Thực trạng tổ chức quản trị Marketing xuất khẩu:

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế-Coalimex. doc (Trang 59 - 61)

 Giá than trên thị trường thế giới:

2.3.5. Thực trạng tổ chức quản trị Marketing xuất khẩu:

Do chưa có một phòng Marketing riêng biệt nên việc quản trị Marketing xuất khẩu vẫn do phòng Xuất khẩu than đảm trách. Điều này phản ánh nhiều khó khăn cho các cán bộ ngoại thương: một mặt họ phải hoàn thành nhiệm vụ ngoại thương của mình, mặt khác phải kiêm luôn nhiệm vụ quản trị Marketing xuất khẩu. Chính vì vậy, thực trạng tổ chức quản trị Marketing xuất khẩu của Coalimex chưa có một mô hình tổ chức cụ thể, nhiều khi quyết định cho công tác này còn mang tính bị động, phụ thuộc nhiều vào các hoạt động khác của công ty. Tuy nhiên ta không thể không công nhận những gì mà các nhà quản trị ngoại thương- quản trị Marketing đã làm được để đưa Coalimex có một vị thế như hiện nay trên thị trường Nhật Bản.

Trước hết, các nhà quản trị Marketing đã tìm mọi cách duy trì mối quan hệ bạn hàng tin cậy với các hộ tiêu thụ có truyền thống, tức là các hộ tiêu thụ với khối lượng lớn, ổn định và các công ty thương mại lớn Nhật Bản. Với việc hàng năm tổ chức hội nghị khách hàng, tham khảo ý kiến phản hồi của khách hàng về điều kiện phục vụ, tốc độ giao hàng, công ty luôn đảm bảo cung cấp lượng hàng ổn định. Đối với những khách hàng mới trên thị trường Nhật Bản, các nhà quản trị sẵn sàng đàm phán với các công ty thương mại và các nhà trung gian để sao cho mức giá là ưu đãi nhất. Điều này đã giúp cho công ty nâng cao uy tín của mình đồng thời nâng cao được công tác phục vụ khách hàng. Hơn nữa, hàng năm Coalimex cũng cử cán bộ trực tiếp sang thị trường Nhật Bản với mục đích tiếp xúc khách hàng, nghiên cứu nhu cầu của thị trường này trước khi quyết định các chính sách Marketing thâm nhập. Trong những năm qua,các nhà quản trị ngoại thương- quản trị Marketing đã giúp công ty xây dựng được mối quan hệ vững chắc với các đối tác Nhật Bản, uy tín ngày một nâng cao. Đây thực sự là một phương thức quảng bá hữu hiệu về Coalimex mà không cần phải có một chiến dịch quảng cáo.

Bên cạnh đó, Coalimex vẫn sử dụng các nhà trung gian quen thuộc của mình và đôi khi cả chính khách hàng trong việc tìm kiếm khách hàng mới trên thị trường Nhật Bản. Điều này làm giảm đáng kể chi phí nghiên cứu thị trường cho công ty mà cũng mang lại hiệu quả rất khả quan. Tất cả những điều đã làm được đó có phần đóng góp lớn nhất của các nhà quản trị xuất khẩu- những người thực sự mới chỉ làm công tác quản trị Marketing thông qua những kinh nghiệm của mình mà

Coalimex cần quan tâm, xem xét nhiều hơn để hoàn thiện chiến lược thâm nhập thị trường than Nhật Bản của mình.

2.3.6. Ngân quỹ Marketing thâm nhập:

Ngân quỹ Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản của Coalimex thường được tính theo tỉ lệ 0,6% doanh thu trên thị trường đó và được sử dụng vào những công việc như sau:

 Chi phí tổ chức hội nghị khách hàng hàng năm

 Chi phí liên lạc, đàm phán với đối tác.

 Chi phí cử cán bộ sang tìm hiểu bạn hàng và thị trường Nhật Bản: 2 cán bộ/lần và 2 lần/năm.

 Chi phí gửi giới thiệu hàng mẫu tới khách hàng.

 Chi phí tham gia hội chợ triển lãm trong nước và tại Nhật Bản

 Chi phí nghiên cứu thông tin qua mạng Internet và từ nhiều nguồn khác…

Biểu 18: Khối lượng than xuất khẩu và tỉ lệ tăng trưởng thị phần tại thị trường Nhật (1997-2001):

Năm Khối lượng XK

(MT) Doanh thu (USD) Chi phí Marketing Tốc độ phát triển thị trường % 1997 900.122 17.510.222.12 105.061,333 1998 912.321 17.755.234,56 106.531,407 1,36 1999 925.355 17.986.953,23 107.921,719 1,43 2000 948.722 18.220196,16 109.321,177 2,53 2001 968.610 18.620196,05 100.072,5 2,1

Như vậy, Coalimex áp dụng ngân sách Marketing theo mức phần trăm theo doanh thu trên thị trường Nhật Bản. Đây là một phương pháp xác định ngân quỹ Marketing đơn giản nhưng có nhiều bất lợi như thiếu tính linh hoạt và nhiều khi không đạt hiệu quả như mong muốn. Ví dụ như: Khi các đối thủ cạnh tranh thay đổi chiến lược, Coalimex vẫn chi tiêu cho Marketing dực trên doanh thu của mình mà không chú ý tới những thay đổi của đối thủ. Có lẽ đây cũng là điểm Coalimex cần xem xét khi triển khai chiến lược Marketing thâm nhập của mình để đạt hiệu quả hơn nữa trên thị trường Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Đề tài: Hoàn thiện chiến lược Marketing thâm nhập thị trường than Nhật Bản tại công ty xuất nhập khẩu và hợp tác quốc tế-Coalimex. doc (Trang 59 - 61)