Hồng Kông và Thượng Hải Hà Nội
3.2.1. Đối với hoạt động bao thanh toán từng phần (factoring)
Thứ nhất, hoạt động factoring quốc tế của HSBC trong thời gian tới
cần tập trung vào một số giải pháp để tăng doanh số và doanh thu bao thanh toán.
- Mở rộng dịch vụ factoring tới các khách hàng hiện tại của HSBC khi các khách hàng này đã đủ điều kiện sử dụng dịch vụ. Tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng- những doanh nghiệp xuất khẩu không lớn nhưng hoạt động hiệu quả trong những ngành đang tăng trưởng cao như: nhựa, vật liệu phụ trợ, công nghệ thông tin…
- Áp dụng bao thanh toán với tất cả các giao dịch của nhà xuất khẩu: do mới thực hiện nghiệp vụ bao thanh toán một năm và các khách hàng của HSBC Hà Nội đều là các khách hàng đã có quan hệ với HSBC Hồ Chí Minh nên các hợp đồng bao thanh toán của HSBC Hà Nội chủ yếu là các hợp đồng xuất khẩu riêng lẻ từng lần với một khách hàng nhập khẩu nhất định. Để hạn chế rủi ro và tăng doanh thu bao thanh toán, HSBC Hà Nội có thể đề nghị những khách hàng xuất khẩu mới của mình ký kết các hợp đồng bao thanh toán toàn bộ các khoản phải thu với một, một số hoặc tất cả các khách hàng nhập khẩu của họ. Với khả năng quan hệ khách hàng và chất lượng dịch vụ của mình, HSBC có thể thuyết phục khách hàng ký kết những hợp đồng như vậy, áp dụng nguyên tắc của ngành bảo hiểm lấy lợi nhuận số nhiều bù thiệt hại số ít.
Thứ hai, có các biện pháp để tăng thêm lợi ích cho sản phẩm nhằm thu
- Triển khai dịch vụ theo dõi tài trợ thương mại Internet Invoice Finance để khách hàng có thể theo dõi về giao dịch bao thanh toán (vị trí của hoá đơn và chứng từ) và quản lý việc hạch toán chi phí dịch vụ bao thanh toán vào tài khoản của khách hàng thông qua hệ thống Internet.
- Thiết lập một thời gian ân hạn trước khi áp dụng lại phí bao thanh toán khi nhà nhập khẩu không trả được nợ đúng hạn để giảm bớt phần lãi phải trả của nhà xuất khẩu trong thời gian đó.
- Tiếp cận với bảo hiểm tín dụng để cung cấp bao thanh toán miễn truy đòi cho nhiều đối tượng khách hàng hơn sau khi so sánh lợi ích và chi phí của việc thực hiện.
- Tăng cường công tác marketing để thu hút thêm các khách hành sử dụng factoring. Do những ưu thế mà factoring mang lại, các ngân hàng trong nước và nước ngoài tại Việt Nam sẽ triển khai mạnh dịch vụ này trong những năm tới. Vì thế, việc tạo ra sự khác biệt cho sản phẩm là hết sức quan trọng. Hiện nay, việc thực hiện factoring tương đối đơn điệu và còn bó hẹp với các đối tượng khách hàng và loại hình sản phẩm. Với những lợi thế của mình, HSBC nên đưa ra những mô hình sản phẩm mới nhằm đa dạng hoá sản phẩm factoring để tạo sự khác biệt cùng nhiều tiện ích cho khách hàng và cũng đem lại lợi ích cho ngân hàng. Một số sản phẩm factoring mà HSBC có thể triển khai thêm như:
Factoring thu nợ từ các chi nhánh nước ngoài
Giả sử có một giao dịch xuất nhập khẩu giữa công ty xuất khẩu Việt Nam và một công ty nhập khẩu X ở Nhật Bản. HSBC sẽ yêu cầu ngân hàng factoring nhập khẩu (IF) cấp cho công ty nhập khẩu một hạn mức tín dụng. Tuy nhiên, công ty nhập khẩu có tình trạng tài chính không tốt và IF không
thể cấp hạn mức cho công ty này. X có một công ty mẹ hoặc chi nhánh khác ở Việt Nam. Trong trường hợp này, HSBC sẽ trực tiếp thảo luận với công ty mẹ hoặc chi nhánh này và công ty sẽ đứng ra bảo lãnh cho X nếu HSBC xét thấy công ty có năng lực tài chính tốt. Khi đó, giao dịch factoring sẽ đơn giản hơn và giảm bớt trách nhiệm cho IF. Lúc này, IF chỉ có trách nhiệm thu nợ khi đến hạn.
Factoring tài trợ thư tín dụng
Sản phẩm factoring này được thiết kế để tài trợ xuất khẩu dựa trên thư tín dụng xác nhận và không thể hủy ngang trong vòng 90 ngày. Nó tận dụng sự bảo đảm của L/C để tài trợ cho nhà xuất khẩu cần vốn gấp trong khi bộ chứng từ không thể lấy ra khỏi ngân hàng trong suốt quá trình giao dịch xuất nhập khẩu.
Nhà xuất khẩu sẽ gặp gỡ HSBC đề nghị tài trợ và cung cấp các thông tin đầy đủ về nhà nhập khẩu và giao dịch xuất nhập khẩu.
HSBC sẽ chấp nhận về cơ bản và yêu cầu nhà xuất khẩu xin xác nhận từ ngân hàng xác nhận rằng ngân hàng này sẽ chuyển quyền nhận thanh toán bằng L/C cho HSBC.
Đồng thời, HSBC sẽ chọn một ngân hàng bao thanh toán nhập khẩu (IF) và thông báo về giao dịch này với IF. Sau khi thỏa thuận, sẽ có một hợp đồng ghi nhận một số thay đổi giữa hai bên ngân hàng bao thanh toán: IF sẽ tài trợ trực tiếp cho nhà xuất khẩu và HSBC sẽ nhận tiền thanh toán từ ngân hàng xác nhận L/C. Tất cả chứng từ sẽ được chuẩn bị và phát hành cùng kỳ hạn với L/C. Nhà nhập khẩu không cần phải được thông báo về sự tham gia của IF.
Sau khi hàng được chuyển lên tàu, nhà xuất khẩu sẽ xuất trình bộ chứng từ đầy đủ cho ngân hàng xác nhận. Trong vòng 5 ngày, ngân hàng phát hành sẽ chấp nhận thanh toán 100% khi đến hạn.
HSBC nhận được hóa đơn từ nhà xuất khẩu và thư xác nhận từ ngân hàng xác nhận. Hóa đơn này sẽ được chuyển cho IF cùng với bản sao của thư xác nhận. IF sẽ chuyển 80% giá trị hóa đơn vào tài khoản của nhà xuất khẩu.
Khi đến hạn, nợ được thu hồi và chuyển vào tài khoản của HSBC. HSBC sẽ chuyển 20% tiền hàng còn lại vào tài khoản của nhà xuất khẩu sau khi đã trừ đi các khoản lãi và phí có liên quan và trả lại 80% tiền ứng trước cho IF.
Sản phẩm này giúp cho HSBC không gặp khó khăn trong việc huy động vốn với lãi suất cạnh tranh. Trong trường hợp này, nhà xuất khẩu cần tài trợ nhưng không yêu cầu HSBC thu nợ hoặc bảo hiểm rủi ro. Sản phẩm này yêu cầu sự cộng tác hòa hợp giữa ngân hàng factoring xuất khẩu và nhập khẩu, rất thuận lợi khi hai ngân hàng đều thuộc HSBC toàn cầu và có sự chênh lệch đáng kể trong chi phí huy động vốn giữa hai quốc gia.
3.2.2. Đối với hoạt động bao thanh toán toàn phần (forfaiting)
Nghiệp vụ forfaiting chưa được tiến hành tại Việt Nam do nhiều nguyên nhân đã nêu trên nhưng xét về lâu dài, forfaiting có triển vọng phát triển nhờ có những điều kiện sau:
- Việt Nam ngày càng đẩy mạnh xuất khẩu ở mọi ngành và doanh thu xuất khẩu luôn ở mức cao, trung bình từ 5-10 triệu USD cho một hợp đồng xuất khẩu. Hiện nay các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là: tàu, gạo, hoa quả, may mặc, thủy hải sản, dầu, than, tiêu, điều... Những mặt hàng này không phải là mặt hàng độc quyền, vì thế các nhà nhập khẩu sẽ đưa vào
hợp đồng điều kiện trả chậm. Đây là điều kiện thuận lợi để HSBC triển khai hoạt động forfaiting, cung cấp một dịch vụ tài trợ xuất khẩu mới cho các doanh nghiệp xuất khẩu Việt Nam.
- HSBC là một trong những ngân hàng đầu tiên có ý định triển khai nghiệp vụ forfaiting ở Việt Nam, vì thế sẽ rất thuận lợi vì không có đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Việc triển khai nghiệp vụ forfaiting tại HSBC sẽ làm cho ngân hàng đa dạng hóa được loại hình dịch vụ, góp phần tạo thêm danh tiếng và hình ảnh cho ngân hàng.
- Thông thường, lãi và phí của dịch vụ forfaiting rất đắt vì phải có sự tham gia của nhiều bên vào quá trình thực hiện: ngân hàng hỗ trợ trung gian, ngân hàng nhà nhập khẩu, ngân hàng nhà xuất khẩu, ngân hàng forfaiting... Tuy nhiên, với mạng lưới ngân hàng toàn cầu cùng các chuyên gia trong lĩnh vực tài trợ thương mại quốc tế, HSBC toàn cầu có thể đảm nhiệm được chức năng của tất cả các bên trong giao dịch, góp phần giảm đáng kể phí dịch vụ cũng như thời gian và rủi ro khi thực hiện forfaiting.
Để thực hiện nghiệp vụ forfaiting ở Việt Nam cần xác lập một quy trình nghiệp vụ. Sau khi xác định được khách hàng đủ tiêu chuẩn đã nêu trên, HSBC sẽ tiến hành thực hiện các bước tiếp theo như sau:
Giai đoạn 2: HSBC sẽ dựa trên các thông tin khách hàng cung cấp để đưa ra tỷ lệ chiết khấu, phí cam kết, các chứng từ cần thiết và tư vấn cho nhà xuất khẩu.
Chi phí forfaiting bao gồm các loại phí cơ bản sau:
- Phí cho giai đoạn lập giá và phí cam kết: Khi chứng từ được chuyển giao, phí cam kết sẽ được tính từ ngày cam kết thực hiện forfaiting đến ngày
chiết khấu từ 0.75-0.5%/năm tùy vào lượng tiền tài trợ. Chi phí này thường được trả trước hàng tháng.
- Lãi suất: lãi suất được tính trên số tiền đã được ngân hàng forfeiting trả cho nhà xuất khẩu sau khi chiết khấu thương phiếu. Lãi suất này phụ thuộc vào: đồng tiền sử dụng, thời gian thanh toán, vị thế của nhà nhập khẩu và ngân hàng bảo lãnh, mức độ xếp hạng tín dụng của quốc gia nhập khẩu. Lãi suất này thường được chỉ ra dưới dạng một mức lợi nhuận biên cộng với lãi suất cho vay trên thị trường liên hàng như SIBOR, LIBOR, PIBOR, thường từ 0.5-4%. Đối với Việt Nam, mức lãi suất này tối thiểu là LIBOR+1.25% với thời hạn thanh toán tối đa là 3 năm (theo biểu phí của HSBC Group).
- Phí chứng từ: hiếm khi phát sinh do hệ thống mạng lưới toàn cầu của HSBC làm giảm tối đa việc phát sinh loại phí này.
Các ngân hàng forfaiting thường sử dụng hai phương pháp tính lãi và phí là Straght Discount và Discount To Yield. Nếu so sánh với phí dịch vụ của factoring thì phí dịch vụ forfaiting của HSBC sẽ chỉ cao hơn một chút. Điều này sẽ là một lợi thế cho HSBC khi cung cấp dịch vụ này.
Giai đoạn 3: Nhà xuất khẩu dựa trên những thông tin mà HSBC cung
cấp để lập các điều khoản trong hợp đồng xuất khẩu. Nếu các điều khoản được hai bên chấp nhận, nhà xuất khẩu sẽ xác nhận lại việc chấp nhận các điều khoản trong hợp đồng forfaiting để HSBC chuẩn bị hợp đồng.
Nhà xuất khẩu ký hợp đồng xuất nhập khẩu và xuất hàng
Hợp đồng xuất khẩu quy định nhà nhập khẩu phải chuẩn bị loại giấy
nợ cam kết thanh toán cho nhà xuất khẩu mà cả hai bên đã thống nhất. Đó sẽ là một trong những loại thương phiếu được HSBC chấp nhận để thực hiện forfaiting:
- Hối phiếu do nhà xuất khẩu lập để đòi nợ nhà nhập khẩu và được nhà nhập khẩu chấp nhận.
- Lệnh phiếu do nhà nhập khẩu lập để cam kết trả nợ cho nhà xuất khẩu theo thỏa thuận của hai bên.
- Hối phiếu được lập dưới dạng thư tín dụng trả chậm do ngân hàng nhập khẩu phát hành.
- Ngoài ra forfaiting cũng có thể được thực hiện đối với thư tín dụng dự phòng.
Các công cụ nợ này có phải có các đặc tính: chấp nhận thanh toán vô điều kiện, không thể hủy ngang và có thể chuyển đổi.
Giai đoạn 4: Nhà xuất khẩu đệ trình một bộ chứng từ (chẳng hạn hối phiếu) cùng với các hoá đơn xuất hàng cho HSBC và ký kết hợp đồng bao thanh toán. HSBC thông báo và gửi chứng từ cho ngân hàng nhà nhập khẩu. Ngân hàng nhập khẩu giao hối phiếu cho nhà nhập khẩu xem xét và chấp nhận, sau đó chuẩn bị thủ tục bảo lãnh. Nếu ngân hàng nhập khẩu là một chi nhánh của HSBC ở nước nhập khẩu thì đồng thời sẽ là ngân hàng bảo lãnh cho nhà nhập khẩu. Ngược lại, nhà nhập khẩu sẽ phải tìm một ngân hàng bảo lãnh khác có tiếng trên thế giới mà HSBC chấp nhận. Việc bảo lãnh này không chỉ để giảm rủi ro cho HSBC mà còn làm tăng tính khả thi của việc tái chiết khấu giấy nợ trên thị trường thứ cấp.
Có các dạng bảo lãnh sau:
- Thư bảo lãnh: ngân hàng bảo lãnh sẽ phát hành thư bảo lãnh trong đó đề cập tới mọi điều kiện liên quan đến giao dịch. Thư bảo lãnh không phải chỉ được phát hành một lần cho toàn bộ giá trị của bộ giấy nợ mà phát hành làm nhiều lần khi từng giấy nợ được thanh toán khi đến hạn.
- AVAL: đây là một loại hình bảo lãnh vô điều kiện và không thể hủy ngang, cam kết sẽ trả nợ thay cho nhà nhập khẩu nếu nhà nhập không không thanh toán khi đến hạn. Hình thức bảo lãnh này được thể hiện bằng cách in ngay dòng chữ “AVAL” lên hối phiếu cùng với chữ ký và con dấu của tổ chức bảo lãnh.
Nghiệp vụ FORFAITING
`
Sơ đồ 3. Các bước tiến hành nghiệp vụ Forfaiting của HSBC
1. Giai đoạn 1,2 và 3: bước 1,2 và 3
2. Giai đoạn 4: bước 4 và 5
3. Giai đoạn 5: từ bước 6 đến bước 10
NHÀ XUẤT KHẨU NHÀ NHẬP KHẨU
NGÂN HÀNG BẢO LÃNH (2) Hợp đồng xuất khẩu (3) Xuất hàng (4) Bảo lãnh (5)
Thương phiếu được bảo lãnh (1) Hợp đồng FORFAITING (6) Thương phiếu được bảo lãnh (7) Thanh toán (8) Xuất trình chứng từ đòi nợ (10) Thanh toán (9)
Thanh toán khi đến hạn
Những tờ hối phiếu này sau khi được bảo lãnh được chuyển trả lại cho nhà xuất khẩu.
Giai đoạn 5: HSBC sau khi nhận lại bộ hối phiếu được ký hậu và xác nhận việc chuyển giao hoàn toàn cho HSBC của nhà xuất khẩu sẽ kiểm tra các chữ ký, các điều kiện hợp pháp của bộ hối phiếu và chiết khấu theo tỷ lệ đã ghi trong hợp đồng.
Khi hối phiếu đáo hạn, HSBC sẽ trình hối phiếu đó cho ngân hàng bảo lãnh để thu tiền về và kết thúc nghiệp vụ forfaiting.
So với một quy trình thực hiện forfaiting điển hình, nghiệp vụ này sẽ được HSBC thực hiện đơn giản và nhanh chóng hơn. Nếu ngân hàng bảo lãnh và ngân hàng forfaiting đều thuộc tập đoàn HSBC và không có sự trì hoãn nào từ phía nhà xuất khẩu và nhập khẩu thì nhà xuất khẩu sẽ nhận được tiền trong khoảng 3 đến 5 ngày làm việc.
Để nghiệp vụ forfaiting được tiến hành một cách an toàn và hiệu quả, HSBC cần thực hiện thêm một số biện pháp như:
- Sử dụng các hợp đồng phái sinh để phòng chống rủi ro tỷ giá và lãi suất có thể xảy ra do sử dụng lãi suất cố định trong hợp đồng forfaiting.
- Coi trọng công tác đào tạo cho các cán bộ ngân hàng trong việc thực hiện nghiệp vụ forfaiting.
- Tăng cường công tác marketing để ngày càng có nhiều doanh nghiệp nhận thức được lợi ích của việc sử dụng dịch vụ factoring và forfaiting. Sự kết hợp giữa hai hình thức này sẽ tạo nên một sản phẩm bao thanh toán hoàn hảo cho ngân hàng, có thể phuc vụ nhu cầu của nhiều đối tượng khác nhau trong thương mại quốc tế.