Nguồn lao động

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở thạnh mỹ tây - châu phú - an giang (Trang 27 - 28)

Nguồn lực thứ ba là lao động được thể hiện trong bảng 4.3

Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006

Chỉ Tiêu ĐVT Thạnh Hòa Mỹ Bình Tây An BQ Của 3 Ấp 1. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 54,75 45,48 39,60 46,61

2. Số nhân khẩu BQ/hộ Nhân khẩu 4,50 4,00 4,40 4,30

3. Số lao động BQ/hộ Lao động 3,25 2,59 3,40 3,08 - Lao động nam Lao động 1,75 1,39 2,20 1,78

- Lao động Nữ Lao động 1,50 1,20 1,20 1,30 4. Học vấn của chủ hộ - Mù chữ % 0,00 5,36 0,00 1,79 - Tiểu học % 50,00 46,43 40,00 45,48 - Trung học cơ sở % 25,00 35,71 40,00 33,57 - Trung học phổ thông % 25,00 12,50 20,00 19,17 - Trung cấp % 0,00 0,00 0,00 0,00 - Đại học % 0,00 0,00 0,00 0,00 - Sau Đại học % 0,00 0,00 0,00 0,00

5. Số năm trồng rau Nhút Năm 2,75 3,50 2,20 2,82

Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp

Trong bảng 4.3, số lao động bình quân/hộ chỉ tính những người nằm trong độ tuổi lao động theo quy định của luật lao động.

Về tình hình số lượng lao động, số lao động bình quân/hộ TRNMNN 3,08 lao động. Trong đó, số lao động ở ấp Tây An là cao nhất với 3,40 lao động và thấp nhất là 2,59 lao động ở ấp Mỹ Bình. Điều này cho thấy nguồn lực về lao động giữa 3 ấp không đều nhau, tuy nhiên mức chênh lệch về lao động của 3 ấp là thấp, chưa đến 1 lao động. Đồng thời, số lao động nam và nữ cũng có chênh lệch (lao động nam chiếm 57,79%, lao động nữ chiếm 42,21% trong tổng số lao động bình quân/hộ của 3 ấp là 3,08 lao động). Tuy nhiên, trong mô hình TRNMNN thì lao động nam hay nữ không phải là vấn đề quan trọng mà quan trọng là kinh nghiệm bản thân và trình độ tay nghề lao động, 2 mặt này sẽ quyết định đến năng suất lao động cao hay thấp.

Phần lớn việc thuê lao động là vào các ngày thu hoạch rau, vì công việc thu hoạch rau nhút không thể áp dụng máy móc hay phương tiện kỹ thuật hiện đại nên công việc thu hoạch rau làm bằng phương pháp thủ công. Bên cạnh đó, công việc này tương đối tốn thời gian nên đòi hỏi phải thuê lao động. Trung bình 1 lao động thu hoạch được 200 kg rau nhút/ngày công.

Về phần lao động gia đình thì số ngày công cũng rất thấp so với các mô hình khác, chủ yếu là vào ngày xuống giống và các công việc tiến hành cùng ngày với ngày thu hoạch rau (sau mỗi lần thu hoạch rau thì tiến hành phun thuốc và rải phân cho rau).

Về trình độ học vấn của chủ hộ, bình quân của cả 3 ấp có đến 45,48% chủ hộ có trình độ tiểu học, 33,57% chủ hộ có trình độ phổ thông cơ sở và trình độ phổ thông trung học gần 20%. Đặc biệt là số chủ hộ mù chữ chiếm chưa đầy 2%, đây là một con số khả quan.

Nếu xét riêng từng ấp thì số chủ hộ mù chữ trong tổng số 65 hộ đều thuộc ấp Mỹ Bình và 2 ấp còn lại thì tỷ lệ chủ hộ mù chữ là 0% trong tổng số hộ nghiên cứu của từng ấp. Nhưng nhìn chung, trình độ học vấn của chủ hộ trong tổng số hộ nghiên cứu là tương đối thấp, mặc dù tỷ lệ mù chữ trung bình của chủ hộ của 3 ấp chỉ có 1,79% nhưng tỷ lệ chủ hộ có trình độ trung học phổ thông vẫn còn thấp 19,17%. Đây là một trở ngại lớn trong quá trình tiếp thu khoa học kỹ thuật trong toàn bộ quá trình canh tác cây rau nhút mùa nước nổi. Điều này ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế cũng như sự phát triển của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở thạnh mỹ tây - châu phú - an giang (Trang 27 - 28)