THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường (Trang 36)

4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn

3.4.THUẬN LỢI, KHÓ KHĂN VÀ PHƯƠNG HƯỚNG PHÁT TRIỂN

3.4.1. Thuận lợi

Ngày nay, công nghệ thông tin ngày càng được ứng dụng nhiều trong đời sống hàng ngày và nhu cầu về nó ngày càng tăng. Do đó, kinh doanh mặt hàng phục vụ

0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 2006 2007 2008 Lợi nhuận Chi phí Doanh thu Ngàn đồng 11.528.148 11.262.248 7.947.134 7.779.284 167.850 1.258.130 1.191.980 66.150 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 Năm 265.900

cho sự phát triển của công nghệ thông tin là một thuận lợi rất lớn đối với Công ty do nhu cầu sử dụng của con người ngày càng nhiều để phục vụ cho công việc cũng như đời sống hàng ngày.

Có đội ngũ ban lãnh đạo là những người đã qua đào tạo và nhiều kinh nghiệm, phê duyệt chỉ đạo, điều hành rất sát về thực tế.

Có đội ngũ nhân viên được đào tạo khá kỹ về chuyên môn, nghiệp vụ, nhất là Bộ phận bán hàng. Do đó năng lực chào hàng, giới thiệu và tiếp thị hàng cho khách hàng rất có hiệu quả.

Do Công ty nằm ngay trung tâm Thành phố nên rất thuận tiện cho việc giao tiếp và vận chuyển hàng.

Được sự ủng hộ và tín nhiệm cao của khách hàng khi dùng sản phẩm mà Công ty cung cấp.

3.4.2. Khó khăn

Công ty có nhiều mặt hàng đang cạnh tranh với các Công ty khác trên địa bàn Thành phố Cần Thơ cũng như các tỉnh lân cận nên việc đối đầu với các áp lực ngày càng gay gắt, phức tạp.

Do đặc thù của mặt hàng Công ty kinh doanh có giá trị hao mòn hữu hình rất lớn, gây tổn thất không nhỏ đến kết quả kinh doanh của Công ty.

Nguồn vốn kinh doanh tự có của Công ty không đủ, một phần là vay của ngân hàng.

Do Công ty mới được thành lập nên chưa thu hút được nhiều đối tượng, nhiều khách hàng.

3.4.3. Phương hướng phát triển

Tăng cường số lượng đội ngũ nhân viên cho phù hợp với việc mở rộng kinh doanh mua bán của Công ty.

Đẩy mạnh công tác bán hàng để tăng doanh thu, nắm bắt đầy đủ thông tin kịp thời, bám sát thị trường để nâng cao năng lực cạnh tranh.

Dựa trên thế mạnh và uy tín mà Công ty sẵn có trong thời gian qua, công ty đã và đang cố gắng mở rrộng và tìm kiếm thị trường tiềm năng để nhận được nhiều đơn mua bán hàng hơn.

CHƯƠNG 4

PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN

CÔNG NGHỆ TIN HỌC CÁT TƯỜNG

4.1. PHÂN TÍCH CHUNG TÌNH HÌNH DOANH THU TIÊU THỤ SẢN PHẨM PHẨM

4.1.1. Phân tích doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Khâu cuối cùng của quá trình kinh doanh của Công ty là khâu tiêu thụ mà thực chất là bán các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ. Kết quả tiêu thụ sản phẩm thể hiện kết quả kinh doanh của Công ty thông qua chỉ tiêu doanh thu. Do đó, phân tích doanh thu là nhằm đánh giá tổng quát tình hình bán hàng của Công ty trong kỳ kinh doanh. Tuy nhiên, để đánh giá một cách tổng quát tình hình doanh thu của Công ty thì trước hết ta phải nắm rõ được tình hình doanh thu ở nhiều khía cạnh khác nhau. Ở đây em xin xét ở 3 khía cạnh là: doanh thu về mặt giá trị, doanh thu theo kết cấu mặt hàng và doanh thu theo thị trường.

4.1.1.1. Phân tích doanh thu về mặt giá trị

Như ta đã biết, người ta dùng chỉ tiêu hiện vật hoặc giá trị để đánh giá kết quả tiêu thụ sản phẩm. Thông thường thì chỉ tiêu giá trị được sử dụng rộng rãi trong mọi trường hợp vì khối lượng hàng hóa tiêu thụ, khối lượng công việc dịch vụ cung cấp được biểu hiện bằng giá trị hay còn gọi là doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ.

Tại Công ty Cát Tường thì doanh thu bao gồm doanh thu từ hoạt động kinh doanh và doanh thu từ hoạt động khác. Trong đó, doanh thu từ hoạt động kinh doanh gồm doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ và doanh thu từ hoạt động tài chính.

Vì Công ty hoạt động trong lĩnh vực thương mại nên doanh thu từ hoạt động kinh doanh chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty. Và để biết được tình hình doanh thu của Công ty như thế nào. Ta có bảng số sau thể hiện tình hình

doanh thu của Công ty Cát Tường về mặt giá trị qua 3 năm (năm 2006, năm 2007 và năm 2008).

Bảng 4.1:TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Đơn vị tính: 1.000 đồng

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.242.190 7.900.352 11.490.718

- Doanh thu bán hàng 1.182.900 7.802.190 10.911.797

- Doanh thu thiết kế và lắp đặt mạng 50.000 85.000 510.000

- Doanh thu từ hoạt động cho thuê 9.290 13.162 68.921

Doanh thu hoạt động tài chính 10.330 37.632 21.740

Thu nhập khác 5.610 9.150 15.690

Tổng doanh thu 1.258.130 7.947.134 11.528.148

(Nguồn:Phòng kế toán Công ty Cát Tường)

Ta có biểu đồ thể hiện tổng doanh thu của Công ty qua 3 năm như sau:

Biểu đồ 4.1: BIỂU ĐỒ DOANH THU CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM

Qua bảng 3 và nhìn vào biểu đồ ta thấy doanh thu của Công ty qua 3 năm đều tăng. Cụ thể năm 2006 là 1.258.130 ngàn đồng, đến năm 2007 tăng lên là 7.947.134 ngàn đồng và năm 2008 đạt 11.528.148 ngàn đồng và ta thấy doanh thu của Công ty tăng mạnh ở năm 2007. Trong đó doanh thu bán hàng tăng nhanh nhất và chiếm số tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu tăng của Công ty. Từ bảng số liệu trên, sử dụng phương pháp so sánh ta xác định được mức chênh lệch trong doanh thu, % thực hiện doanh thu và đánh giá sự biến động của nó. Từ đó thấy được nguyên nhân tăng, giảm doanh thu tiêu thụ cũng như mức độ ảnh hưởng của nó đến hiệu quả kinh

0 2000000 4000000 6000000 8000000 10000000 12000000 2006 2007 2008 11.528.148 7.947.134 1.258.130 2.000.000 4.000.000 6.000.000 8.000.000 10.000.000 12.000.000 Ngàn đồng Năm

doanh của Công ty và đề ra biện pháp kịp thời, thích hợp để tăng doanh thu của Công ty. Ta có bảng số liệu sau:

Bảng 4.2:CHÊCH LỆCH DOANH THU THEO GIÁ TRỊ SẢN LƯỢNG QUA 3 NĂM CỦA CÔNG TY

Chỉ tiêu 2007 / 2006 2008 / 2007 Số tiền (1.000 đ) % Số tiền (1.000 đ) % Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch

vụ 6.658.162 536,00 3.590.366 45,45

- Doanh thu bán hàng 6.619.290 559,58 3.109.607 39,86

- Doanh thu thiết kế và lắp đặt mạng 35.000 70,00 425.000 500,00 - Doanh thu từ hoạt động cho thuê 3.872 41,68 55.759 423,64 Doanh thu hoạt động tài chính 27.302 264,30 (15.892) (42,23)

Thu nhập khác 3.540 63,10 6.540 71,48

Tổng doanh thu 6.689.004 531,66 3.581.014 45,06

(Nguồn: Lấy từ Bảng 4.1)

Qua bảng số liệu trên ta thấy năm 2006, tổng doanh thu của Công ty là 1.258.130 ngàn đồng. Trong đó bao gồm doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ là 1.242.190 ngàn đồng, doanh thu từ hoạt động tài chính là 10.330 ngàn đồng, thu nhập khác là 5.610 ngàn đồng.

Sang năm 2007, tổng doanh thu của Công ty là 7.947.134 ngàn đồng, tăng rất cao so với năm 2006, cụ thể là tăng 6.689.004 ngàn đồng tương ứng tăng 531,82% mà chủ yếu là sự tăng lên của doanh thu bán hàng (tăng 6.619.290 ngàn đồng tương đương 559,58%), các hoạt động khác tăng không đáng kể. Nguyên nhân của sự gia tăng vượt bậc này là do Công ty chỉ mới được thành lập vào tháng 8 năm 2006, khối lượng sản phảm tiêu thụ còn thấp nên doanh thu cũng tương đối thấp, qua năm 2007, Công ty đã đi vào hoạt động ổn định, tạo được mối quan hệ trong kinh doanh, vì vậy mà thị trường tiêu thụ được mở rộng.

Bên cạnh đó ta thấy doanh thu từ hoạt động tài chính cũng tăng khá cao, đạt tỷ lệ 264,30% là do tình hình thị trường tài chính tài có nhiều biến đổi, lạm phát tăng

cao làm cho lãi suất tiền gửi tại các ngân hang tăng. Và vì vậy mà Công ty thu được được một khoản lời tương đối lớn từ khoản tiền gửi của Công ty.

Đến năm 2008, tổng doanh thu của Công ty tiếp tục tăng lên 11.528.148 ngàn đồng, so với năm 2007 thì tăng 3.581.014 ngàn đồng tức tăng 45,06%. Ta thấy tốc độ tăng của năm 2008 chậm hơn so với năm 2007 là do tốc độ tăng của doanh thu bán hàng tăng chậm vì doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty, cụ thể là tăng 3.109.607 ngàn đồng tức tăng 39,86%. Nguyên nhân làm cho doanh thu bán hàng tăng chậm là do trong năm 2008, trên địa bàn Cần Thơ xuất hiện nhiều Công ty mới với sản phẩm mới, đặc biệt là sự xuất hiện của các siêu thị điện máy làm thay đổi thị hiếu của người tiêu dùng. Bên cạnh đó, tình hình thị trường mua bán trở nên khó khăn do bị ảnh hưởng của tình hình lạm phát kéo dài từ năm 2007 sang năm 2008. Cũng từ nguyên nhân này mà doanh thu từ hoạt động tài chính của năm 2008 giảm 15.892 ngàn đồng tương đương 42,23% so với năm 2007 vì trong năm 2008, các khoản vay ngắn hạn của Công ty tăng lên khá cao.

4.1.1.2. Phân tích theo kết cấu mặt hàng

Phân tích doanh thu theo mặt hàng sẽ giúp cho Công ty biết được mặt hàng nào bán được, thị trường đang cần những mặt hàng nào, với mức độ bao nhiêu, mặt hàng nào không bán được. Từ đó giúp Công ty có kế hoạch kịp thời, phù hợp cho tương lai sắp tới.

Nhìn từ bảng số liệu ta thấy qua 3 năm, doanh thu bán hàng chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh thu của Công ty. Cụ thể năm 2006 đạt tỷ trọng là 94,02%, năm 2007 đạt 98,18% và năm 2008 là 99,67%. Ta thấy con số này gần như tuyệt đối. Sở dĩ có sự gia tăng mạnh và luôn chiếm tỷ trọng lớn là do doanh thu các mặt hàng chủ lực của Công ty luôn chiếm tỷ trọng lớn trong cơ cấu các sản phẩm bán ra của Công ty như máy bộ, máy in, máy notebook, Mainboard, HDD.

Bên cạnh đó ta thấy doanh thu từ hoạt động thiết kế và lắp đặt mạng đang có sự phát triển khá tốt. Điều này được thể hiện qua tỷ trọng của hoạt động này tăng qua 3 năm (từ 3,97% năm 2006 lên 4,42% năm 2008). Nguyên nhân của sự gia tăng này là do nhu cầu của thị trường về dịch vụ này đang tăng và do chất lượng của hoạt động này của Công ty đáp ứng được yêu cầu của người sử dụng, do đó được sự tín (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhiệm, giới thiệu của các khách hàng quen nên Công ty đã có thêm nhiều khách hàng mới.

Bảng 4.3:TÌNH HÌNH DOANH THU CỦA CÔNG TY THEO KẾT CẤU MẶT HÀNG QUA 3 NĂM (2006, 2007, 2008) Chỉ tiêu 2006 2007 2008 Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ 1.242.190 98,73 7.900.352 99,41 11.490.718 99,67 - Doanh thu bán hàng 1.182.900 94,02 7.802.190 98,18 10.911.797 94,65 + Máy bộ 301.500 23,96 2.238.510 28,17 2.066.750 17,93 + Máy in 178.500 14,19 974.400 12,26 1.365.000 11,84 + Mainboard 182.700 14,52 1.479.500 18,62 2.573.937 22,33 + Máy notebook 141.810 11,27 1.097.350 13,81 1.933.500 16,77 + Monitor 10.500 0,84 72.630 0,91 101.160 0,88 + HDD 237.800 18,90 1.560.000 19,63 2.244.000 19,46 + Webcam 62.320 4,95 155.750 1,96 230.010 1,99 + USB – thẻ nhớ 30.720 2,44 80.550 1,01 186.840 1,62 + Ram 37.050 2,95 144.000 1,81 210.600 1,83

- Doanh thu thiết kế và lắp đặt mạng

50.000 3,97 85.000 1,07 510.000 4,42

- Doanh thu cho

thuê 9.290 0,74 13.162 0,16 68.921 0,60

Doanh thu hoạt

Thu nhập khác 5.610 0,45 9.150 0,12 15.690 0,14 Tổng doanh thu 1.258.130 100 7.947.134 100 11.528.148 100

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát tường)

Song song với sự gia tăng của doanh thu bán hàng thì tỷ trọng của doanh thu từ hoạt động tài chính liên tục giảm và giảm mạnh. Năm 2006 là 0,82%, năm 2007 là 0,47% và năm 2008 giảm xuống còn 0,19%. Nguyên nhân là do bị ảnh hưởng của sự khủng hoảng tình hình tài chính trong những năm gần đây.

Nhìn chung, ta thấy doanh thu các mặt hàng chủ lực của Công ty tương đối ổn định. Bên cạnh đó, Công ty cần đầu tư thêm vào một số mặt hàng có triển vọng phát triển như hoạt động thiết kế và lắp đặt mạng để có thể tăng thêm hiệu quả kinh doanh của Công ty.

4.1.1.3. Phân tích theo thị trường

Thị trường tiêu thụ sản phẩm của Công ty Cát Tường chủ yếu là các tỉnh khu vực đồng bằng Sông Cửu Long. Phân tích theo thị trường để Công ty có thể biết được thị trường nào là thị trường chủ lực, thị trường nào là tiềm năng cần được mở rộng. Từ đó mà Công ty có kế hoạch đầu tư, cung ứng cho phù hợp.

Bảng 4.4:DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG CỦA CÔNG TY QUA 3 NĂM (2006, 2007, 2008) Thị trường 2006 2007 2008 Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Số tiền (1.000 đ) Tỷ trọng (%) Cần Thơ 987.632,05 78,5 5.642.465,14 71 8.819.033,22 76,5 Ngoài Cần Thơ 270.497,95 21,5 2.304.668,86 29 2.709.114,78 23,5 Tổng doanh thu 1.258.130 100 7.947.134 100 11.528.148 100

(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường)

Nhìn từ bảng số liệu ta thấy tỷ trọng doanh thu tại địa bàn thành phố Cần Thơ luôn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng doanh thu của Công ty mặc dù có giảm. Bên cạnh đó, doanh thu ngoài địa bàn Cần Thơ qua các năm có tăng nhưng nó chiếm tỷ trọng tương đối nhỏ. Nguyên nhân của vấn đề trên là do Công ty mới thành lập nên qui

mô hoạt động còn hạn hẹp. Bên cạnh đó, do từ khi thành lập đến nay, tình hình thị trường mua bán đang trong thời kỳ bấp bênh do ảnh hưởng của lạm phát nên Ban giám đốc Công ty chưa dám đầu tư nhiều ra ngoài tỉnh. Mặc dù vậy, doanh thu tại các thị trường vẫn tăng. Và để biết cụ thể doanh thu của từng địa bàn tăng, giảm bao nhiêu, bằng phương pháp so sánh ta sẽ đánh giá được sự biến động của doanh thu qua các năm. Sau đây là bảng số liệu thể hiện sự biến động của doanh thu theo thị trường qua các năm của Công ty.

Bảng 4.5:CHÊCH LỆCH DOANH THU THEO THỊ TRƯỜNG QUA 3 NĂM (2006 – 2008) Thị trường 2006 2007 Số tiền (1.000 đ) % Số tiền (1.000 đ) % Cần Thơ 4.654.833,09 471,31 3.176.568,08 56,30 Ngoài Cần Thơ 2.033.170,91 751,64 404.445,92 17,55 Tổng doanh thu 6.689.004 531,66 3.581.014 45,06 (Nguồn: Lấy từ bảng 4.4) * Thị trường Cần Thơ

Ta thấy năm 2006, doanh thu tại Cần Thơ là 987.632,05 ngàn đồng, đến năm 2007 là 5.642.465,14 ngàn đồng, tăng 4.654.833,09 ngàn đồng tương ứng 471,31%. Năm 2008 là 8.819.033,22 ngàn đồng, tăng 3.176.568,08 ngàn đồng tương ứng tăng 56,30%. Qua 3 năm thì doanh thu tại Cần Thơ đều tăng, sở dĩ như vậy là do trụ sở kinh doanh của Công ty nằm tại trung tâm thành phố Cần Thơ, và vì vậy mà khách hàng chủ yếu của Công ty là ở Cần Thơ và ngày càng được mở rộng ra các quận, huyện, xã. Chính đều này làm cho doanh thu tại Cần thơ qua các năm luôn tăng.

* Thị trường ngoài Cần Thơ

Năm 2006, doanh thu ngoài Cần Thơ là 270.497,95 ngàn đồng, năm 2007 là 2.304.668,86 ngàn đồng, tăng 2.033.170,91 ngàn đồng tức tăng 751,64% so với năm 2006. Và năm 2008 là 2.709.114,78 ngàn đồng, tăng 404.445,92 ngàn đồng tức tăng

17,55% so với năm 2007. Nguyên nhân của sự gia tăng này là do được sự giới thiệu của những bạn hàng quen cùng với chất lượng sản phẩm và uy tín của Công ty.

Nhìn tổng quát, doanh thu của Công ty qua các năm của 2 thị trường đều tăng. Tuy nhiên, tỷ trọng của doanh thu ngoài địa bàn Cần Thơ nhỏ nhưng doanh thu lại tăng. Điều này chứng tỏ thị trường ngoài địa bàn có tiềm năng để mở rộng. Vì vậy Công ty cần có chiến lược mở rộng thị trường tiêu thụ để tăng doanh thu ngoài thành phố Cần Thơ.

4.1.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu tiêu thụ sản phẩm

Ta thấy, doanh thu bán hàng của Công ty chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng doanh thu của Công ty. Do đó, ở đây ta chỉ phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng của một số mặt hàng chính của Công ty. Ta có phương trình:

Doanh thu (M) = Khối lượng (q) x Giá bán (p)

Mặc dù doanh thu bán hàng bị ảnh hưởng bởi nhiều nhân tố khách quan, chủ quan khác nhau. Nhưng từ phương trình trên ta thấy doanh thu bán hàng bị ảnh

Một phần của tài liệu Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường (Trang 36)