Đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng hộ sản xuất

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng (Trang 96 - 98)

BẢNG 19: HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG HỘ SẢN XUẤT TẠI CHI NHÁNH NHNN & PTNT HUYỆN MỸ TÚ

Chỉ tiêu Đơn vị 2006 2007 2008

1. Tổng nguồn vốn Triệu đồng 161.124 175.680 175.344 2. Vốn huy động Triệu đồng 28.889 38.271 48.512 3. Doanh số cho vay hộ sản xuất Triệu đồng 43.910 67.210 66.008 4. Doanh số thu nợ hộ sản xuất Triệu đồng 42.676 68.152 94.345 5. Tổng dư nợ hộ sản xuất Triệu đồng 108.828 107.886 75.887 6. Nợ quá hạn hộ sản xuất Triệu đồng 8.595 25.038 4.660 7. Dư nợ trên vốn huy động Lần 3,77 2,82 1,56 8. Nợ quá hạn trên tổng dư nợ % 7,89% 21,35% 6,14% 9. Vòng vay vốn tín dụng Vòng 0,41 0,63 1,03

* Nhận xét:

- Năm 2006 bình quân 3,77 đồng dư nợ hộ sản xuất mới có 1 đồng vốn huy động tham gia, năm 2007 tình hình huy động vốn của Ngân hàng có cải thiện hơn so với năm 2006, bình quân 2,82 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động cùng tham gia, sang năm 2008 thì tình hình huy động vốn của Ngân hàng có tốt hơn, bình quân 1,56 đồng dư nợ thì có 1 đồng vốn huy động trong đó. Cho thấy tình hình huy động vốn của Ngân hàng dần được cải thiện qua các năm, uy tín của Ngân hàng ngày càng được nâng cao góp phần tạo cho Ngân hàng có được thế đứng vững mạnh trên thị trường, đủ sức cạnh tranh với các Ngân hàng khác trong Huyện.

- Tỷ lệ nợ quá hạn hộ sản xuất trên dư nợ hộ sản xuất qua các năm đều cao. Năm 2007 tỷ lệ này tăng cao 23,20%, sang năm 2008 giảm còn 6,14%. Tuy năm 2008 tỷ lệ có giảm nhưng vẫn vượt mức qui định của NHNN (5%). Cho thấy hoạt động tín dụng của Ngân hàng không đạt được hiệu quả cao, nợ quá hạn còn chiếm tỷ trọng cao, Ngân hàng đã không có biện pháp tốt để hạn chế nợ quá hạn hộ sản xuất, do đội ngũ cán bộ tín dụng đã không thực hiện tốt việc thẩm định cho vay, không theo sát kiểm soát tốt hoạt động làm ăn của hộ sản xuất,

87

không biết kết hợp giữa cho vay và hỗ trợ nâng cao khoa học kĩ thuật nhằm tạo nhiều lợi nhuận cho hộ và cũng là để tạo điều kiện để họ trả nợ đúng hạn.

- Vòng vay vốn tín dụng hộ sản xuất của Ngân hàng theo hướng tăng dần qua các năm. Năm 2006 là 0,41 vòng, năm 2007 tăng lên 0,63 vòng, năm 2008 lại tăng lên là 1,03 vòng. Đây là dấu hiệu tốt , tốc độ lưu chuyển vốn của Ngân hàng ngày càng được cải thiện, thời gian thu hồi nợ vay cũng nhanh hơn so với nhuãng năm trước.

Tóm lại, NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú cần phải tăng cường việc huy động vốn hơn nữa để đủ khả năng đáp ứng nhu cầu vốn của hộ sản xuất trong Huyện nhằm thu hút được sự lòng tin của nông dân. Bên cạnh đó Ngân hàng cần phải có biện pháp cải thiện việc thẩm định cho vay đối với hộ sản xuất, tránh các khách hàng không có khả năng thu hồi nợ đúng hạn, cần có biện thu hồi nợ nhanh, giảm tối đa các khoản nợ quá hạn hộ sản xuất làm ảnh hưởng đến hoạt động của Ngân hàng, tăng doanh số thu nợ là để giảm nợ quá hạn và cũng là để tăng vòng vay vốn tín dụng cho Ngân hàng. Từ đó Ngân hàng mới đut khả năng mở rộng qui mô phát triển và tạo được sức cạnh tranh cho mình.

Một phần của tài liệu Biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng đối với hộ sản xuất của chi nhánh NHNN & PTNT Huyện Mỹ Tú – Sóc Trăng (Trang 96 - 98)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)