- Thời gian canh tác cây rau nhút: từ lúc xuống giống cho đến lúc kết thúc vụ trồng rau trung bình là 4,5 tháng.
- Thu hoạch lần đầu tiên là sau khi xuống giống 15 ngày, các lần thu hoạch tiếp theo cách nhau 7 ngày. Đây là điểm khác biệt của mô hình TRNMNN so với các mô hình khác như: mô hình nuôi cá, trồng lúa,… Phần lớn các mô hình này có thời gian thu hoạch là vào cuối vụ nên mô hình nào có thời gian canh tác càng ngắn càng tốt, vì nếu thời gian thu hoạch quá lâu sẽ tốn thêm nhiều chi phí hoặc trễ thời vụ thì năng suất lúc thu hoạch không cao, từ đó lợi nhuận thu được giảm đi. Riêng đối với mô hình TRNMNN trên đất ruộng thì có một lợi thế rất lớn là thời gian thu hoạch rất ngắn và thời gian canh tác tương đối dài. Điều này có nghĩa là có nhiều lần thu hoạch trong suốt thời gian canh tác, trung bình khoảng 16 lần thu hoạch nên thời gian canh tác càng dài thì càng có lợi.
Điểm lợi thế lớn này góp phần mang lại nguồn thu nhập ổn định hàng tuần cho người nông dân và cả đối tác của người dân trong suốt mùa nước nổi. Từ đó, người nông dân có được khoản tiền lợi nhuận dùng để chi tiêu hàng ngày và làm cho đời sống của người dân được sung túc hơn trong mùa nước.
- Sản lượng/lần thu hoạch: 1,59 tấn/ha (tính bình quân của 3 ấp nghiên cứu)
- Tỷ lệ hao hụt bình quân: 5%, không ảnh hưởng gì đến hiệu quả của mô hình này. Nguyên nhân hao hụt: cây bị bệnh, bị gió và nước cuốn trôi, ốc ăn,…
Sau đây là doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006:
Bảng 4.7: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006
Chỉ Tiêu ĐVT Thạnh Hòa Mỹ Bình Tây An
BQ Của 3 Ấp
2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006
1. Tổng chi phí
- Tổng chi phí (*) đồng/haTriệu 11,53 10,62 12,22 11,58 14,53 16,06 12,76 12,76 - Tổng chi phí (**) đồng/haTriệu 15,85 15,01 16,03 15,49 18,61 20,72 16,83 17,07
2. Doanh thu Triệu
đồng/ha 23,41 30,86 40,23 42,98 35,20 37,38 32,64 37,12 - Sản lượng/lần thu hoạch Tấn/ha 1,33 1,33 1,83 1,83 1,60 1,60 1,59 1,59 - Đơn giá bình quân Đồng/kg 1.100 1.450 1.374 1.468 1.375 1.460 1.283 1.459
3. Lợi nhuận
- Lợi nhuận (*) đồng/haTriệu 11,88 20,24 28,01 31,4 20,67 21,32 19,88 24,36 - Lợi nhuận (**) đồng/haTriệu 7,56 15,85 24,20 27,49 16,59 16,66 15,81 20,05
4. Tỷ suất lợi nhuận (**)/
Nguồn tin: Điều tra và tính toán tổng hợp (*) Chưa tính chi phí lao động gia đình và chi phí thuê đất
Qua bảng 4.7 thì lợi nhuận bình quân ở mỗi ấp trong năm 2006 đều tăng lên so với năm 2005. Lợi nhuận bình quân của cả 3 ấp năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha (tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất). Trong đó, tăng nhiều nhất là ở ấp Thạnh Hòa 109,66% và thấp nhất là ở ấp Tây An, tăng chưa đầy 0,5%.
Nguyên nhân chính làm cho lợi nhuận trong năm 2006 tăng lên so với năm 2005 là do giá đầu ra tăng lên. Bên cạnh đó, ấp Thạnh Hòa có mức tăng lợi nhuận cao là do 2 yếu tố: thứ nhất là mức chênh lệch giá đầu ra ở ấp này cao hơn rất nhiều so với 2 ấp còn lại, cụ thể là mức giá năm 2006 tăng 350 đồng/kg so với năm 2005, trong khi đó mức chênh lệch giá đầu ra của 2 ấp còn lại chưa đến 100 đồng/kg; thứ hai là trong 3 ấp nghiên cứu thì ấp Thạnh Hòa có tổng chi phí năm 2006 giảm mạnh so với tổng chi phí năm 2005. Tương tự, nguyên nhân ấp Tây An có mức tăng lợi nhuận thấp là do mức chênh lệch giá đầu ra thấp và tổng chi phí trong năm 2006 không giảm mà còn tăng lên.
Trong 3 ấp nghiên cứu, ấp có lợi nhuận/ha cao nhất trong cả 2 năm là ấp Mỹ Bình, năm 2005 lợi nhuận/ha cao gấp 3,20 lần lợi nhuận ở ấp Thạnh Hòa và 1,46 lần so với ấp Tây An đến năm 2006 thì mức chênh lệch về lợi nhuận giữa ấp Mỹ Bình và Thạnh Hòa giảm xuống, chỉ cao gấp 1,73 lần và ngược lại mức chênh lệch về lợi nhuận giữa ấp Mỹ Bình và Tây An thì tăng lên cao gấp 1,65 lần. Do mô hình này xuất phát từ ấp Mỹ Bình nên số năm áp dụng mô hình này lâu hơn hai ấp còn lại đã giúp họ có nhiều kinh nghiệm cũng như kỹ thuật trong canh tác tốt hơn các hộ ở Thạnh Hòa và Tây An nên sản lượng thu hoạch cao hơn, giá đầu ra cũng cao hơn do có nhiều đối tác mua bán lâu năm.
Điểm nổi bật cần quan tâm là mức chênh lệch giữa lợi nhuận đã tính công lao động gia đình, chi phí thuê đất và lợi nhuận chưa tính 2 loại chi phí này khá cao. Khi tính cả công lao động gia đình thì lợi nhuận bình quân của 3 ấp giảm xuống 20,47% so với năm 2005, năm 2006 giảm 17,69%. Điều này chứng tỏ là công lao động gia đình và việc tận dụng diện tích đất trồng lúa sẵn có của gia đình đã đóng góp thêm một phần lợi nhuận tương đối lớn đối với người dân vì thực tế 2 loại chi phí này người dân không phải chi trả mà người dân sử dụng công sức của mình và tận dụng những lợi thế sẵn có để góp phần làm giảm chi phí và tăng thêm lợi nhuận cho mình.
Riêng những hộ phải thuê đất để canh tác mô hình này thì phải chi trả cho chi phí thuê đất, cụ thể là chi phí thuê đất chiếm khoảng 60% phần lợi nhuận tăng thêm, còn lại 40% thuộc về công lao động gia đình tương đương 1,5 triệu/ha. Vì vậy, một số hộ phải thuê đất canh tác thì lợi nhuận thu được thấp hơn các hộ không phải thuê đất là 2,5 triệu đồng/ha.
Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu của mô hình TRNMNN khá cao và năm 2006 tăng lên 5,57% so với năm 2005. Đặc biệt trong năm 2006 tỷ số này trên 50% tức một đồng doanh thu có thể cho ra 0,54 đồng lợi nhuận.
Tóm lại, lợi nhuận thu được từ mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang là từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha. Một khoảng lợi nhuận cao hơn rất nhiều so với canh tác lúa, đặc biệt là lúa vụ 3 và đây là một khoảng thu nhập không nhỏ đối với người dân, giúp cho người dân ổn định cuộc sống gia đình trong suốt mùa nước nổi. Từ đó, làm giảm tỷ lệ hộ nghèo và giải quyết được vấn đề lao động nhàn rỗi ở nông thôn, một vấn đề vốn đã gây bức xúc từ lâu.
4.3.3. Kênh phân phối
Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006, có thể nói là tương đối ổn định, sản phẩm của tất cả các hộ trồng rau trong 2 năm qua đều được tiêu thụ hết. Điều này là do:
Nhu cầu thị trường
Trong mùa nước nổi, nhu cầu thị trường đối với cây rau nhút nói riêng và các loại rau thủy sinh nói chung rất lớn, do hầu hết các loại rau sống trên cạn không trồng được trong mùa nước, ngoại trừ những nơi có tuyến đê bao khép kín. Chính vì thế đã làm cho khối lượng các loại rau sống trên cạn giảm đi rất nhiều. Đồng thời, mùa nước nổi là điều kiện để các món ăn như: món canh và món lẩu phát triển mạnh do nguồn cá nước ngọt phong phú và đa dạng nên mỗi người có thể chế biến nhiều món ăn mà mình ưa thích. Từ đó, nhu cầu về các loại rau thủy sinh tăng lên và chiếm ưu thế so với các loại rau sống trên cạn.
Mặt khác, trong các loại rau thủy sinh như: bông súng, bông điển, rau muống, rau nhút,… thì cây rau nhút chiếm ưu thế về khối lượng do dễ trồng, thời gian thu hoạch ngắn và địa điểm trồng da dạng (ao, hồ, sông, kênh, rạch, đặc biệt là trồng được cả trên đất ruộng trong mùa nước nổi).
Sau đây là ảnh của một số món ăn dùng chung với rất nhiều loại rau, trong đó có rau nhút:
Hình 4.1: Món lẩu cua đồng Hình 4.2: Dĩa rau lẩu mắm phong lan
Nguồn tin:
Hình 4.1 từ website http://www.nld.com.vn/tintuc/loi-song/mon-ngon/143503.asp. Hình 4.2 từ website http://www.sgttonline.com/web/tintuc/default.aspx? cat_id=588&news_id=11814
Tình hình thu mua rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006.
Trong mùa nước năm 2005 và năm 2006 ở xã Thạnh Mỹ Tây có khoảng 15 – 20 thương lái tại địa phương và các tỉnh lân cận thu mua rau nhút. Trung bình mỗi thương lái thu mua khoảng 2 tấn rau nhút/ngày, tương đương khoảng 30 – 40 tấn rau nhút/ngày.
Theo thông tin thực tế từ các hộ trồng rau nhút thì rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây được tiêu thụ hầu hết ở các tỉnh ĐBSCL và thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó, Tỉnh có lượng tiêu thụ mạnh nhất là tỉnh Kiêng Giang. Bởi vì mô hình TRNMNN chưa được áp dụng rộng ở các địa phương khác trong Tỉnh và các tỉnh ở ĐBSCL nên vào mùa nước thì thương lái của các tỉnh lân cận tập trung về xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang để thu mua rau nhút và đem về tiêu thụ ở tỉnh nhà của mình.
Tuy ở khâu đầu ra có được những thuận lợi lớn như trên nhưng các hộ TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây vẫn có khó khăn nhất định, đó là giá đầu ra. Mức giá không ổn định mà luôn biến động theo chiều hướng giảm dần, đầu vụ thì giá cao từ 2000 đồng/kg và giảm dần đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg. Đồng thời, việc các hộ trồng rau bị thương lái mua ép giá lại diễn ra thường xuyên.
Nguyên nhân của tình trạng này là người dân chưa có được một đầu ra ổn định thật sự, mặc dù nhu cầu tiêu thụ rau nhút trên thị trường rất cao. Người nông dân không bán rau nhút trực tiếp cho các chợ đầu mối mà phải thông qua trung gian là các thương lái thu mua. Chính việc phải qua trung gian này mà người dân luôn bị ép giá, cụ thể là khi giá rau nhút trên thị trường giảm xuống thì các chợ đầu mối thông báo cho các trung gian thu mua rau, các trung gian này sẽ thông báo cho các hộ trồng rau nhút là sẽ thu mua với mức giá thấp hơn so với lần thu mua trước đó do giá rau trên thị trường giảm xuống. Nhưng đến khi giá rau nhút trên thị trường tăng lên, các chợ đầu mối sẽ trả cho các trung gian với mức giá cao hơn. Nhưng các trung gian này không trả cho người dân với mức giá mới cao hơn mà vẫn trả với mức giá cũ. Điều này là trở ngại lớn cho người dân và làm cho lợi nhuận người dân bị giảm.
Sơ đồ 4.1: Kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây trong mùa nước nổi năm 2005 và năm 2006
Nguồn tin: Điều tra tổng quan từ đó phát họa sơ đồ
Nông dân trồng rau nhút
Người tiêu dùng Trung gian 2 (tại
địa phương) Trung gian 1 (tại
địa phương) Trung gian 2 (các tỉnh khác) Các chợ đầu mối trong tỉnh Các chợ đầu mối ngoài tỉnh Các chợ nhỏ trong tỉnh Các chợ nhỏ ngoài tỉnh Chợ Tri Tôn, Châu Đốc
Trung gian Tri
Tôn, Châu Đốc Campuchia
65%
Qua sơ đồ 4.1. thì kênh phân phối cây rau nhút của các hộ trồng rau ở xã Thạnh Mỹ Tây rất đa dạng, cây rau nhút đi từ nơi sản xuất đến tay người tiêu dùng bằng nhiều con đường khác nhau. Tại mỗi cấp trung gian bao gồm nhiều thương lái trong và ngoài Tỉnh. Điều này, tạo điều kiện cho việc tiêu thụ cây rau nhút của các hộ trồng rau nơi đây được dễ dàng và đảm bảo.
Đặc biệt là rau nhút ở An Giang đã phân phối đến nước bạn láng giềng Campuchia, trung bình trong mùa nước nổi Campuchia tiêu thụ rau nhút của tỉnh An Giang khoảng 4,5 – 6 tấn/ngày và việc phân phối này phần lớn thông qua các trung gian ở 2 huyện Tri Tôn và Châu Đốc. Điều này cho thấy nhu cầu về rau nhút không chỉ tăng lên ở thị trường trong nước mà còn tăng lên ở cả thị trường nước ngoài. Đây là một cơ hội lớn cho các hộ trồng rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây về đầu ra.
Nguyên nhân kênh phân phối rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây đa dạng và mỗi cấp trung gian có nhiều thương lái thu mua như vậy là do nhu cầu thị trường và nguồn thu nhập từ việc kinh doanh cây rau nhút tạo nên. Đây là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế, sự tồn tại và phát triển của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.
Tóm lại, ở khâu đầu ra thì các hộ TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây đều có những thuận lợi và khó khăn. Tuy nhiên, qua quá trình phân tích cho thấy hiệu quả của kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây. Đồng thời, đầu ra của các hộ TRNMNN tương đối ổn định, từ đó góp phần mang lại HQKT của mô hình.