Hiệu quả kinh doanh của Ngân hàng phụ thuộc rất nhiều yếu tố: vốn huy động, doanh số cho vay, thu nợ, dư nợ,…Trong đó tình hình nợ quá hạn cũng là vấn đề đáng chú ý. Nợ xấu cao sẽ cho thấy hoạt động của Ngân hàng không tốt, Ngân hàng không có biện pháp tốt để thẩm định cho vay, không có khả năng kiểm soát các khoảng nợ của khách hàng, từ đó hoạt động kinh doanh của Ngân hàng sẽ bị giảm sút.
BẢNG 18: TÌNH HÌNH NỢ XẤU CỦA CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ QUA 3 NĂM 2006, 2007, 2008
Đvt: Triệu đồng CHỈ TIÊU NĂM SO SÁNH 2007/2006 SO SÁNH 2008/2007 2006 2007 2008 Số tiền % Số tiền % 1. Nhóm 1 50.794 58.536 63.500 7.742 15,24 4.964 8,48 - Ngắn hạn 26.607 33.554 47.242 6.947 26,11 13.688 40,79 - Trung hạn 24.187 24.982 16.258 795 3,29 -8.724 -34,92 2. Nhóm 2 49.439 24.312 7.727 -25.127 -50,82 -16.585 -68,22 - Ngắn hạn 43.500 16.138 7.727 -27.362 -62,90 -8.411 -52,12 - Trung hạn 5.939 8.174 - 2.235 37,63 -8.174 -100,00 3. Nhóm 3 - 8.249 586 8.249 - -7.663 -92,90 - Ngắn hạn - 7.557 586 7.557 - -6.971 -92,25 - Trung hạn - 692 - 692 - -692 -100,00 4. Nhóm 4 5.759 1.655 461 -4.104 -71,26 -1.194 -72,15 - Ngắn hạn 5.669 949 461 -4.720 -83,26 -488 -51,42 - Trung hạn 90 706 - 616 684,44 -706 -100,00 5. Nhóm 5 2.836 15.134 3.613 12.298 433,64 -11.521 -76,13 - Ngắn hạn 2.688 14.734 3.215 12.046 448,14 -11.519 -78,18 - Trung hạn 150 400 398 250 166,67 -2 -0,50 Tổng cộng 108.828 107.886 75.887 -942 -0,87 -31.999 -29,66
(Nguồn: phòng tín dụng NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú qua 3 năm 2006,2007,2008)
* Nhận xét:
Nợ xấu là các khoản nợ thuộc nhóm 3, 4, 5 và con số này đối với tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng qua các năm: Năm 2006 nợ xấu của tín dụng hộ sản xuất là 8.595 triệu đồng, đến năm 2007 con số này đã tăng thêm 16.443 triệu đồng tức nợ xấu năm 2007 của Ngân hàng là 25.038 triệu đồng, trong đó ngắn hạn là 23.248 triệu đồng, chiếm tới 92,82% tổng nợ xấu của Ngân hàng và nợ xấu năm 2007 tăng 191,31% so với năm 2006. Con số này là quá cao, chứng tỏ trong năm 2007 Ngân hàng đã hoạt động không hiệu quả, không có biện pháp tốt để thu hồi nợ và một phần cũng do ngay từ đầu cán bộ tín dụng đã không làm tốt
85
công việc kiểm định cho vay dẫn đến việc cho vay không đúng đối tượng làm cho tình hình nợ xấu trong năm của Ngân hàng đối với hộ sản xuất tăng cao, đặc biệt là các khoản vay ngắn hạn. Bên cạnh đó, cũng do trong năm 2007 có nhiều biến động về kinh tế, thiên tai, dịch bệnh nhiều nên đã gây ảnh hưởng không nhỏ tới việc sản xuất của người dân, làm cho họ làm ăn thất bại nên không có tiền trả nợ Ngân hàng dẫn đến tình hình nợ xấu hộ sản xuất của Ngân hàng tăng cao. Tuy nhiên đến năm 2008 tình hình nợ xấu của tín dụng hộ sản xuất đã được cải thiện rõ rệt chỉ còn 4660 triệu đồng, giảm 81,39% so với năm 2007. Do đã có nhiều cải thiện trong việc thẩm định cho vay, tìm hiểu khách hàng kĩ hơn, có biện pháp tốt trong việc giám sát hoạt động sản xuất của các hộ trên địa bàn giúp họ sản xuất đạt hiệu quả cao nên việc thu hồi vốn cũng nhanh chóng hơn nên tình hình nợ xấu của hộ sản xuất trong năm 2008 đã giảm nhiều so với năm 2007.
Tóm lại trước tình hình căng thẳng về khủng hoảng kinh tế trên thế giới như hiện nay thì Ngân hàng cần phải cải thiện hơn nữa trong giám sát việc kinh doanh, sản xuất, có biện pháp giúp đỡ người dân nâng cao kiến thức sản xuất nhằm đạt năng suất cao, cần phải thẩm kĩ trước khi cho vay tránh tối đa việc cho khách hàng xấu vay vốn, cần phải tìm ra biện pháp thu hồi nợ đối với hộ sản xuất hiệu quả nhất để tránh nợ quá hạn hộ sản xuất quá nhiều, mà Ngân hàng mình chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực cho vay hộ sản xuất nên nếu cho vay hộ sản xuất không đạt hiệu quả sẽ kéo theo sự suy giảm hoạt động của toàn Ngân hàng, do đó, cần phải hạn chế đến mức thấp nhất có thể đối với các khoản nợ xấu trong cho vay hộ sản xuất.