7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.1. THỊ TRƯỜNG TIÊU THỤ GẠO XÍ NGHIỆP
4.1.1. Thị trường xuất khẩu
Thị trường truyền thống xuất khẩu gạo của công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long nói chung và xí nghiệp 3 nói riêng lâu nay chủ yếu là thị trường Châu Á: Malaysia, Philipin, Indonesia và Châu Phi trong đó thị trường Châu Á chiếm 46%, Châu Phi chiếm 54%. Loại gạo xuất khẩu của xí nghiệp có tỷ lệ % tấm cao 15% - 25%, gạo 25% thường xuất sang thị trường cấp thấp và cấp trung chiếm gần 70% lượng gạo xuất khẩu của xí nghiệp. Năm 2006 tổng sản lượng xuất sang các thị trường này 17.546 tấn chiếm 71,01% tổng sản lượng bán ra của xí nghiệp, năm 2007 xuất gần 13.000 tấn chiếm tỉ lệ 87% sản lượng và 2008 xuất 13.778 tấn chiếm tỉ lệ 98% sản lượng của năm. Xí nghiệp không trực tiếp thực hiện xuất khẩu mà thông qua công ty. Trong 10 thị trường nhập khẩu gạo lớn nhất của Việt Nam năm 2008 thì Phillippines vẫn là thị trường đứng tại vị trí số một, chiếm gần 40% tổng lượng gạo xuất khẩu của Việt Nam, tăng 9,3% thị phần so với năm 2007. Trong 10 thị trường có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất này thì có 3 thị trường bao gồm Philippin, Malaysia, Cu Ba là thị trường truyền thống, chiếm 63,8% về giá trị và 54,8% về lượng. 7 thị trường còn lại là các thị trường thương mại (chiếm 18,4% về giá trị và 23,3% về lượng), trong đó thị trường châu Phi chiếm tới 11,7% về giá trị và 14,5% về lượng. Châu Phi là thị trường dễ tính không đòi hỏi quá khắt khe về chất lượng sản phẩm. Vì vậy, thị trường Châu Phi là thị trường được đánh giá là tiềm năng lớn trong hoạt động xuất khẩu gạo của xí nghiệp năm 2009.
Trong năm 2009, sản lượng gạo xuất khẩu Việt Nam sang Philipin đã ký hợp đồng là 1,5 triệu tấn, ở thị trường Châu Phi sẽ ký kết xong hợp đồng vào tháng 6 .Trong dự kiến Châu Phi sẽ nhập khẩu 50% sản lượng gạo từ việt Nam thay vì nhập của Thái Lan và Ấn Độ. Việc xuất khẩu sang hai thị trường này là điều kiện tốt cho xí nghiệp trong năm 2009 bởi đây l à hai thị trường truyền thống quen thuộc. Yêu cầu về loại hàng của hai thị trường này phù hợp với sản phẩm kinh doanh của xí nghiệp.
4.1.2. Thị trường nội địa
Thị trường gạo trong nước lâu nay của xí nghiệp vẫn tập trung ở các tỉnh thành khu vực đồng bằng sông Cửu Long. Trong năm 2006 sản lượng tiêu thụ nội địa đạt 1.657,5 tấn chiếm 7,41% trong tổng sản lượng cả năm, năm 2007 đạt 2.590 tấn chiếm tỉ lệ 13% lượng tiêu thụ trong năm, năm 2008 đạt 247 tấn chiếm tỉ lệ 2% sản lượng của năm. Năm 2006 lượng tiêu thụ trung bình hàng tháng đạt 138 tấn/tháng, năm 2007 đạt 216 tấn/tháng, 2008 đạt 21 tấn/tháng.
Khó khăn cho xí nghiệp khi tiêu thụ sản phẩm ở thị trường nội địa là rào cản về thuế giá trị gia tăng 5% cho mặt hàng gạo. Trong khi đó các đại lí nhỏ lẻ, các bạn hàng ở chợ đầu mối chỉ chịu khoản thuế khoán hàng tháng, do đó giá bán ra có tính cạnh tranh hơn của xí nghiệp. Ở thị trường nội địa tuy xí nghiệp có quan tâm nhưng chưa chú trọng khai thác nhiều, trong thời gian qua xí nghiệp đã bỏ quên tiềm năng của thị trường nội địa. Khi nguồn cung lúa gạo không đủ đáp ứng được nhu cầu lương thực trong nước, tất yếu giá lương thực sẽ tăng cao, các doanh nghiệp, thương lái tranh nhau mua hàng. An ninh lương thực quốc gia bị đe dọa sẽ có sự can thiệp của chính phủ bằng các chính sách hạn chế xuất khẩu để bình ổn thị trường trong nước. Đến lúc đó hoạt động xuất khẩu của xí nghiệp sẽ bị đình truệ và gặp trở ngại cho khâu tiêu thụ sản phẩm điển hình là diễn biến thị trường năm 2007 và 2008.
Cơn sốt gạo năm 2008 do bị ảnh hưởng của thị trường thế giới một phần do sự đầu cơ gạo trong nước. Khi giá gạo tăng cao vào những tháng đầu năm, các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng lương thực ghìm hàng chờ giá tăng lên cao hơn để bán lúc đó đầu vào cho sản xuất của xí nghiệp trở nên khó khăn hơn bởi
nguồn thu mua chính của xí nghiệp thông qua các thương lái, không chủ động được nguồn nguyên liệu buộc xí nghiệp phải mua giá cao sẽ làm tăng giá thành sản phẩm giảm lợi nhuận.
4.2. CHÍNH SÁCH HẠN NGẠCH XUẤT KHẨU GẠO
Gạo là mặt hàng nằm trong rổ hàng hoá để tính chỉ số giá tiêu dùng (CPI) của Việt Nam. Hơn hai năm qua, chỉ số giá tiêu dùng nhóm hàng lương thực, trong đó có gạo, luôn tăng mạnh hơn so với tốc độ tăng chung của CPI. Chính vì vậy, hơn 2 năm qua, Chính phủ đã áp dụng biện pháp chỉ tiêu sản lượng xuất khẩu gạo mà bản chất là hạn ngạch để điều tiết sản lượng gạo xuất khẩu, với mong muốn vừa kiểm soát được giá gạo trong nước không quá leo thang, vừa đảm bảo an ninh lương thực quốc gia.
Chính sách hạn ngạch xuất khẩu gạo hiện nay trên lý thuyết có vẻ đơn giản, chỉ cần đầu năm Chính phủ công bố hạn ngạch là xong, nhưng thực tế thì khá phiền phức. Bởi đi kèm với hạn ngạch sản lượng gạo là việc xác nhận hợp đồng của hiệp hội lương thực Việt Nam (VFA), thủ tục công nhận lượng gạo còn trong kho của doanh nghiệp, rồi thời hạn giao hàng và nhiều thủ tục hành chính. Thông thường sau khi ký xong hợp đồng xuất khẩu xí nghiệp mới triển khai kế hoạch mua hàng dự trữ để sản xuất do sự hạn chế về nguồn vốn, kho bãi và nhằm tiết kiệm các khoản chi phí bảo quản. Các thủ tục hành chính sẽ mất nhiều thời gian gây khó khăn cho xí nghiệp sẽ ảnh hưởng đến thời hạn giao hàng, có khi phải hoãn giao hàng làm mất uy tín với nhà nhập khẩu. Việc áp dụng hạn ngạch sẽ làm triệt tiêu phần nào động lực kinh doanh của xí nghiệp. Bởi nếu ký hợp đồng xuất khẩu gạo có giá thấp hơn giá định hướng của hiệp hội là không được xác nhận để xuất khẩu. Hợp đồng xuất khẩu của xí nghiệp bao gồm hai loại: xuất theo hợp đồng được chính phủ ký kết theo chỉ tiêu phân bổ của công ty và xuất theo hợp đồng thương mại. Đối với hợp đồng thương mại điều vướng mắc của xí nghiệp là chính sách mức giá tối thiểu.
Theo kế hoạch đề ra hạn ngạch xuất khẩu năm 2009 khoảng 4,5 – 5 triệu tấn gạo. Trong 6 tháng đầu năm đã ký hợp đồng khoảng 3,7 triệu tấn, như vậy 6 tháng cuối năm còn lại khoảng 1,3 triệu tấn. Hiệp hội cho rằng khả năng giao hàng trong 6 tháng đầu năm khó mà thực hiện đúng hợp đồng nên đề nghị giãn
đồng cho thời hạn giao từ tháng 7 trở lên, đây được xem như là thông báo tạm ngưng ký hợp đồng xuất khẩu mới. Việc giãn hợp đồng xuất khẩu và tạm ngưng ký hợp đồng mới đã gây nhiều thiệt thòi cho xí nghiệp. Hiện nay, thị trường thế giới có nhu cầu lớn về lúa gạo, giá lúa gạo tăng thì lại giãn tiến độ giao hàng, ngưng ký hợp đồng xuất khẩu đã ảnh hưởng trực tiếp đến xí nghiệp, làm cho xí nghiệp bỏ qua cơ hội kinh doanh tìm kiếm lợi nhuận bởi ít có nhà nhập khẩu nào chấp nhận đặt bút ký hợp đồng trong thời điểm này nhưng sau tháng 7 mới giao hàng vì sợ rủi ro. Rất có thể khi nhu cầu về lúa, gạo thế giới giảm xuống hoặc giá gạo tụt trong những tháng cuối năm như xu hướng năm 2008. Vì trên thực tế, ngay cả Hiệp hội Lương thực Việt Nam hiện cũng chưa nắm rõ tình hình xuất khẩu 6 tháng cuối năm 2009 sẽ ra sao mà chỉ nhận định nếu Trung Quốc tăng mua vào do hạn hán trên diện rộng thì giá lúa gạo thế giới sẽ tăng, ngược lại nếu Ấn Độ bán lúa ra, không dự trữ thì giá lúa gạo thế giới sẽ giảm. Với những quyết định này công ty và xí nghiệp cần phải tập trung hơn nữa để tìm kiếm khách hàng những tháng cuối năm, tìm kênh tiêu thụ cho sản phẩm.
Tại cuộc họp gần đây với các bộ Công thương, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam để bàn giải pháp kích cầu lúa gạo, tháo gỡ khó khăn cho cả nông dân lẫn doanh nghiệp, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã đề nghị các bộ cùng kiến nghị Chính phủ sửa đổi quy chế điều hành xuất khẩu gạo theo hướng Nhà nước chỉ quy định tổng lượng lúa gạo xuất khẩu tối đa cho từng thời điểm trong năm và bãi bỏ cơ chế Hiệp hội Lương thực Việt Nam phân phối chỉ tiêu, hạn ngạch cho từng doanh nghiệp xuất khẩu lúa gạo. Bởi cơ chế, chính sách điều hành trong nước là hạn ngạch xuất khẩu được giao quá ít so với thực lực, khả năng cung cấp của doanh nghiệp. Với kiến nghị này trong tương lai xí nghiệp có thể ký thêm nhiều hợp đồng để tăng lượng tiêu thụ.
Để tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp xuất khẩu l ương thực Chính phủ đã ban hành chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay ưu đãi cho các tổ chức và cá nhân vay vốn ngân hàng để sản xuất kinh doanh lúa gạo và việc xem xét giải quyết vay vượt 15% vốn tự có. Đây là điều kiện thuận lợi giúp xí nghiệp có thêm nguồn vốn để đẩy mạnh thu mua, dự trữ đảm bảo nguồn nguyên liệu cho sản xuất cung cấp gạo theo đúng số lượng và thời hạn hợp đồng
Rõ ràng, các chính sách của nhà nước có tác động rất lớn trong hoạt động của doanh nghiệp, trong hoạt động kinh doanh của mình doanh nghiệp còn phải xem xét định hướng của nhà nước có liên quan đến lĩnh vực kinh doanh của mình
để hoạt động.
4.3. DÂN SỐ, ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN
Đồng bằng sông Cửu Long gồm 13 tỉnh, thành phố có diện tích đất gần 40.000 km2 chiếm 12% diện tích cả nước, đất nông nghiệp chiếm 75% đất tự nhiên của vùng và bằng 31% đất nông nghiệp của cả nước, là vùng Châu thổ phì nhiêu thích hợp với việc trồng lúa, là vựa lúa lớn nhất cả nước. Sản lượng lúa hàng năm của toàn vùng chiếm trên 51% sản lượng cả nước, chiếm trên 90% sản lượng xuất khẩu gạo. Hàng năm cả nước xuất khẩu trên dưới 4 triệu tấn gạo đều từ nguồn dư thừa ở đồng bằng sông Cửu Long. Dân số khoảng 18 triệu người chiếm 21% dân số cả nước, mức lương thực bình quân đầu người cao gấp 2 lần so với trung bình cả nước là thị trường cung cấp và tiêu thụ lúa gạo đầy tiềm năng của xí nghiệp.
Hiện nay, nhu cầu lương thực thế giới và trong nước đang tăng cao do dân số ngày càng tăng là điều kiện thuận lợi cho việc đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu và tiêu thụ gạo nội địa của xí nghiệp.
Vĩnh Long nằm ở trung tâm đồng bằng sông Cửu Long l à tỉnh có quốc lộ 1A chạy qua tỉnh, có cầu Mỹ Thuận mới xây dựng xong, cầu Cần Thơ đang chuẩn bị xây dựng; có quốc lộ 53, 54, 80 cùng với giao thông đường thuỷ khá thuận lợi đã nối liền tỉnh trong vùng và cả nước tạo cho xí nghiệp một vị thế rất lớn trong việc phân phối, vận chuyển, mua bán hàng.
4.4. ẢNH HƯỞNG TẬP QUÁN, KỸ THUẬT CANH TÁC, GIỐNG LÚA, CÔNG NGHỆ XAY XÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO CÔNG NGHỆ XAY XÁT ĐẾN CHẤT LƯỢNG GẠO
Là nước đứng vị trí thứ 2 thế giới trong xuất khẩu gạo nhưnggạo Việt Nam luôn có giá thấp, không cạnh tranh được với gạo Thái Lan là do chất lượng giống không đồng nhất, bị pha tạp. Giống lúa được gieo trồng chủ yếu chỉ chú trọng đến năng suất, khả năng kháng bệnh, giống lúa ngắn ngày mà bỏ qua yếu tố chất
lượng hạt gạo. Trong khi đó, hiện nay cả thị trường xuất khẩu và nội địa ngày càng quan tâm nhiều đến yếu tố chất lượng.
Tập quán canh tác của người nông dân chủ yếu trồng lúa 3 vụ 1 năm mà ít xen canh làm 2 vụ 1 năm để cải tạo đất, hạn chế sự phát triển của dịch bệnh trên cây lúa, kỹ thuật bón phân làm đồng còn theo kinh nghiệm chưa áp dụng các kỹ thuật canh tác làm ảnh hưởng đến chất lượng hạt gạo, khâu tồn trữ và bảo quản chưa tốt.
Bên cạnh hệ thống canh tác thì việc chọn giống để gieo trồng cũng gặp nhiều bất cập. Giống lúa không được kiểm nghiệm, không rõ nguồn gốc khả năng chống sâu bệnh kém vẫn được các hộ nông dân gieo trồng, chất l ượng không phù hợp với nhu cầu người tiêu dùng nhưng vẫn tiếp tục canh tác
Công nghệ cho khâu xay xát cũng gặp khó khăn, do chất lượng hạt gạo không đảm bảo nên đa phần tỉ lệ gạo nguyên xay xát hiện chỉ đạt 30%- 40%. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam thấp là do xuất khẩu gạo có tỷ lệ phần trăm tấm cao (15%-25%)
Hiện nay, nhu cầu về gạo trên thế giới rất lớn và rất đa dạng, mỗi thị trường có nhu cầu riêng về từng loại gạo, muốn mở rộng thị trường xuất khẩu cần phải đa dạng hóa sản phẩm và tập trung vào sản xuất các loại gạo mà thị trường có nhu cầu nhiều.
4.5. KHÁCH HÀNG
Nhân tố khách hàng và nhu cầu của khách hàng quyết định quy mô và cơ cấu nhu cầu trên thị trường của xí nghiệp và là yếu tố quan trọng hàng đầu. Khách hàng chỉ mua những thứ mà họ cần chứ không mua mọi thứ và doanh nghiệp có thể cung ứng. Vì vậy, nếu doanh nghiệp không cung ứng được đúng những sản phẩm mà khách hàng muốn thì họ sẽ tìm kiếm những doanh nghiệp khác mà có thể mang lại cho họ cái họ cần tìm.
Khách hàng chính của xí nghiệp là công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long thông qua chỉ tiêu phân bổ mua hàng hằng năm xuất khẩu sang các nước Châu Á như: Philippin, Indo, Châu Phi. Việc mua hàng của công ty tùy thuộc vào việc ký hợp đồng xuất khẩu với sản lượng nhiều hay ít. Vừa là đơn vị quản lý vừa là khách hàng lớn nên việc thanh toán tiền hàng thuận lợi và đảm bảo hơn. Được tạm ứng trước tiền hàng để thu mua nguyên liệu sau đó được cấn
trừ lại khi giao hàng. Đầu ra của xí nghiệp được bảo đảm tiêu thụ bởi công ty chiếm tỉ lệ từ 70% đến 90% lượng tiêu thụ hằng năm.
Ngoài khách hàng lớn là công ty ra xí nghiệp còn một số ít khách hàng là doanh nghiệp tư nhân mua bán gạo sỉ và lẻ, công ty trách nhiệm hữu hạn, doanh nghiệp xuất nhập khẩu, tiểu thương ở các chợ đầu mối. Các khách hàng này chỉ mua với số lượng nhỏ và không thường xuyên, nguyên nhân là do mặt hàng kinh doanh của xí nghiệp chưa phù hợp với nhu cầu của các nhóm khách hàng này. Đây chính là thách thức lớn nhất cho xí nghiệp đối với việc tiêu thụ gạo ở thị trường nội địa. Mặt khác, công tác tiếp thị bán hàng trong nước còn yếu kém, chưa được chú trọng, mạng lưới phân phối và kênh tiêu thụ còn ít, chưa có chính sách cụ thể trong việc kích thích và thu hút nhu cầu mua hàng của nhóm khách hàng này. Cộng thêm các năm trước xí nghiệp ít chú trọng vào thị trường nội địa mà chỉ tập trung cho mặt hàng gạo xuất khẩu. Sau cơn sốt gạo và sốt giá vừa qua xí nghiệp đang từng bước chú trọng vào khai thác tiềm năng của thị trường nội địa. Mặc dù chưa bán được số lượng nhiều cho nhóm khách hàng này nhưng được ưu điểm về giá cả. Thông qua nhóm khách hàng này xí nghiệp có thể nắm bắt tìm hiểu thêm tâm lý, khả năng, thói quen kinh doanh của các khách hàng khác khi khai thác thị trường trong nước, hơn nữa họ còn có thể là nhà tuyên truyền, quảng cáo rất có hiệu quả cho xí nghiệp trong việc tìm thêm khách hàng mới. Khả năng mặc cả của nhóm khách hàng này rất cao do mục tiêu kinh doanh của họ là tìm kiếm sự chênh lệch trong giá mua và giá bán. Do đó xí nghiệp phải