Điều kiện trồng trọt

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của ba kết hợp với NAA và 2,4D lên mẫu cây lá Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb) (Trang 34 - 37)

Kim Ngân có nguồn gốc ở vùng Đông Á, phân bố ở Trung Quốc, Nhật Bản và Triều Tiên. Ở Việt Nam, Kim Ngân phân bố chủ yếu ở các tỉnh vùng núi và trung du phía bắc, như Quảng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Hà Tây,…

Kim Ngân thích nghi với nhiều loại đất và khí hậu khác nhau. Cây ưa sáng, thường mọc ở rừng thứ sinh, đồi cây bụi và rừng thưa núi đá vôi.

Cây Kim Ngân có 2 cách nhân giống: Nhân giống hữu tính và nhân giống vô tính

 Nhân giống hữu tính:

Dùng hạt để gieo, đầu tháng 11 thu hoạch quả chín, trong mỗi quả có 4-7 hạt. Đem hạt phơi khô, cất giữ đến cuối tháng 3 năm sau đem gieo. Bỏ hạt vào nước ấm 300C ngâm 21 giờ, vớt ra trộn với cát ẩm để thúc đẩy sự nảy mầm, khi hạt đã nứt vỏ trên 30% thì đem gieo.

 Nhân giống vô tính truyền thống

Cho tới nay các nơi trồng Kim Ngân phần lớn dùng cách nhân giống vô tính truyền thống gồm hai cách: trồng bằng cắm hom và trồng bằng đánh tỉa chồi.

+ Cách nhân giống bằng đánh tỉa chồi: Đánh tỉa chồi thường phải chọn lúc trên chồi có nụ hoa đang nở. Vì thế nếu đánh chồi đi trồng thì sang năm cây mẹ sẽ không ra hoa và ảnh hưởng tới sản lượng. Do đó cách này thường ít khi được sử dụng

+ Cách trồng bằng hom: Cách trồng bằng hom là cắt lấy đoạn thân cây chưa ra hoa để mang đi trồng. Cách làm này đơn giản, cây ra hoa sớm nên bà con nông dân thích dùng cách nhân giống này. Lúc cắm hom tốt nhất là chọn ngày râm mát sau khi mưa, vì đất ẩm, độ ẩm không khí cao, cắm xong tỷ lệ cây sống cao. Hom cần phải chọn ở cây khoẻ mạnh, cây đã một, hai tuổi, tỷ lệ sống cao nhất, sinh trưởng cũng nhanh. Trước khi cắm phải cuốc hốc rồi đặt hom vào hốc; ở dốc núi và đất bờ ruộng khoảng cách giữa các cây 1,3 – 1.7m chỗ đất đai khác nói chung hàng cây cách nhau là 1,7m, hốc sâu.

Chăm sóc

 Vun xới đất: Vun xới đất có thể làm cho đất tơi xốp giữ cho gốc cây được vững chắc, làm cho rễ mọc nhiều, cây mọc nhiều cành. Hàng năm

vào tiết trước kinh trập (khoảng ngày 5 tháng 3 hàng năm), tiến hành vun xới đất một lần và vào trước lúc bước vào mùa đông lạnh giá cuối thu vun gốc cây lần thứ hai.

 Làm cỏ: Mỗi năm có thể làm cỏ 3 - 5 lần. Khi làm cỏ nên chú ý trước hết bắt đầu từ ngoài vào gốc, về sau làm dần vào, lần trước xới đất sâu, các lần sau xới nông dần để tránh rễ bị tổn thương.

 Bón phân: Mỗi năm bón phân thúc một lần, bón vào lúc trước khi bước vào mùa đông hoặc trước khi cây đâm chồi nảy lộc đầu xuân. Những lần sau có thể bón vào sau lúc đâm chồi một lần và sau khi hái hết hoa bón một lần.

 Tưới nước: Thực tế cho thấy tưới nước có tác dụng nhất định đối với việc làm tăng sản lượng. Vì thế vào mùa xuân khô hạn nên tiến hành tưới nước cho cây

 Tỉa bớt cành: Tỉa ở những cây cành mọc quá dày. Khi tỉa phải nắm vững nguyên tắc tỉa từ trong ra ngoài, chia ra từng lớp. Việc tỉa cành này sẽ góp phần làm cho cây ra hoa nhiều hơn

Phòng trừ sâu bệnh

Kim Ngân rất ít sâu bệnh. Sâu hại Kim Ngân có rệp là nghiêm trọng nhất, loài này thường xuất hiện trước khi cây ra hoa. Để phòng rệp thì cuối đông đầu xuân phát và cuốc hết cỏ dại ở xung quanh gốc cây, đào xới cho đất tơi xốp ở xung quanh gốc cây là đã tiêu diệt được môi trường lây lan của rệp. Hạn chế dùng hoá chất trừ sâu bệnh vì nó sẽ làm cho hoa bị nhiễm độc không an toàn cho dược liệu sau này.

Thu hoạch và chế biến:

Thu hoạch: Thời vụ thu hoạch Kim Ngân là từ cuối tháng 5 đến đầu tháng 6, từ lúc cây có nụ hoa đến lúc hoa nở trong khoảng 15 ngày. Thời gian hái hoa nên chọn lúc nụ hoa màu xanh trở thành màu trắng, lúc hoa bắt đầu nở là tốt nhất.

Sau khi hái hoa về nên phơi và sấy khô ngay. Hoa sau khi đã phơi sấy khô nên chú ý bảo quản ở nơi thoáng gió, tránh nơi ẩm ướt.

Một phần của tài liệu Bước đầu nghiên cứu ảnh hưởng của ba kết hợp với NAA và 2,4D lên mẫu cây lá Kim Ngân (Lonicera japonica Thunb) (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(71 trang)
w