- Công bố, quảng cáo và có những phương án tuyên truyền thương hiệu, hình ảnh của công ty để cho công chúng tiếp cận tin tưởng khi làm việc với công ty chứng
2.2.3 Kết quả hoạt động tự doanh
Trong thời buổi khủng hoảng kinh tế toàn cầu đang lan rộng khắp và ảnh hưởng không nhỏ tới Việt Nam, thị trường chứng khoán lại vô cùng nhạy cảm với những biến động kinh tế lớn trên thế giới. Chính vì vậy trong thời gian này, việc lựa chọn chứng khoán đầu tư được công ty xem xét rất kỹ lưỡng. Việc lựa chọn chứng khoán đầu tư sẽ do khối đầu tư trong công ty thực hiện sau khi được sự phê chuẩn của Tổng Giám đốc. Trước mắt việc kinh doanh của công ty cũng giống như hơn 100 công ty chứng khoán khác trên thị trường gặp khó khăn nhất định tuỳ vào đặc điểm của từng công ty, cũng như tiềm lực tài chính của chúng. Các cơ hội đầu tư, cơ hội kinh doanh cũng ít đi và khó khăn hơn trong năm 2009.
Trong thời gian đầu mới thành lập công ty Cổ phần Chứng khoán An Bình gặp nhiều khó khăn trong kinh doanh, chưa có kinh nghiệm nhiều trong mảng môi giới, tư vấn thì hoạt động tự doanh là hoạt động có đóng góp quan trọng. Nhưng phải hiểu là đây không thể là hoạt động chủ đạo lâu dài được vì nó phụ thuộc nhiều vào
biến động thị trường nên chứa đầy rủi ro có thể dẫn đến phá sản.Trước tiên ta xem tỷ lệ % doanh thu các hoạt động trong công ty:
Bảng 2.7: Bảng tỷ lệ % doanh thu các bộ phận của công ty năm 2007- 2008
Chỉ tiêu 2007 % DT 2008 % DT
Tổng doanh thu 137.111.473.913 100,00%
103.838.341.86
7 100,00%Môi giới CK cho người đầu tư 21.136.345.845 15,42% 13.542.934.103 13,04% Môi giới CK cho người đầu tư 21.136.345.845 15,42% 13.542.934.103 13,04%
Tự doanh chứng khoán 98.236.240.213 71,65% 35.594.135.378 34,28%
Tư vấn tài chính 318.000.000 0,23% 610.000.000 0,59% Bảo lãnh phát hành, đại lý phát
hành CK 6.740.617.752 4,92% 22.738.000 0,02%
Tư vấn đầu tư CK 2.650.440.063
Lưu ký CK cho người đầu tư 168.000.000 0,12% 712.253.999 0,69% Doanh thu về vốn kinh doanh 10.512.270.103 7,67% 50.705.840.324 48,83%
(Nguồn BCTC 2007-2008 của ABS)
Bảng 2.8: Bảng tỷ lệ doanh thu
Môi giới chứng khóan cho người đầu tư
Tự doanh chứng khoán Tư vấn tài chính
Bảo lãnh phát hành, đại lý phát hành CK
Tư vấn đầu tư CK cho người đầu tư
Lưu ký CK cho người đầu tư
Doanh thu về vốn kinh doanh Doanh thu khác
Trong năm 2007 tổng doanh thu của các hoạt động của công ty mang lại có sự cách biệt khá lớn. Nhiều nhất phải nói đó là mảng tự doanh của công ty với hơn 98 tỷ đồng chiếm gần 72 % tổng doanh thu. Thì trong năm 2008 do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế nên doanh thu về tự doanh chứng khóan giảm mạnh chỉ chiếm 34,28% trong cơ cấu doanh thu, và giảm 63,77% so với năm 2007.
Ta thấy rằng tự doanh là nghiệp vụ nuôi sống các CTCK trong thời điểm năm 2006- 2007 thì vào thời điểm này hoạt động tự doanh lại là hoạt động gây tổn thất lớn nhất
cho công ty. Trong năm 2008, Doanh thu từ hoạt động tự doanh của công ty mới chỉ đạt hơn 35 tỷ đồng mà chi phí cho hoạt động kinh doanh chứng khoán đã lên tới hơn 156 tỷ đồng. Tỷ lệ % thu nhập từ đầu tư tự doanh trên tài sản đầu tư tự doanh năm 2008 là -16,5% điều này chứng tỏ chất lượng đầu tư tự doanh (cổ phiếu, chứng chỉ quỹ niêm yết và chưa niêm yết ) của công ty là rất kém.
(*) Thu nhập từ hoạt động đầu tư tư doanh = Doanh thu tự doanh - Chi phí tự doanh. (**) Tài sản đầu tư tự doanh năm hiện tại = Giá vốn
Năm 2008, năm bắt đầu cuộc khủng hoảng kinh tế và sụp đổ thị trường tài chính thế giới, cuộc khủng hoảng được các chuyên gia đánh giá là trầm trọng nhất kể từ sau đại khủng hoảng năm 1929. Cuộc khủng hoảng vẫn đang tiếp diễn gây ra ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế cũng như thị trường tài chính Việt Nam. Năm 2008, đang triển khai đối phó với lạm phát phi mã, nền kinh tế của chúng ta lại phải có kế hoạch đối phó với giảm phát và khủng hoảng tài chính, VnIndex giảm gần 70% trong năm, nhà đầu tư bi quan và rất nhiều người, kể cả nhà đầu tư nước ngoài, đã thoái vốn khỏi thị trường gây ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động kinh doanh chứng khóan của ABS, đặc biệt là hoạt động tự doanh. Với chi phí bỏ ra là hơn 60 tỷ cho hoạt động tự doanh mà doanh thu chỉ đạt có hơn 35 tỷ (chiếm 34,28% tổng doanh thu) đã khiến cho công ty càng lỗ nặng hơn
Bảng 2.9: Tình hình chứng khoán nắm giữ tại thời điểm cuối năm 2008
Stt Mã giữ theo giá mua vàoGiá trị đang nắm Giá trị đang nắm giữ theo giá thị trường Chênh lệch Tỷ lệ (%) A T ự doanh I HOSTC 1 PAC 322,850,000 372,075,000 49,225,000 15.25% 2 SSI 17,907,700,000 17,587,900,000 (319,800,000) -1.79% 3 PVD 10,387,800,000 9,850,500,000 (537,300,000) -5.17% 4 DXP 2,744,150,000 2,792,265,000 48,115,000 1.75% 5 TSC 8,814,115,000 9,698,070,000 883,955,000 10.03% 6 HAS 19,459,097,000 18,661,734,000 (797,363,000) -4.10% Cộng Hostc 59,635,712,000 58,962,544,000 (673,168,000) -1.13% II HASTC 1 HAI 94,600,000 91,300,000 (3,300,000) -3.49% 2 ACB 872,200,000 915,000,000 42,800,000 4.91% Cộng Hastc 966,800,000 1,006,300,000 39,500,000 4.09% C ộng tự doanh 60,602,512,000 59,968,844,000 (633,668,000) -1.05%
Theo bảng 2.8 tình hình nắm giữ chứng khoán của ABS năm 2008 ta có thể thấy, ABS đầu tư chủ yếu là cổ phiếu niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán HOSE (phần nhiều là những doanh nghiệp có quy mô lớn). Giá trị cổ phiếu niêm yết nắm giữ trên sàn HOSE chiếm gần 59tỷ so với hơn 1tỷ trên sàn HASTC theo giá trị thị trường tại thời điểm đó. Các cổ phiếu của công ty nắm giữ hầu hết là các cổ phiếu đầu nghành, tiềm năng như: công ty chứng khoán SSI, Tổng công ty CP khoan và dịch vụ khoan dầu khí PVD, Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu ABC…Mặc dù vậy do sự đi xuống của thị trường chứng khoán nên tổng giá trị cổ phiếu niêm yết mà công ty nắm giữ lại thấp hơn giá trị thị trường tại thời điểm tổng kết cuối năm 2008. Việc không thu được khoản chênh lệch giá kỳ vọng cộng với chi phí cho họat động tự doanh khiến cho lợi nhuận từ hoạt động tự doanh của công ty lỗ nặng . Tuy vậy, công ty có thể giảm thiểu rủi ro nếu khắc phục một số hạn chế như sau.