4. Độ tin cậy của số liệu và tính hiện đại của luận văn
4.4.1. Nhóm các tỷ số tài chính
Phân tích các tỷ số tài chính là cơ sở để đánh giá tình hình tài chính của công ty tốt hay xấu. Từ đó giúp ta đánh giá được tình hình kinh doanh của Công ty vì chỉ khi tình hình tài chính tốt thì Công ty kinh doanh mới có hiệu quả. Do đó qua bảng số liệu dưới đây ta sẽ hiểu rõ hơn về tình hình tài chính của Công ty Cát Tường và làm cơ sở để đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty. (Các số liệu của bảng sau đây được lấy từ bảng Cân đối kế toán và bảng Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh).
Bảng 4.25:CÁC CHỈ TIÊU TÀICHÍNH QUA 3 NĂM CỦA CÔNG TY
Chỉ tiêu Đơn vị tính 2006 2007 2008
1. Doanh thu 1.000 đồng 1.258.130 7.947.134 11.528.148
2. Doanh thu thuần 1.000 đồng 1.242.190 7.900.352 11.490.718
3. Tổng tài sản 1.000 đồng 6.429.079 12.101.661 15.889.652
4. Trị giá hàng bán theo giá
vốn 1.000 đồng 1.128.230 7.597.694 11.069.932 5. Trị giá hàng tồn kho bình quân 1.000 đồng 458.932 3.160.724 5.010.397 6. Lãi ròng 1.000 đồng 47.628 120.852 191.448 7. Vốn chủ sở hữu 1.000 đồng 5.117.480 9.993.687 11.638.200 Nhóm tỷ số hoạt động 8. Số vòng quay tài sản (2/3) Vòng 0,19 0,65 0,72 9. Số vòng luân chuyển hàng hóa (4/5) Vòng 2,46 2,4 2,2 10. Số ngày của 1 vòng (360 ngày/9) Ngày 146 150 164
Nhóm chỉ tiêu lợi nhuận
11. Hệ số lãi ròng (ROS) (6/2) % 3,79 1,52 1,66
12. Tỷ số lợi nhuận ròng trên
tổng tài sản (ROA) (6/3) % 0,74 1,00 1,21
13. Tỷ số lợi nhuận ròng trên
vốn chủ sở hữu (ROE) (6/7) % 0,93 1,21 1,65
14. Tổng tài sản bình quân
trên vốn chủ sở hữu (3/7) Đồng 1,26 1,21 1,37
(Nguồn: Phòng kế toán Công ty Cát Tường)
Nhìn vào bảng số liệu 27 ta thấy nhóm tỷ số hoạt động đang tăng chậm dần lại, đặc biệt là số vòng luân chuyển hàng hóa và nhóm chỉ tiêu lợi nhuận lại có vẻ khả quan hơn. Và để hiểu rõ hơn về tình hình tăng cũng như giảm của các tỷ số này, ta đi xét từng tỷ số cụ thể.
a) Số vòng quay tài sản
Năm 2006, số vòng quay tài sản là 0,19 vòng có nghĩa là một đồng tài sản năm 2006 Công ty tạo ra được 0,19 đồng doanh thu. Năm 2007 là 0,65 vòng, tăng 0,46 vòng so với năm 2006 tức là tăng 0,46 đồng doanh thu. Năm 2008 là 0,72vòng, so với năm 2007 tăng 0,07 vòng tương ứng tăng được 0,07 đồng doanh thu. Ta thấy hệ số này của Công ty qua các năm đều tăng nhưng tăng tương đối chậm là do tốc độ tăng của doanh thu chậm hơn tốc độ tăng của tài sản. Mặc dù tăng chậm nhưng điều này chứng tỏ tình hình sử dụng tài sản của Công ty tương đối tốt từ đó cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả mặc dù chưa cao.
b) Số vòng luân chuyển hàng hóa
Trung bình hàng tồn kho mua về được bán ra ở năm 2006 là 2,46 vòng, năm 2007 là 2,4 vòng và năm 2008 là 2,2 vòng. Tốc độ luân chuyển hàng tồn kho năm 2007 nhỏ hơn năm 2006 là 0,06 vòng và năm 2008 nhỏ hơn năm 2007 là 0,2 vòng chứng tỏ hàng hóa ở năm sau ứ đọng nhiều hơn năm trước. Nguyên nhân là do số lượng hàng tồn kho qua các năm của Công ty tăng lên khá cao. Do đó, Công ty cũng nên có kế hoạch để tăng số vòng luân chuyển hàng hóa lên bởi vì tình trạng giảm số vòng luân chuyển hàng hóa kéo dài sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận.
c) Số ngày của một vòng
Từ bảng ta thấy số ngày luân chuyển hàng hóa của Công ty năm sau cao hơn năm trước. Cụ thể năm 2006 là 146 ngày, năm 2007 là 150 ngày tăng 4 ngày so với năm 2006 và năm 2008 là 164 ngày tăng so với năm 2007 là 14 ngày. Điều này chứng tỏ tốc độ luân chuyển hàng hóa của Công ty đang chậm dần lại và số ngày chậm lại tăng lên khá cao qua các năm. Sở dĩ số ngày luân chuyển hàng hóa tăng là do số vòng luân chuyển hàng hóa đang chậm dần lại. Vì vậy muốn số ngày của một vòng nhanh lên thì phải tăng số vòng luân chuyển hàng hóa lên.
d) Hệ số lãi ròng
Qua bảng số liệu ta thấy 100 đồng doanh thu tạo ra 3,79 đồng lợi nhuận năm 2006. Năm 2007 tạo ra 1,52 đồng lợi nhuận, giảm 2,27 đồng so với năm 2006, nguyên nhân làm cho tỷ số này giảm là do tốc độ tăng của vốn chủ sở hữu và tốc độ tăng của doanh thu chậm lại hơn nhiều so với năm 2006. Và năm 2008 tạo ra được
1,66 đồng lợi nhuận, so với năm 2007 tăng 0,14 đồng là do vốn chủ sở hữu tăng nhanh hơn so với doanh thu. Điều này cho thấy tình hình kinh doanh của Công ty có hiệu quả nhưng chưa cao, đặc biệt là năm 2007.
e) Tỷ số lợi nhuận ròng trên tổng tài sản
Tỷ số này cho thấy 100 đồng tài sản năm 2006 tạo ra được 0,74 đồng lợi nhuận. Năm 2007, 100 đồng tài sản tạo ra 1,00 đồng lợi nhuận, cao hơn so với năm 2006 là 0,26 đồng. Năm 2008, 100 đồng tài sản tạo ra được 1,21 đồng lợi nhuận, so với năm 2007 tăng 0,21 đồng. Ta thấy tình hình tài sản của Công ty qua các năm đều tăng nhưng tốc độ tăng của lợi nhuận nhanh hơn, vì vậy mà tỷ số này của Công ty qua các năm đều tăng. Điều này chứng tỏ tình hình kinh doanh của công ty ngày càng hiệu quả, có chiều hướng phát triển tốt và năm sau lớn hơn năm trước.
f) Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu
Mức độ sinh lợi của vốn chủ sở hữu đã có sự gia tăng đáng kể, năm 2006 thì 100 đồng vốn chủ sở hữu tạo ra 0,93 đồng lợi nhuận, năm 2007 tạo ra được 1,21 đồng lợi nhuận, tăng 0,28 đồng và năm 2008 là 1,65 đồng, so với năm 2007 tăng 0,44 đồng. Ta thấy tỷ số này tăng là phụ thuộc vào 2 nhân tố là lợi nhuận ròng và vốn chủ sở hữu, mà qua 3 năm cả 2 nhân tố này đều tăng, điều này chứng tỏ tỷ số này tăng là do tốc độ tăng của lợi nhuận ròng nhanh hơn vốn chủ sở hữu.
g) Tổng tài sản bình quân trên vốn chủ sở hữu
Cứ 1 đồng vốn chủ sở hữu bình quân tạo ra được 1,26 đồng tài sản năm 2006, năm 2007 là 1,21 đồng, giảm 0,05 đồng so với năm 2006 và năm 2008 là 1,63 đồng, so với năm 2008 tăng 0,42 đồng. Điều này cho thấy năm 2007, Công ty sử dụng tài sản chưa đạt hiệu quả, năm 2008 tình hình sử dụng tài sản đạt hiệu quả khá tốt. Vì vậy, Công ty cần duy trì và phát huy hơn nữa.
Qua 3 năm, ta thấy khả năng sinh lời cao nhất ở năm 2008. Điều này cho thấy tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty có hiệu quả vì khả năng sinh lời của Công ty có xu hướng tăng. Bên cạnh đó ta thấy tình hình sử dụng tài sản của Công ty tương đối có hiệu quả thể hiện qua số vòng quay tài sản liên tục tăng qua 3 năm mặc dù tốc độ tăng tương đối chậm. Tuy nhiên, số vòng luân chuyển hàng hóa của Công ty có xu hướng giảm, năm sau giảm nhiều hơn năm trước. Do đó, Công ty cần
có biện pháp phù hợp để nâng cao số vòng luân chuyển hàng hóa, từ đó góp phần nâng cao lợi nhuận của Công ty.
4.4.2. Sơ đồ Dupont của Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường năm 2006, 2007 và năm 2008.
Từ việc phân tích trên ta chưa thấy hết được mối quan hệ giữa các tỷ số tài chính của Công ty Cát Tường. Vì vậy, để có thể thấy rõ hơn mối quan hệ tương tác giữa các tỷ số tài chính của Công ty, ta có sơ đồ Dupont như sau:
Sơ đồ 4: SƠ ĐỒ DUPONT CỦA CÔNG TY CÁT TƯỜNG
ROE (%) 2006 = 0,93 2007 = 1,21 2008 = 1,65 ROA (%) 2006= 0,74 2007 = 1,00 2008 = 1,21 nhân Tổng TS bình quân Vốn chủ sở hữu 2006 = 1,26 2007 = 1,21 2008 = 1,37 ROS (%) 2006 = 3,83 2007 = 1,53 2008 = 1,67 Vòng quay tổng TS 2006 = 0,19 2007 = 0,65 2008 = 0,72 nhân
Doanh thu thuần 2006 = 1.242.190 2007 = 7.900.352 2008 = 11.490.718 Lợi nhuận ròng 2006 = 47.628 2007 = 120.852 2008 = 191.448
Doanh thu thuần 2006 = 1.242.190 2007 = 7.900.352 2008 = 11.490.718 Tổng tài sản 2006 = 6.429.079 2007 = 12.101.661 2008 = 15.889.652 chia chia trừ Tổng doanh thu 2006 = 1.258.130 2007 = 7.947.134 2008 = 11.528.148 Tài sản dài hạn 2006 = 872.369 2007 = 958.020 2008 = 571.030 Tài sản ngắn hạn 2006 = 5.556.710 2007 = 11.143.641 2008 = 15.318.622 cộng Tổng chi phí 2006 = 1.210.502 2007 = 7.826.282 2008 = 11.336.700
Qua sơ đồ Dupont ta thấy các tỷ số tài chính được trình bày dưới dạng một phân số. Điều này có nghĩa là mỗi tỷ số tài chính sẽ tăng hay giảm tùy thuộc vào 2 nhân tố là tử số và mẫu số của tỷ số đó. Mặt khác, các tỷ số tài chính còn có mối quan hệ ảnh hưởng lẫn nhau. Hay nói cách khác, một tỷ số tài chính lúc này được trình bày bằng tích một vài tỷ số tài chính khác. Qua đó ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty Cát Tường, trong đó các tỷ số đều tương tác với nhau. Trên cơ sở đó đề ra các quyết định phù hợp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty. Cụ thể:
* Xét mức sinh lợi trên doanh thu (ROS)
Lợi nhuận ròng ROS =
Doanh thu thuần
Ta thấy mức sinh lợi trên doanh thu của Công ty sẽ bị ảnh hưởng bởi các nhân tố: tổng doanh thu và tổng chi phí (Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí). Do đó, muốn tăng tỷ số này thì phải giảm chi phí ở mức cho phép sao cho tốc độ tăng của chi phí sẽ thấp hơn tốc độ tăng của doanh thu. Khi đó lợi nhuận ròng sẽ tăng lên và tỷ số này sẽ tăng lên.
* Xét mức sinh lợi trên tổng tài sản (ROA)
Lợi nhuận ròng ROA =
Tổng tài sản
Lợi nhuận ròng Doanh thu thuần = x
Doanh thu thuần Tổng tài sản Doanh thu thuần
= ROS x
Tổng tài sản
Ta thấy, ROA phụ thuộc vào 2 yếu tố: sức sinh lời trên doanh thu và vòng quay tổng tài sản. Mà ROA càng cao thì càng tốt, do đó muốn tăng ROA thì Công ty cần phải:
- Tăng sức sinh lời trên doanh thu (ROS). - Tăng vòng quay tổng tài sản.
* Xét mức sinh lợi trên vốn chủ sở hữu (ROE)
Lợi nhuận ròng Lợi nhuận ròng Tổng tài sản ROE = = x
Vốn chủ sở hữu Tổng tài sản Vốn chủ sở hữu = ROA x Tỷ số đòn bẩy tài chính
Từ phương trình trên ta thấy để tăng ROE thì phải tăng 2 nhân tố: Tăng tỷ số đòn bẩy tài chính và sử dụng hiệu quả tổng tài sản (Sức sinh lợi tổng tài sản cao).
Qua sơ đồ Dupont về tình hình tài chính của Công ty Cát Tường, ta có thể thấy được bức tranh toàn cảnh về tình hình tài chính của Công ty, trong đó các tỷ số đều tương tác với nhau. Cụ thể:
* Xét bên phải sơ đồ
Nhìn vào bên phải của sơ đồ ta có thể thấy vòng quay của tài sản bị ảnh hưởng bởi nhân tố doanh thu thuần và tổng tài sản. Mà tổng tài sản thì bao gồm tài sản ngắn hạn và tài sản dài hạn. Vậy để tăng vòng quay tài sản thì có 2 cách: hoặc là tăng doanh thu hoặc là giảm tài sản. Khi tăng hay giảm tổng tài sản thì điều liên quan tới tiền, khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. Qua 3 năm, tổng tài sản của Công ty tăng, doanh thu thuần tăng nhưng tốc độ tăng tương đối nhanh. Vì vậy chúng ta thấy rằng vòng quay tài sản của Công ty đang tăng dần lên.
* Xét bên trái sơ đồ
Nhìn vào bên trái của sơ đồ ta có thể thấy được những nhân tố có thể ảnh hưởng đến tỷ lệ lãi thuần. Trên cơ sở đó, Công ty muốn tăng tỷ lệ lãi thuần cần quan tâm đến tổng chi phí, đi sâu phân tích những nhân tố cấu thành tổng chi phí để có biện pháp xử lý hợp lý và kịp thời. Vậy để nâng cao lợi nhuận ròng trên doanh thu, Công ty cần xem xét tổng chi phí. Nếu tổng chi phí tăng mà doanh thu thuần tăng chậm hơn thì khi đó tỷ lệ lãi thuần giảm xuống. Ngược lại, khi doanh thu tăng mà tổng chi phí không đổi thì tỷ lệ lãi thuần cao.
Nhận xét chung về tình hình hoạt động kinh doanh tại Công ty TNHH Đầu Tư và Phát Triển Công Nghệ Tin Học Cát Tường: Qua các nội dung phân tích trên
ta có thể nhận xét chung là tình hình hoạt động kinh doanh của Công ty đang có xu hướng tốt. Điều này được chứng minh qua qui mô hoạt động của Công ty đang gia tăng, các chỉ tiêu về hiệu quả cũng gia tăng mặc dù tốc độ tăng hơi chậm. Tình hình lưu chuyển hàng hóa có vẻ khả quan hơn, tình hình thực hiện chi phí còn tăng nhưng tốc độ tăng chậm lại và lợi nhuận của Công ty qua các năm đề tăng lên.
CHƯƠNG 5
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN
CÔNG NGHỆ TIN HỌC CÁT TƯỜNG
Qua quá trình phân tích ở Chương 3 và Chương 4 ta thấy môi trường bên trong và môi trường bên ngoài có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của Công ty. Để hoạt động kinh doanh có hiệu quả thì việc kết hợp giữa môi trường bên ngoài và các yếu tố nội tại bên trong là không thể thiếu được. Vì vậy, sự kết hợp này có ý nghĩa quan trọng trong việc đề ra giải pháp kinh doanh đúng đắn và hữu hiệu cho Công ty.
5.1. MỘT SỐ NHÂN TỐ BÊN TRONG VÀ MÔI TRƯỜNG BÊN NGOÀI TÁC ĐỘNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG KIH DOANH CỦA CÔNG TY
5.1.1. Môi trường bên trong 5.1.1.1. Điểm mạnh 5.1.1.1. Điểm mạnh
- Vị thế của Công ty nằm ngay trung tâm thành phố Cần Thơ, điều kiện giao thông dễ dàng. Vì vậy rất thuận lợi cho các quá trình giao dịch mua bán cũng như vận chuyển.
- Đội ngũ nhân viên có nhiều kinh nghiệm, đầy nhiệt quyết và được đào tạo tốt.
- Uy tín của Công ty ngày càng được nâng cao nhờ vào chất lượng của sản phẩm mà Công ty cung cấp, thời gian giao hàng và cung cấp dịch vụ, điều kiện thanh toán của quá trình mua cũng như bán sản phẩm.
- Thị trường tiêu thụ ngày càng được mở rộng. Bên cạnh những khách hàng quen thì Công ty đã có thêm được một số khách hàng mới.
- Tình hình tài chính của Công ty khá ổn định. Nguồn vốn kinh doanh của Công ty hàng năm đều được bổ sung.
- Một số dịch vụ khác của Công ty đang có triển vọng phát triển mạnh như dịch vụ thiết kế và lắp đặt mạng.
5.1.1.2. Điểm yếu
- Nguồn vốn vay hàng năm của Công ty khá lớn do số lượng hàng tồn kho qua các năm đều tăng làm cho vốn lưu động của Công ty bị ứ động.
- Mặc dù doanh thu của Công ty qua các năm đều tăng nhưng chi phí cũng tăng rất cao làm cho lợi nhuận của Công ty bị giảm sút đáng kể.
- Mặt hàng mà Công ty kinh doanh có giá trị hao mòn vô hình lớn. Do đó mà giá trị của nó sẽ bị giảm nhanh chóng theo thời gian làm cho Công ty hang năm phỉa mất đi một khoản thu khá lớn.
- Mặt bằng của Công ty tương đối hẹp cộng thêm cách bày hàng chưa được bắt mắt nên chưa thu hút được khách hàng.
- Sản phẩm của Công ty chưa được phong phú về chủng loại để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của khách hàng, đặc biệt là máy bộ.
5.1.2. Môi trường bên ngoài 5.1.2.1. Cơ hội 5.1.2.1. Cơ hội
Môi trường kinh doanh đã tạo ra những cơ hội lớn cho hoạt động của Công ty.
Khả năng mở rộng thị trường, đa dạng hoá sản phẩm