Về phía doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp dược phẩm trung ương 2 (Trang 107 - 109)

II. Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp dợc phẩm trung ơng

1.Về phía doanh nghiệp

Nh phần trên đã nêu, nâng cao chất lợng sản phẩm là một trong những yếu tố quyết định nhằm đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp. Và cũng đã đa ra một số biện pháp để nâng cao chất lợng sản phẩm của xí nghiệp (5 biện pháp). Nhng đó mới chỉ là những biện pháp mang tính chất cục bộ, cha có tính hệ thống hay nói cách khác những biện pháp đó mới chỉ là “điều kiện cần”, phải tìm ra “điều kiện đủ” thì mới toàn diện. Vậy “điều kiện đủ” đó là gì? Giải pháp nào là giải pháp quan trọng nhất, khoa học nhất, khái quát nhất, có tính hệ thống và thực tiễn nhất để nâng cao chất lợng thuốc của xí nghiệp?

Theo em, giải pháp đó là đào tạo và giáo dục về chất lợng, quản lý chất lợng toàn diện (TQM) và từng bớc áp dụng nó trong xí nghiệp... (Total Quality Management = TQM = Quản lý chất lợng toàn diện = Quản lý chất lợng đồng bộ = Quản lý chất lợng tổng hợp).

Nh tiến sĩ Kaoru Iskikawa-một chuyên gia hàng đầu của Nhật Bản về quản lý chất lợng: “Quản lý chất lợng bắt đầu bằng đào tạo và kết thúc cũng bằng đào tạo”. Do vậy, muốn nâng cao chất lợng thuốc của xí nghiệp phải giáo dục, đào tạo những tri thức cơ bản nhất, chung nhất về chất lợng và quản lý chất lợng cho mọi bộ phận (không riêng gì bộ phận sản xuất mà là tất cả các bộ phận trong xí nghiệp), mọi cán bộ công nhân viên trong xí nghiệp. Phải thiết lập một hệ thống đào tạo cũng nh tạo ra phơng thức hoạt động sao cho chơng trình đào tạo về chất l- ợng và quản lý chất lợng phù hợp và gắn liền với việc nâng cao trình độ cho cả các nhân viên mới và cả các cấp lãnh đạo và thực sự thúc đẩy công việc của từng ngời ngay tại cơng vị công tác của họ và tại mọi khâu hoạt động.

Phải tạo lập ý thức về chất lợng để mỗi ngời, mỗi bộ phận có thể biết hành động từ cái đơn giản nhất, cái có thể làm đợc, phát huy đợc tất cả mọi công cụ và khả năng hiện có để từng bớc nâng cao chất lợng thuốc của xí nghiệp. Không chờ đến lúc xí nghiệp đợc Nhà nớc đầu t lớn, xí nghiệp đạt tiêu chuẩn GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc) mới nâng cao chất lợng. Do vậy, trong việc nghiên cứu thiết kế công thức chế phẩm phải tính đến đảm bảo sinh khả dụng và độ ổn định của thuốc. Và điều này là có thể làm đợc trong điều kiện hiện nay của xí nghiệp.

Trong xí nghiệp cần tổ chức sắp xếp lại các bộ phận, phòng ban trong hệ thống đảm bảo chất lợng sao cho: Có một hệ thống tổ chức với cơ cấu hợp lý: Đủ số lợng cán bộ với chất lợng cần thiết. Nhiệm vụ của từng bộ phận, mối quan hệ, qui trình làm việc phải rõ ràng, hợp lý và đợc qui định bằng văn bản. Các bộ phận

cấu thành phải giám sát lẫn nhau, trong đó phòng đảm bảo chất lợng điều hoà và giám sát đợc mọi hoạt động đảm bảo chất lợng của xí nghiệp.

Thiết lập một hệ thống đảm bảo chất lợng trên cơ sở khoa học và thực tiễn không tốn tiền đầu t, có thể tạo ra hiệu quả lớn. Bởi vì tổ chức chính là sức mạnh. Và điều này xí nghiệp hoàn toàn có thể làm đợc.

Có thể nói các doanh nghiệp sản xuất thuốc của Việt Nam nói chung và xí nghiệp dợc phẩm trung ơng 2 nói riêng muốn nâng cao chất lợng sản phẩm của mình ngang tầm khu vực và thế giới cũng cha có con đờng nào hay hơn là Nghiên cứu và triển khai áp dụng quản lý chất lợng đồng bộ để đẩy doanh nghiệp lên và khi đạt GMP (Thực hành tốt sản xuất thuốc) hoặc ISO 9000 sẽ xin chứng nhận.

Quan điểm này cũng phù hợp với quan điểm của giáo s Masao Nagao-chuyên gia t vấn Nhật Bản: “Tôi tin rằng các nhà sản xuất có thể sản xuất ra các sản phẩm có chất lợng tốt nếu họ tuân thủ Quản lý chất lợng đồng bộ hoặc ISO 9000, hoặc tuân thủ cả hai. Iso 9000 cho chúng ta biết: Cần phải làm gì để đảm bảo chất lợng. Trong khi đó, Quản lý chất lợng đồng bộ hớng dẫn chúng ta cần phải làm gì và làm thế nào đối với các yếu tố chất lợng, giá thành, cung ứng và an toàn. Nh chúng ta đã biết, không phải dễ dàng gì để đợc chứng nhận phù hợp ISO 9000. Bởi vì muốn đợc nh vậy thì ít nhất phải có hệ thống chất lợng đáp ứng các yêu cầu của ISO 9000. Trong khi đó, các xí nghiệp có thể thực hiện một số hoạt động Quản lý chất lợng đồng bộ nếu họ muốn, bất chấp họ đang ở mức độ quản lý chất lợng đồng bộ nào” (Trích trong Quản lý chất lợng toàn diện của Phạm Bá Cửu và Nguyễn Văn Chiên, NXB thành phố HCM năm 1998). Em cho rằng tiến tới và cần phải áp dụng Quản lý chất lợng đồng bộ là bớc phát triển tất yếu của các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và xí nghiệp dợc phẩm trung ơng 2 nói riêng trong nền kinh tế thị trờng.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp đẩy mạnh hoạt động tiêu thụ sản phẩm của xí nghiệp dược phẩm trung ương 2 (Trang 107 - 109)