoản bảo hành công trình... để có nguồn phục vụ cho việc giải ngân các dự án. Mở kênh huy động vốn qua các Ngân hàng thương mại quốc doanh, các tổ chức tài chính, kho bạc với lãi suất linh hoạt đảm bảo quyền lợi cho các bên tham gia gửi tiền.

KẾT LUẬN

Khoảng thời gian thực tập tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội là

một cơ hội tốt để em tiếp cận với thực tế, để gắn kết giữa lý thuyết với thực tiễn từ đó em có thể hiểu rõ hơn về chuyên ngành mà em đang nghiên cứu, Trong thời gian thực tập tốt nghiệp tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội em nhận thấy việc đánh giá rủi ro trước khi cho vay ĐTPT mang lại hiệu quả kinh doanh cho chi nhánh không những mở rộng phạm vi hoạt động của chi nhánh mà còn giúp doanh nghiệp đứng vững trên thị trường trong và ngoài nước, đồng thời phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế theo hướng CNH-HĐH. Hỗ trợ cho các doanh nghiệp phát triển là việc làm hết sức cần thiết đối với các cấp ngành và đặc biệt đúng với tên gọi " Đầu tư và phát triển " của Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội với tư cách là một tổ chức kinh doanh tiền tệ, tín dụng đồng thời là công cụ hữu hiệu của nhà nước phục vụ lợi ích phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, của Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam nói chung và Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội nói riêng đã từng bước điều chỉnh cơ chế tín dụng của mình hướng tới việc mở rộng quan hệ tín dụng đối với các doanh nghiệp, mở rộng quy mô kinh doanh góp phần thúc đẩy sự phát triển của toàn bộ một nền kinh tế đất nước.

Hoàn thiện bài viết này bản thân em mong muốn sẽ góp một phần kiến thức của mình vào việc tháo gỡ những khó khăn về hoạt động cho vay đối với các doanh nghiệp Việt Nam. Đây là đề tài hết sức phức tạp cả về lý luận và thực tiễn, bản thân là một sinh viên nên em mới chỉ dừng lại nghiên cứu những lý luận là chủ yếu, về thực tiễn còn có những hạn chế. Vì thế em mong được sự chỉ bảo, góp ý của cơ quan thực tế của các thầy, cô và bất cứ ai quan tâm đến lĩnh vực này.

Qua đây, một lần nữa em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của Ths. Phan Thu Hiền và các cô chú, anh chị cán bộ Phòng Quản lý rủi ro nói riêng

và Chi nhánh Ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội đã giúp đỡ em trong qúa trình nghiên cứu hoàn thiện chuyên đề thực tập này.

1. Gíáo trình Kinh tế đầu tư- TS Từ Quang Phương- NXB ĐH KTQD 2. Giáo trình Quản trị rủi ro trong đầu tư – TS Nguyễn Hồng Minh

3. Giáo trình Lập dự án đầu tư- PGS.TS Nguyễn Bạch Nguyệt- NXB ĐH KTQD

4. Quy định về trình tự, thủ tục, thẩm quyền cấp tín dụng đối với KH là DN của NH ĐT&PT Việt Nam

5. Hướng dẫn Thẩm định dự án đầu tư của NH

6. Báo cáo thẩm định Dự án: Đầu tư xây dựng nhà máy điện phân kẽm, chì Bắc Kạn

7. Một số Luận văn tốt nghiêp của Khoa Đầu tư Khoá 47 8. Các bài viết:

- Rủi ro trong hoạt động của Ngân hàng- Vnexpress

- Một số kinh nghiệm quản lý rủi ro tín dụng của Ngân hàng- Dân trí

- Nâng cao hiệu quả đánh giá và quản lý rủi ro trong hoạt động cho vay dự án đầu tư tại NHTM

9. Các webside:

http://www.vietnamnet.com http://www.vnexpress.vn http://www.tailieuviet.vn

Một phần của tài liệu Rủi ro và đánh giá rủi ro dự án đầu tư xin vay vôn tại Chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội (Trang 87 - 93)