Kết quả thu thập, xử lý mẫu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - chi nhánh An Giang (Trang 27 - 30)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1Kết quả thu thập, xử lý mẫu

Tổng số mẫu nhận về sau quá trình phỏng vấn là 110 mẫu. Sau khi mã hóa và làm sạch, tổng số mẫu hồi đáp hợp lệ có được là 100 (mẫu).

Về giới tính: trong tổng số mẫu hồi đáp, tỷ lệ nam và nữ tương đối ngang nhau, nam chiếm 47%, nữ chiếm 53% tổng thể. Cơ cấu này đạt yêu cầu so với cơ cấu dự kiến trong phần phương pháp nghiên cứu.

Biểu đồ 5.1 Thông tin về giới tính của khách hàng

Về thu nhập hàng tháng của cá nhân: trong tổng số mẫu nghiên cứu, khách hàng có thu nhập từ 2 – 4 triệu đồng/tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 65%, thu nhập từ 4 – 6 triệu đồng và trên 6 triệu đồng xấp xỉ nhau là 15% và 12%. Thu nhập dưới 2 triệu đồng chiếm tỷ lệ thấp nhất 8% do giai đoạn này tỷ lệ lạm phát rất cao, nếu thu nhập của khách hàng (SCB) chỉ khoảng 2 triệu đồng/tháng thì số tiền dôi ra để gửi tiết kiệm rất ít.

Qua kết quả thu thập được ta nhận thấy mức thu nhập của khách hàng tại thành phố Long Xuyên chủ yếu là từ 2 – 4 triệu đồng.

Biểu đồ 5.2 Thông tin về thu nhập của khách hàng

Về độ tuổi

Biểu đồ 5.3 Thông tin về độ tuổi của khách hàng

GVHD: Võ Minh Sang SVTH: Nguyễn Thị Thùy Trang 28

43 %Nam Nam 57 % Nữ 8% 65% 15% 12% Dưới 2 triệu 2- 4 triệu Trên 6 triệu 4- 6 triệu 9% 48% 16% 27%

Qua biểu đồ ta thấy khách hàng của SCB có độ tuổi từ 25 – 35 tuổi chiếm tỷ lệ cao nhất 48%, kế đó là khách hàng có độ tuổi từ 50 trở lên với tỷ lệ 27%. Sở dĩ như vậy là do khách hàng trẻ tuổi dễ tiếp cận với dịch vụ hiện đại, công nghệ mới…và trong độ tuổi này các khách hàng thường tiết kiệm (để có kế hoạch cho tương lai như mua xe, mua nhà) hoặc tiến hành kinh doanh nên việc sử dụng các dịch vụ ngân hàng là rất cao. Bên cạnh đó, ngân hàng có sản phẩm dịch vụ “Tích lũy hưu trí” dành riêng cho khách hàng có độ tuổi từ 50 trở lên nên thu hút được một lượng lớn khách hàng lớn tuổi. Tuy nhiên, các khách hàng từ 35 – 50 tuổi thì thường phải chi tiêu cho sinh hoạt hàng ngày và con cái rất cao nên việc tiết kiệm không chiếm tỷ lệ cao (16%). Khách hàng từ 18 – 25 tuổi thì nghề nghiệp và thu nhập chưa ổn định nên nhu cầu sử dụng các sản phẩm dịch vụ ngân hàng thấp (9%).

Trong quá trình thu thập dữ liệu, không có khách hàng nào dưới 18 tuổi nên đề tài sẽ không đề cập đến đối tượng này. Nếu các khách hàng này muốn giao dịch với ngân hàng thì phải có người giám hộ (do chưa có năng lực hành vi nhân sự) hoặc có giấy tờ chứng minh đó là tài sản của mình.

Từ đó cho thấy, khách hàng chủ yếu của SCB là những người có độ tuổi từ 25 – 35 và từ 50 tuổi trở lên.

Về trình độ

Biểu đồ 5.4 Thông tin về trình độ của khách hàng

Long Xuyên là thành phố được công nhận không lâu nên trình độ trên đại học của khách hàng không cao 5%. Khách hàng có trình độ cao đẳng, trung cấp và đại học chiếm tỷ lệ

5% 35% 40% 12% 8% Trên đại học Đại học Cao đẳng, trung cấp THPT Khác

cao lần lượt là 40% và 35%. Tỷ lệ khách hàng trình độ trung học phổ thông và khác chiếm tỷ lệ 12% và 8%. Do đó, với trình độ như vậy nên khách hàng của SCB có mức lương trung bình từ 2 – 4 triệu đồng.

Kết luận

Thái độ của khách hàng thường bị tác động bởi các yếu tố như cá tính, thu nhập, giới tính, trình độ…Vì thế, mỗi người khác nhau sẽ có thái độ khác nhau. Thông qua phương pháp quan sát tại SCB An Giang cho ta kết quả theo tỷ lệ là: nếu có 9 khách hàng thì trong đó có 4 khách hàng là nam giới, còn lại là nữ giới. Trong đó, 4 khách hàng có độ tuổi từ 25 – 35, có 2 khách hàng có độ tuổi từ 50 trở lên, còn lại là khách hàng từ 35 – 50 tuổi và 18 – 25 tuổi. Đây cũng là căn cứ cho việc chia tỷ lệ để lấy mẫu ngẫu nhiên theo lứa tuổi và giới tính. Khách hàng tiềm năng của ngân hàng ở độ tuổi từ 25 – 35 là khá lớn, vì thế cần quan tâm đến lượng khách hàng này để có chính sách cho phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thái độ của khách hàng đối với Ngân hàng TMCP Sài Gòn - chi nhánh An Giang (Trang 27 - 30)