Thực trạng thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn từ 2006 đến nay

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình (Trang 46 - 52)

- Công bố, quảng cáo và có những phương án tuyên truyền thương hiệu, hình ảnh của công ty để cho công chúng tiếp cận tin tưởng khi làm việc với công ty chứng

2.2.1.Thực trạng thị trường chứng khoán Việt nam giai đoạn từ 2006 đến nay

ABS thành lập vào thời điểm cuối năm 2006, đó là thời điểm TTCK Việt Nam gần như thăng hoa nhất. Tại thời điểm đó, khối lượng giao dịch và số nhà đầu tư vào TTCK tăng cao vọt cùng với chỉ số VN- index. Chỉ cuối năm 2005 tới đầu năm 2006, thị trường chứng khoán trở thành tâm điểm theo dõi của cả nền kinh tế. Đáp ứng nguồn vốn ngày càng lớn được đưa vào thị trường , rất nhiều doanh nghiệp đã tiến hành cổ phần hóa hoặc niêm yết chứng khoán lên thị trường tập trung. Thời gian từ đầu năm 2006 tới tháng 4 năm 2007 trở thành quãng thời gian phát triển rực rỡ của TTCK và các CTCK. Trong quãng thời gian này có đến hơn 40 CTCK mới được thành lập và cung cấp đủ các dịch vụ tốt nhất tới các nhà đầu tư.

Biểu đồ 2.4: Diễn biến VN- Index và khối lượng giao dịch trên HOSE từ cuối tháng 4/2006 cho tới nay.

( Nguồn http://www.Fpts.com.vn )

Chỉ số Vn- Index đã lên tới mốc cao nhất là 1171 điểm vào ngày 31/03/2007 và bắt đầu sụt giảm, bắt đầu thời gian biến động bất ổn của TTCK Việt Nam. Do các DN nhà nước tiến hành cổ phần hóa, phát hành chứng khóan ra công chúng với tổng khối lượng và giá trị khổng lồ, đồng thời đẩy giá đấu thầu bình quân lên cao khiến cán cân cung-cầu bị xáo trộn mạnh. Hàng hóa trên thị trường chứng khoán

chúng trong khi các chính sách kinh tế vĩ mô do Ngân hàng Nhà nước tiến hành lại khiến tiền được rút ra khỏi lưu thông nhằm kiềm chế lạm phát. Quan hệ cung- cầu trên thị trường chứng khoán bị đảo lộn bởi nguồn cung quá lớn và sự làm giá, lũng loạn thị trường bởi một số cá nhân và tổ chức có khả năng tài chính mạnh. TTCK Việt Nam sụt giảm nghiêm trọng và lập kỷ lục đáy VN-index chỉ còn 242 điểm vào ngày 26/02/2009. Và khi này, không ít các nhà đầu tư đã rút vốn khỏi thị trường chứng khoán chuyển sang đầu tư vào vàng và ngoại tệ.

Tỷ lệ lạm phát cao năm 2007 cũng là một trong những lý do chính để giải thích cho sự sụt giảm của TTCK. Trên thực tế, lạm phát đã tác động mạnh đến giá cả hàng hóa trên thị trường gây khó khăn cho tất cả các lĩnh vực kinh tế. NHNN buộc phải áp dụng các biện pháp thắt chặt nhằm hạn chế lưu thông tiền tệ. Biện pháp này là cần thiết để ổn định nền kinh tế vĩ mô. Tuy nhiên, hệ quả của việc khống chễ trần lãi suất huy động đã khiến cho các NH không thể huy động được vốn, lãi suất qua đêm bị đẩy lên mức cao, khan hiếm đồng tiền khiến cho nhiều doanh nghiệp lâm vào khó khăn do không chuẩn bị được vốn cho quá trình sản xuất. Giá cổ phiếu của các Ngân hàng giảm mạnh cũng tác động mạnh đến TTCK.

Mặt khác, đến giữa năm 2008, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế Mỹ đã khiến nền kinh tế thế giới lao đao theo, và nước ta cũng không phải ngoại lệ. TTCK Việt Nam đang trên đà xuống dốc lại bị ảnh hưởng mạnh của cuộc khủng hoảng khiến giá cổ phiếu giảm mạnh. Hầu hết các thị trường chứng khoán trên thế giới đều sụt giảm từ 40-70%. Nhiều mã chứng khoán biến mất khỏi sàn giao dịch , nhiều doanh nghiệp bị thâu tóm hoặc quốc hữu hóa. Hầu hết các công ty chứng khoán gặp khó khăn do sự sụt giảm chung của thị trường khiến thiệt hại từ nghiệp vụ tự doanh bị thua lỗ và các nghiệp vụ kinh doanh khác đều bị đình đốn. Lúc này UBCKNN đã nhiều lần thay đổi biên độ giao dịch như là một biện pháp hạn chế sự sụt giảm mạnh của thị trường có lúc xuống còn 1%, 2% lần luợt với sàn HOSE và HASTC. Đây là giai đoạn khủng hoảng đối với thị trường chứng khoán Việt Nam khi đã xuất hiện bán tháo cổ phiếu mạnh mẽ của nhà đầu tư. Tính thanh khoản của thị trường sụt giảm nghiêm trọng . Biện pháp “cấp cứu” này đã khiến niềm tin của nhiều nhà đầu

tư dần dần phục hồi, từ thất vọng chuyển sang phấn khích tranh mua cổ phiếu với giá trần trong nhiều phiên sau đó khiến giá cổ phiếu bắt đầu tăng nhẹ vào đầu tháng 3/2009, và thị trường có dấu hiệu phục hồi. Và các nhà đầu tư đang nóng lòng hi vọng chờ đợi thị trường chứng khoán hồi phục vào cuối năm 2009.

2.2.2 Nội dung hoạt động tự doanh của CTCP Chứng khoán An Bình

Về hình thức và nguyên tắc hoạt động tự doanh: ABS chủ yếu tập trung vào đầu tư ngắn hạn, quy mô vốn đầu tư dài hạn chỉ bằng 1/3 vốn đầu tư ngắn hạn.Trong đầu tư ngắn hạn, ABS tập trung vào các cổ phiếu doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch tập trung, còn mảng tự doanh trái phiếu thì ABS chưa thực hiện. Đối với cổ phiếu chưa niêm yết công ty chỉ tiến hành tự doanh những cổ phiếu của các nghành có tiềm năng phát triển như ngân hàng, tài chính, dầu khí… có khả năng đem lại lợi nhuận lớn, có độ an toàn và tính thanh khoản cao.

Bảng 2.5: Tỷ lệ đầu tư của công ty trong năm 2007

Giá trị (đồng)

Đầu tư chứng khoán ngắn hạn 188,826,091,355

1. Cổ phiếu công ty niêm yết 87,112,048,900 2. Cổ phiếu chưa niêm yết 40,524,979,342 3. Quyền mua 61,189,063,113

Đầu tư dài hạn vào công ty CP Giấy An Hòa 60,000,000,000

Tổng số đầu tư chứng khoán 248,826,091,355

(Nguồn báo cáo tài chính của ABS năm 2007)

ABS luôn tập trung nghiên cứu thay đổi danh mục tự doanh chứng khoán để phù hợp với tình hình thị trường đang khó khăn nhằm tối đa hóa lợi nhuận. Chiến lược quản lý danh mục tự doanh chứng khoán của ABS dựa trên các tiêu chí như đa dạng tự doanh cổ phiếu để tối đa hóa lợi nhuận, giảm thiểu rủi ro phát sinh và ảnh hưởng của rủi ro hệ thống; quản lý linh hoạt danh mục tự doanh chứng khoán; đảm bảo an toàn lợi nhuận; đây cũng là vấn đề rất quan trọng đối với một công ty chứng khóan mới thành lập được hơn 2 năm như ABS.

đông chiến lược như: Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN); Ngân hàng Thương mại cổ phần An Bình (ABB) và Công ty xuất nhập khẩu Tổng hợp Hà Nội (Geleximco).Vốn điều lệ của ABS hiện nay là 397 tỷ đồng, vì thế ABS không chịu áp lực tăng vốn như các công ty chứng khoán khác có VĐL nhỏ hơn 300tỷ đồng. Các công ty chứng khoán có VĐL nhỏ hơn 300 tỷ đồng không thể tăng VĐL lên 300tỷ đồng sẽ phải cắt giảm bớt nghiệp vụ (nghiệp vụ tự doanh là 100tỷ đồng). Với một công ty mới thành lập được hơn 2 năm như ABS việc tăng vốn điều lệ 2 lần đạt 397tỷ đồng thì đó là một thành công so với nhiều công ty chứng khoán khác. Lộ trình tăng vốn của ABS như sau:

50tỷ 300tỷ 397tỷ

29/09/2006 18/04/2007 10/12/2008

Vào thời điểm các nhiều CTCK khác đang phải đối mặt với nguy cơ phá sản hay phải chịu áp lực tăng vốn để khỏi phải cắt giảm các nghiệp vụ thì ABS lại tăng vốn từ 300 tỷ đồng lên 397 tỷ đồng nhằm nâng cao năng lực tài chính và khả năng tham gia đầy đủ các dịch vụ tại các dự án lớn thuộc các thành phần kinh tế khác nhau trên cả nước. Nguồn vốn dành cho hoạt động tự doanh của công ty chiếm khoảng trên 30% tổng vốn điều lệ. Đối với một công ty mới thành lập như ABS, chưa có nhiều kinh nghiệm trong mảng môi giới, tư vấn thì hoạt động tự doanh là hoạt động có đóng góp quan trọng.

Về mặt cơ cấu tổ chức nhân sự, ABS không phải là một công ty có cơ cấu tổ chức và lực lượng nhân sự mạnh cho việc thực hiện hoạt động tự doanh chứng khoán. Theo bảng Cơ cấu nhân sự các bộ phận của ABS, thì tổng số nhân sự của bộ phận tự doanh cuối năm 2008 là 7 người kể cả 1 trưởng phòng và 1 phó phòng, chiếm hơn 11% tổng số nhân sự các bộ phận. Trong số 7 nhân viên của bộ phận tự doanh thì chỉ có 3 nhân viên là có Chứng chỉ hành nghề của UBCK nhà nước. Các nhân viên tự doanh thực hiện theo dõi những cổ phiếu niêm yết trên HOSE và HASTC theo nhóm nghành, đồng thời thực hiện các nghiên cứu, phân tích dự báo

thị trường. Các quyết định đầu tư và nghiên cứu lập danh mục tự doanh chứng khoán sẽ được quyết định bởi trưởng phòng, sau đó sẽ được đệ trình lên tổng giám đốc phê duyệt. Ở các CTCK khác như TLS bộ phận tự doanh là 11người, FPTS là 9 người, SSI là 12 người. Có thể thấy rằng quy mô nhân sự của bộ phận tự doanh chứng khóan ABS còn nhỏ. Nếu ABS tiếp tục duy trì bộ máy nhân sự như vậy sẽ mang lại rủi ro tương đối lớn khi khối lượng công việc quá nhiều, áp lực công việc có thể dẫn đến sai sót nhất định.

Bảng 2.6: Cơ cấu thay đổi nhân sự các bộ phận năm 2008

Đối tượng

Số lượng người có CCHN/ tổng số người làm việc tại thời điểm đầu kỳ

Số lượng người có CCHN/ tổng số người làm việc tại thời điểm cuối kỳ Số người thôi làm việc cho công ty trong kỳ Số người tuyển mới trong kỳ Ban giám đốc 1/10 5/9 4 2 Bộ phận môi giới 6/18 17/31 Bộ phận tự doanh 2/6 3/7 4 5 Bộ phận bảo lãnh phát hành 0/1 3/5 4 4

Bộ phận tư vấn đầu tư 1/9 3/5 6 2

Bộ phận lưu ký 5/11 4/6 2 1

Tổng số 15/55 35/63 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(Nguồn: báo cáo thường niên ABS năm 2008)

Quy trình thực hiện phương án tự doanh của ABS

Trong hạn mức tự phán quyết: quy trình này theo 3 bước:

- Lập phương án tự doanh: khi có kế hoạch giao dịch tự doanh, cán bộ tự doanh được ủy quyền phải lập phương án tự doanh làm cơ sở phân tích căn cứ ra quyết định. Mỗi một cán bộ tự doanh phải ký và ghi rõ họ tên vào phương án tự doanh. Phương án tự doanh phải bao gồm các thông tin sau: Loại chứng khoán đầu tư, khối lượng đầu tư ( tổng số tiền mua hoặc chứng khoán bán ra), giá , thời hạn thực hiện.

- Thực hiện phương án tự doanh: Cán bộ thực hiện tự doanh phải tuân thủ các quy định ban giám đốc đề ra và các quy định khác của pháp luật có liên

- Báo cáo phương án tự doanh

Cán bộ tự doanh gửi một bản phương án tự doanh đến trưởng phòng tự doanh để báo cáo. Trưởng phòng tự doanh có trách nhiệm lưu hồ sơ tự doanh bao gồm phương án tự doanh và các giấy tờ tài liệu khác liên quan.

Trưởng phòng tự doanh thực hiện các chức năng kiểm soát sau và theo dõi quản lý phương án tự doanh. Trường hợp phát hiện các vấn đề sai phạm hoặc những nguyên nhân khác có thể dẫn tới hậu quả gây thiệt hại vốn cho Công ty thì báo cáo trực tiếp với cấp trên có thẩm quyền quyết định.

Trong trường hợp do tổng giám đốc quyết định:

Cán bộ tự doanh không được tự phán quyết trong các trường hợp sau: + Không được giao hạn mức tự phán quyết

+ Được giao hạn mức tự phán quyết nhưng đã giải ngân hết số vốn được giao trong thời kỳ được giao

+ Phương án tự doanh đòi hỏi số vốn lớn hơn hạn mức tự phán quyết được giao Đề xuất, thẩm định và phê duyệt:

+ Trưởng phòng tự doanh hoặc cán bộ tự doanh lập phương án kinh doanh và đề xuất quan điểm của mình.

+ Tổng giám đốc nghiên cứu các đề xuất của phòng tự doanh để quyết định phê duyệt phương án tự doanh. Sau đó tổng giám đốc giao cho phòng tự doanh thực hiện.

+ Trường hợp phương án xuất phát từ tổng giám đốc hoặc Trưởng phòng tự doanh thì phải chuyển cho cán bộ tự doanh thực hiện theo đúng quy trình. Cán bộ tự doanh có thẩm định độc lập của mình về phương án.

Thực hiện phương án phê duyệt:

+ Đối với phướng án tự doanh chứng khoán niêm yết Trưởng phòng tự doanh có trách nhiệm thực hiện phương án đã được tổng giám đốc phê duyệt

+ Đối với phương án tự doanh chứng khoán khác: Trưởng phòng tự doanh có trách nhiệm thương lượng các điều kiện giao dịch với người bán (mua), từ đó lập phương án tự doanh để trình lên Tổng giám đốc công ty phê duyệt.

Cơ sở lý thuyết phân tích và dự báo diễn biến TTCK cũng như các loại chứng khoán được bộ phận tự doanh ABS sử dụng gồm có: Lý thuyết quản lý doanh mục đầu tư của Harry Markowitz; các phép phân tích kỹ thuật, chủ yếu nhằm vào việc sử dụng để phân tích diễn biến TTCK và xu thế giá chứng khoán trong ngắn hạn ; các chỉ tiêu tài chính của chủ thể phát hành chứng khoán. ABS tiến hành phân tích tài chính các doanh nghiệp có cổ phiếu đang lưu hành, đối với các doanh nghiệp mà bộ số liệu không đáng tin cậy thì không tiến hành hoạt động đầu tư. Khi tiến hành phân tích tài chính để lựa chọn ra các cổ phiếu tiềm năng, ABS quan tâm vào các chỉ số tài chính như các chỉ số về khả năng sinh lời (ROA, ROE, EPS, tỷ lệ chi trả cổ tức, khả năng sinh lời cơ bản); các chỉ số về khả năng thanh toán , các chỉ số khả năng hoạt động (ABS quan tâm đến vòng quay vốn lưư động và hiệu suất sử dụng tài sản). Việc đánh giá các chỉ số trên giúp ABS có đầy đủ cơ sở để đưa ra quyết định tự doanh chính xác hơn so với việc áp dụng các mô hình lý thuyết của Harry Markowitz.

Một phần của tài liệu Phát triển hoạt động tự doanh tại Công ty Cổ Phần Chứng Khoán An Bình (Trang 46 - 52)