Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở thạnh mỹ tây - châu phú - an giang (Trang 44)

ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG

Qua quá trình phân tích nguồn lực của hộ nông dân, điều kiện phát triển cũng như HQKT của mô hình thì có một số giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN như sau:

4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào THT nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.

Hiện tại, xã Thạnh Mỹ Tây đã có THT nông nghiệp nhưng mô hình TRNMNN chưa được đưa vào THT này. Trong khi đó, việc canh tác mô hình này còn gặp nhiều khó khăn như: khó khăn về kỹ thuật canh tác, về đầu ra mà điển hình là giá. Nên khi đưa mô hình này vào THT nông nghiệp thì những khó khăn này sẽ được giải quyết. Điều trước hết cần phải làm khi đưa mô hình này vào THT nông nghiệp là vận động cả các hộ trồng rau và các thương lái thu mua rau.

Về mặt kỹ thuật, các hộ ở ấp Mỹ Bình có nhiều kỹ thuật hơn các hộ ở 2 ấp còn lại nên khi vào tổ hợp tác thì các thành viên sẽ học hỏi, trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau, ví dụ như: kỹ thuật trong phòng và trị bệnh cho rau; kỹ thuật thu hoạch rau như thế nào vừa có năng suất cao, vừa làm cho rau mau phát triển;… Đây là một số kỹ thuật rất quan trọng ảnh hưởng hiệu quả của mô hình.

Về đầu ra, khi đưa mô hình này vào THT thì ban quản lý THT sẽ đảm nhiệm vai trò chính trong việc tìm đầu ra chung cho tất cả các thành viên của THT. Trong đó, nhiệm vụ quan trọng nhất thuộc về các thành viên là thương lái thu mua rau nhút. Lý do là các thành viên này phần nào cũng có kinh nghiệm về nhu cầu thị trường đối với cây rau nhút và mối lái hợp tác nhiều và lâu năm. Điều này sẽ giúp cho việc tìm đầu ra cho cây rau nhút được dễ dàng và thuận lợi hơn.

Mặt khác, khi vào THT thì mức giá đầu ra sẽ ổn định hơn do các thành viên THT sẽ thỏa thuận một mức giá chung và tình trạng biến động theo chiều hướng giảm của giá đầu ra sẽ dần được khắc phục.

4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm

Mô hình này đã được áp dụng ở xã Bình Thạnh Đông, huyện Phú Tân và xã Bình Thạnh, huyện Châu Thành.

Mô hình này đã mang lại HQKT đó là: Lấy ngắn nuôi dài và lợi nhuận thu được từ mô hình ở xã Bình Thạnh Đông là 42,921 triệu đồng/ha và 18,110 triệu đồng/ha ở xã Bình Thạnh8

4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV

- Đối với chi phí giống thì các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tây đã làm được bằng cách: chỉ đầu tư nguồn giống đầu vào ở vụ canh tác đầu tiên, đến khi kết thúc vụ trồng rau thì giữ lại nguồn giống cho các vụ tiếp theo. Phần lớn các hộ dân tận dụng diện tích ở tuyến kênh, sông để nhân lại nguồn giống. Bên cạnh đó, cũng có một số ít hộ sử dụng diện tích ao hồ để nhân lại nguồn giống.

- Đối với chi phí phân, thuốc BVTV thì các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây chưa giải quyết được. Nguyên nhân là do chưa nắm bắt được cách nhận

8 Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2007. “Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ ở Bình Thạnh Đông- Phú Tân và Bình Thạnh -Châu Thành tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu của trường đại học An Giang: 24

diện các hiện tượng xấu sẽ xảy ra cho cây rau nhút như khi thời tiết thay đổi nóng, lạnh, … thì rau nhút thường bị những bệnh gì nên chưa có cách phòng và trị bệnh cho phù hợp từ đó làm cho chi phí phân, thuốc BVTV không giảm mà có thể tăng.

5.1. Kết luận

Qua những số liệu phân tích trên cho thấy, mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang mang lại hiệu quả kinh tế rất cao, chi phí đầu tư thấp, lợi nhuận cao. Tổng chi phí đầu tư 15,85 – 20,72 triệu đồng/ha và lợi nhuận thu được từ 7,56 – 27,49 triệu đồng/ha. Đặc biệt là lợi nhuận bình quân của cả 3 ấp năm 2006 tăng lên 26,82% so với năm 2005 tương đương 4,24 triệu đồng/ha (tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất). Đây là một khoảng thu nhập không nhỏ đối với người nông dân, điều quan tâm là nếu so sánh với các mô hình khác điển hình như lúa vụ 3 thì đây là một mô hình thoải mái và mang lại nguồn thu nhập cao hơn nhiều.

Mặt khác, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu cũng cho thấy HQKT của mô hình này khá cao từ 32,29 – 63,96%. Điều này cho thấy tính khả thi của mô hình rất cao, đồng thời còn cho thấy mức độ rủi ro của mô hình rất thấp, một đồng doanh thu có thể tạo ra 0,54 đồng lợi nhuận.

Bên cạnh đó, mô hình TRNMNN cũng mang lại nhiều hiệu quả thiết thực, vừa tận dụng được lợi thế mà thiên nhiên đã ban tặng, vừa mang lại nguồn thu nhập cao và ổn định cho người dân trong suốt mùa nước nổi. Đồng thời, mô hình này còn đảm bảo sự ổn định của môi trường sinh thái.

Mô hình này đã góp phần hạn chế dịch hại, cỏ dại và làm tăng thêm độ màu mỡ cho đất, từ đó việc canh tác cây lúa có hiệu quả hơn.

Mục đích của việc áp dụng mô hình này là làm giảm sự suy thoái dinh dưỡng trong đất, hạn chế sử dụng thuốc hóa học trong canh tác cây lúa và tạo nguồn thu nhập cao, ổn định cho người nông dân.

Hiệu quả của mô hình này cũng mang tính xã hội cao đó là giải quyết việc làm, khắc phục tình trạng lao động nhàn rỗi ở nông thôn trong mùa nước nổi; tâm lý người dân không còn e ngại khi mùa nước nổi đến, xem đó là một lợi thế lớn mà thiên nhiên đã ban tặng để chủ động khai thác làm ăn. Từ đó, Tỉnh có hướng giải quyết lao động nông nhàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo.

Bên cạnh HQKT và hiệu quả xã hội thì việc canh tác mô hình TRNMNN cũng có những khó khăn nhất định ảnh hưởng đến hiệu quả của mô hình, đó là khó khăn về kỹ thuật canh tác và khó khăn trong khâu đầu ra cho cây rau nhút, đặc biệt là giá.

Tuy nhiên, có thể phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế cũng như hiệu quả xã hội của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây bằng cách: đưa mô hình này vào THT nông nghiệp của xã hoặc trồng rau nhút kết hợp với nuôi tôm trong mùa nước nổi hoặc giảm 2 loại chi phí đó là chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV hoặc kết hợp các cách trên.

Tổ hợp tác nông nghiệp xã Thạnh Mỹ Tây

Tăng cường vận động người dân vào THT nông nghiệp của xã, đặc biệt là các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi. Từ đó, hỗ trợ kỹ thuật canh tác cũng như giải quyết những vấn đề khó khăn về đầu ra cho cây rau nhút để nâng cao được HQKT của mô hình.

Ban quản lý THT nên tập trung nguồn lực và nắm bắt các cơ hội để phát triển THT nông nghiệp thành hợp tác xã nông nghiệp. Từ đó, hoạt động sản xuất kinh doanh của tổ hợp tác được thuận lợi và dễ dàng hơn và có hiệu quả hơn.

UBND huyện Châu Phú

Tăng cường công tác vận động phát triển kinh tế tập thể vững mạnh, đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu thuần để đảm bảo yêu cầu về chất lượng, ổn định về số lượng nguyên liệu cung ứng cho thị trường trong và ngoài nước theo chỉ tiêu của Tỉnh đề ra.

Nông dân địa phương

- Lắng nghe và thực hiện tốt các chủ trương chính sách của Nhà nước, tích cực tham gia vào kinh tế tập thể để góp phần phát triển kinh tế, ổn định đời sống gia đình và xã hội.

- Trao đổi, học tập kinh nghiệm của nhau trong sản xuất kinh doanh.

- Tìm cho mình một mô hình thích hợp để có thể tận dụng và khai thác những thế mạnh của địa phương.

K.T. ‘không ngày tháng’. Lẩu mắm: cuộc biểu dương lực lượng cuả rau. Đọc từ: http://www.sgttonline.com/web/tintuc/default.aspx?cat_id=588&news_id=11814 (đọc ngày 05.05.2007)

Lê Nết. 22.05.2006. Khái niệm kiểm soát kết nối thị trường đóng góp ý kiến cho nghị định hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Cạnh tranh [trực tuyến]. Tạp chí khoa học pháp lý TP. Hồ Chí Minh số 3/2005. Đọc từ:

http://www.vibonline.com.vn/vi-VN/Home/TopicDetail.aspx?TopicID=398 (đọc ngày 11.05.2007)

Luật hợp tác xã. 2003. NXB Tổng hợp thành phố Hồ Chí Minh Lưu Thanh Đức Hải. 2007. Quản trị tiếp thị. NXB Giáo dục

Ngô Văn Hải và nhóm nghiên cứu. 2005. Khả năng cạnh tranh ngành chăn nuôi Bò Sữa Việt Nam. Viện Kinh Tế Nông Nghiệp, Hà Nội.

Nguyễn Hậu Giang. ‘Không ngày tháng’. An Giang: Ba nhóm mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa nước nổi [trực tuyến]. Đọc từ :

http://vst.vista.gov.vn/home/item_view?

objectPath=home/database/an_pham_dien_tu/nong_thon_doi_moi/2005/2005_0000 7/MItem.2005-02-16.0736/MArticle.2005-02-16.2054 (đọc ngày: 05.05.2007). Nguyễn Thị Thanh Xuân. 2007. “Điều tra mô hình nuôi tôm đăng quầng trong mùa lũ ở Bình Thạnh Đông- Phú Tân và Bình Thạnh -Châu Thành tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu của trường đại học An Giang.

Nguyễn Tri Khiêm và nhóm cộng tác. 2006. “Báo cáo kết quả điều tra, thu thập thông tin, ý kiến về tổ hợp tác ở tỉnh An Giang”. Dự án nghiên cứu về tổ hợp tác ở tỉnh An Giang của trường đại học A Giang.

SGGP. 29.08.2006. Thắng lợi “kép” trong mùa nước nổi. Đọc từ:

http://dhtn.angiang.gov.vn/channel.aspx?Code=NEWS&NewsID=2890&c=3 (đọc ngày 05.05.2003)

T.Long. 25.02.2006. Lẩu cua đồng. Đọc từ: http://www.nld.com.vn/tintuc/loi- song/mon-ngon/143503.asp (đọc ngày 05.05.2007)

BẢNG CÂU HỎI PHỎNG VẤN NÔNG DÂN VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY HUYỆN CHÂU PHÚ TỈNH AN GIANG

Mẫu phỏng vấn số:_________, ngày:_________ Địa bàn:_______________________

Họ tên phỏng vấn viên:____________________ Thời gian bắt đầu:________________

1. PHẦN GIỚI THIỆU

Xin chào, tôi là______________________, sinh viên của trường Đại học An Giang. Chúng tôi đang nghiên cứu về mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang. Cô (chú) vui lòng dành chút thời gian khoảng 45 phút để giúp chúng tôi trả lời một số câu hỏi liên quan dưới đây. Chúng tôi rất quan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của cô (chú). Các ý kiến trả lời của cô (chú) sẽ được đảm bảo giữ bí mật tuyệt đối.

2. PHẦN NỘI DUNG

Câu 1: Cô (chú) vui lòng cho biết một số thông tin sau về gia đình: tuổi, giới tính, trình độ học vấn (Theo trình tự người cao tuổi nhất đến người ít tuổi hơn, ưu tiên cho chủ hộ).

STT Độ Tuổi Giới Tính Trình Độ Học Vấn 1 2 3 4 5

Câu 2: Cô (chú) cho biết diện tích đất (ha) mà gia đình đang sử dụng là bao nhiêu?

Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006

ĐVT Số Lượng ĐVT Số Lượng Đất trồng lúa Đất trồng rau nhút Đất ao, hồ Đất khác (cụ thể): Tổng

Năm 2006:____

Câu 4: Khoảng cách giữa 2 luống rau là bao nhiêu m?

Năm 2005 Năm 2006 Khoảng cách hợp lý

Câu 5: Trong quá trình trồng rau cô (chú) có vay vốn ngân hàng không?

 Có  Không

Nếu có thì lãi suất bao nhiêu_________%/tháng Nếu không, tại sao?

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________ ______________________________________________________________

Vay khác, bao nhiêu:___________________, lãi suất:__________%/tháng

Câu 6: Cô (chú) trồng bao nhiêu loại rau nhút, giá của mỗi loại

STT Năm 2005 Năm 2006

Loại Rau Giá (đồng/kg) Loại Rau Giá (đồng/kg)

1 2 3 4

Ưu và nhược điểm của mỗi loại:

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________ ______________________________________________________________

Câu 7: Cô (chú) cho biết rau nhút thường bị những bệnh gì?

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________________ ______________________________________________________________

Câu 8: Chi phí thuốc BVTV trong suốt quá trình trồng rau là bao nhiêu?

Tên Thuốc C.Năng/C.Dụng ĐVT Đ.Giá (1000 đ) T.Tiền (1000 đ)2005 2006 2005 2006 1. 2. 3. 4. 5. Tổng

Lao Động Số Lượng Ngày Công Chi Phí (đồng\ngày) T.Tiền (1000 đ) 2005 2006 2005 2006 2005 2006 2005 2006 Nhà NamNữ Thuê NamNữ Tổng

Câu 10: Chi phí chuẩn bị cho việc trồng rau: Cọc tràm, dây chì,…

ĐVT Số Lượng Đơn Giá Thành Tiền

2005 2006 2005 2006 2005 2006 1. Cọc tràm 2. Dây chì 3. 4. 5. Tổng

Câu 11: Trong quá trình canh tác tỷ lệ hao hụt khoảng bao nhiêu %?

Năm Tỷ Lệ Hao Hụt (%) Nguyên Nhân

2005

2006

Câu 12: Cô (chú) vui lòng cho biết một số kỹ thuật trong việc trồng rau nhút mùa nước nổi là gì?

Kỹ Thuật Kỹ Thuật Quan Trọng Nhất (đánh

dấu ) 1. 2. 3. 4. 5.

Nếu có, ví dụ như: dao, kéo, cân,…

STT Tên Trang Thiết Bị ĐVT Số Lượng Đơn Giá Thành Tiền 1

2 3 4

Tổng Câu 14: Nguồn giống đầu vào từ đâu?

Năm2005 Năm 2006

 Mua ở chợ  Mua ở chợ

 Mua của hàng xóm, người thân  Mua của hàng xóm, người thân

 Giống từ vụ trước để lại  Giống từ vụ trước để lại

 Khác (cụ thể):  Khác (cụ thể):

Câu 15: Thời gian từ lúc cấy giống cho đến lần thu hoạch đầu tiên là bao lâu?_____tháng. Thời gian thu hoạch giữa các lần sau là bao lâu?_____tháng

Đưa giống lên ruộng bắt đầu từ tháng_______ Kết thúc trồng rau vào tháng_______

Mỗi lần thu hoạch khoảng bao nhiêu?_______tấn/ha

Năm 2005 2006

Số lượng (tấn/ha)

Câu 16 : Lúc thả rau nhút, mực nước cao hơn mặt ruộng bao nhiêu _____cm, mực nước cao bao nhiêu_____cm là phù hợp (giúp rau nhút phát triển tốt).

Câu 17: Đầu ra lúc thu hoạch có ổn định không?  Có  Không Nếu có, tai sao?

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________

Nếu không, tại sao?

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________

Năm 2005 2006

Giá bán bình quân (đồng/kg)

Giá của các loại rau nhút có chênh lệch nhau không?  Có  Không Nếu có, cho biết giá của từng loại

Loại Rau Nhút Giá Bán (đồng/kg)

1. 2. 3.

Câu 19: Cô (chú) thường bán rau cho ai?

Năm2005 Năm 2006

Người mua Địa chỉ Người mua Địa chỉ

 Thương lái  Thương lái

 Chợ  Chợ

 Khác:  Khác:

Trong các đối tác trên có hợp đồng trước với đối tác nào không?

__________________________________________________________________

Câu 20: Cô (chú) có thể cho biết sau khi thu hoạch doanh thu và lợi nhuận khoảng bao nhiêu không?

Chỉ Tiêu Năm 2005 Năm 2006

Doanh thu Lợi nhuận

Câu 21: Cô (chú) có gặp khó khăn gì trong khi trồng rau nhút không?  Có  Không Nếu có, tại sao?

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________

Hướng giải quyết khi gặp khó khăn đó:

________________________________________________________________________ ________________________________________________________________

Câu 22: Theo cô (chú) thì mô hình này so với canh tác lúa vụ 3 như thế nào? (ví dụ như thu nhập cao hơn, thoải mái hơn,…)

__________________________________________________________________

Câu 23: Cô (chú) có đề nghị hay mong muốn gì không? (Ví dụ như mở rộng qui mô, diện tích; cần sự giúp đỡ của tổ hợp tác nông nghiệp hay của các cơ quan nhà nước,…)

__________________________________________________________________

Một phần của tài liệu Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở thạnh mỹ tây - châu phú - an giang (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(54 trang)
w