Đánh giá thực trạng các ngân hàng thơng mại cổ phần Việt Nam

Một phần của tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiến các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)

2.4.1. Kết quả:

Với vai trò huyết mạch của nền kinh tế, sự ổn định và phát triển của hệ thống ngân hàng có ý nghĩa hết sức quan trọng để thúc đẩy và duy trì sự phát triển của ngành nghề, lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Vì vậy, công tác chấn chỉnh, củng cố đối với hệ thống ngân hàng thong mại nói chung và NHTMCP nói riêng luôn đợc coi là nhiệm vụ thờng xuyên của Ngân hàng Nhà nớc nhằm kịp thời phát hiện, cảnh báo, ngăn ngừa những sai phạm, tổn thất trong hoạt động ngân hàng có thể dẫn đến sự đổ vỡ dây chuyền của hệ thống ngân hàng và phạm vi nền kinh tế; qua đó không ngừng nâng cao năng lực cạnh tranh của các ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả tại thị trờng trong nớc và tiến tới mở rộng phạm vi hoạt động trên thị trờng thế giới và khu vực. Kết quả

công tác chấn chỉnh, củng cố đối với các NHTMCP thời gian qua đã đạt đợc những kết quả khả quan.

Về thị phần vốn và tài sản hoạt động của NHTMCP trong toàn hệ thống ngân hàng : có thể thấy vị thế của các NHTMCP đã đợc nâng lên đáng kể. Ta có thể thấy đợc điều này thông qua phân tích bảng 2.3.

Bảng 2.5: Thị phần vốn và tài sản hoạt động của NHTMCP (%)

STT Chỉ tiêu 2001 2002 2003 1 Vốn chủ sở hữu 13,4 11,6 11,1 2 Vốn điều lệ 15,6 13,4 13,5 3 Vốn huy động 10,8 11,2 11,9 4 Tổng tài sản 9,7 10,1 10,9 5 D nợ cho vay 9,2 9,3 10,6 6 Nợ quá hạn 16,8 13,6 6,35 Nguồn : tổng hợp của NHNN

Thị phần vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của các NHTMCP giảm dần (nguyên nhân chủ yếu là việc bổ sung vốn điều lệ cho các ngân hàng thơng mại Nhà nớc trong các năm qua khá lớn), nhng quy mô vốn và hoạt động của các NHTMCP đã từng bớc đợc nâng lên: chiếm 10,9% tổng tài sản; 11,9% huy động vốn và 10,6% thị phần tín dụng của toàn hệ thống. Nếu xem xét các chỉ tiêu nh trên, tính an toàn của các NHTMCP không đợc bảo đảm vì vốn chủ sở hữu giảm nhng quy mô tài sản gia tăng. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ quá hạn của các NHTMCP trong thời gian qua lại liên tục giảm : Năm 2003 nợ quá hạn chỉ chiếm 6,35% tổng nợ quá hạn của toàn hệ thống, giảm 7,25% so với năm 2002 và 10,45% so với năm 2001. Qua đó cho thấy, các NHTMCP đã tập trung thu hồi nợ quá hạn và quan tâm nâng cao chất lợng tín dụng; đồng thời phản ánh

chất lợng tài sản có của các NHTMCP đã đợc cải thiện đáng kể.

Về quy mô vốn, chất lợng hoạt động và kết quả kinh doanh của các NHTMCP : Trong năm 2003, vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của các NHTMCP tăng khá nhanh. So với năm 2002, vốn chủ sở hữu tăng 30,2%; vốn điều lệ tăng 31,5%. So năm 2001, vốn chủ sở hữu tăng 48,8%; vốn điều lệ tăng 48,74%. Tốc độ tăng vốn chủ sở hữu và vốn điều lệ của các NHTMCP trong thời gian qua khá nhanh. Điều này cho thấy các NHTMCP đã có chiến lợc nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh (về quy mô vốn, tạo cơ sở đầu t trình độ công nghệ, mở rộng thị phần, phạm vi địa bàn hoạt động...) để chuẩn bị cho giai đoạn cạnh tranh rất quyết liệt trong thời gian tới khi nớc ta tham gia AFTA, gia nhập WTO và tiến tới thực hiện đầy đủ các cam kết của Hiệp định thong mại Việt- Mỹ. Đến 31/12/2003, có 14/34 NHTMCP có vốn điều lệ trên 100 tỷ đồng. Ngoài ra, chất lợng tín dụng đã đợc cải thiện rõ rệt, tổng d nợ quá hạn năm 2003 của toàn bộ các NHTMCP chỉ chiếm 6,35% tổng nợ quá hạn của toàn hệ thống ngân hàng thơng mại, giảm 7,25% so với năm 2002 và 10,45% so với năm 2001. Kết quả kinh doanh (lợi nhuận trớc thuế) của các NHTMCP tăng trởng liên tục với tốc độ cao, năm 2003 tăng 41,6% so với năm 2002 và tăng 114,2% so với năm 2001. Tỷ lệ lợi nhuận trớc thuế/ vốn chủ sở hữu và lợi nhuận trớc thuế/ vốn điều lệ đều tăng liên tục.

Về bộ máy quản trị, kiểm soát, điều hành : Cơ bản bộ máy quản trị, kiểm soát điều hành của các NHTMCP đã đợc kiện toàn, xác lập vai

trò, chức năng, nhiệm vụ cụ thể giữa các bộ phận và của từng cá nhân trong Hội đồng Quản trị, Ban kiểm soát và Tổng Giám đốc.

Về mô hình : Đã hình thành đợc các NHTMCP có Sở giao dịch, có các chi nhánh, các công ty con trực thuộc theo quy định của Luật các Tổ chức tín dụng, một số ngân hàng lớn đã mở rộng địa bàn hoạt động để đáp ứng các nhu cầu về dịch vụ ngân hàng và áp dụng các dịch vụ ngân hàng mới theo thông lệ quốc tế.

Để có đợc sự phát triển của các NHTMCP nh hiện nay, với mục tiêu tạo lập hệ thống ngân hàng hoạt động an toàn lành mạnh, tăng cờng tiềm lực tài chính của mỗi ngân hàng, thời gian qua Ngân hàng Nhà nớc (NHNN) đã thực hiện ch- ong trình chấn chỉnh, củng có các NHTMCP trên cả nớc. Trong quá trình này, đã thu hồi giấy phép thành lập và hoạt động của 16 ngân hàng dới hình thức sáp nhập, hợp nhất, bán lại hoặc giải thể. Bên cạnh đó, NHNN vẫn tiếp tục thực hiện các biện pháp giám sát, kiểm soát đặc biệt nhằm chấn chỉnh củng cố các NHTMCP yếu kém.

Sự ra đời và phát triển nhanh của hệ thống các NHTMCP đã thúc đẩy môi trờng tài chính ngân hàng ở Việt Nam phát triển, thúc đẩy tăng trởng kinh tế và kiềm chế lạm phát, tạo ra môi trờng cạnh tranh về hoạt động ngân hàng... Do đó, phải khẳng định hệ thống ngân hàng cổ phần là tốt đối với nền kinh tế Việt Nam.

Một phần của tài liệu Thúc đẩy niêm yết cổ phiến các ngân hàng thương mại cổ phần trên thị trường chứng khoán việt nam (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(94 trang)
w