KẾ HOẠCH TIẾP THỊ

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh gạo năm 2009 tại xí nghiệp 3 (Trang 65 - 67)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.3. KẾ HOẠCH TIẾP THỊ

Dựa vào dự báo bán hàng năm 2009, sản lượng tiêu thụ của xí nghiệp trong năm khoảng 17.000 tấn gạo thành phẩm cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa tăng hơn 20% về mặt sản lượng so với năm 2008. Kế hoạch năm 2009 nhằm tạo ra một mức tăng đáng kể về lợi nhuận của xí nghiệp so với năm trước. Đáng chú ý cho lượng gạo xuất khẩu năm nay sẽ tập trung ở các thị trường truyền thống của xí nghiệp, đó là các thị trường cấp thấp và cấp trung với giá cả cạnh tranh. Thị trường xuất khẩu gạo đang tăng trưởng mạnh do nhu cầu lương thực thế giới đang tăng, sự khủng hoảng tài chính, lạm phát tăng cao làm thay đổi khuynh hướng của người tiêu dùng thay thế các sản phẩm đắt đỏ như rau, hoa quả bằng lương thực. Mặt khác, lương thực vẫn là nhu cầu chính, là sản phẩm thiết yếu hàng ngày đang tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh doanh của xí nghiệp. Do hạn chế về ngân sách và nguồn vốn nên xí nghiệp tận dụng nguồn nhân lực của bộ phận kinh doanh đảm trách nhiệm vụ tìm kiếm và liên hệ với khách hàng.

+ Đối với thị trường xuất khẩu xí nghiệp sẽ liên kết chặt chẽ với công ty để nắm số lượng được phân bổ cho từng thị trường. Hình thức theo dạng xuất khẩu trực tiếp hoặc ủy thác xuất khẩu qua trung gian. Các loại gạo xuất khẩu là loại từ 5% - 25% tấm tùy theo từng hợp đồng đã ký kết và được phân bổ với giá cả cạnh tranh. Với sự đầu tư 9 tỷ của công ty cho nhà máy sản xuất bao bì, xí nghiệp sẽ liên hệ đặt vỏ bao gạo với nhiều chủng loại: vỏ bao 50kg, 25kg có chất lượng và hình thức mẫu mã đẹp với giá ưu đãi hơn thị trường bên ngoài vừa tiết kiệm một khoản chi phí cho bao bì vừa làm phong phú sản phẩm, giảm đi một phần chi phí bán hàng.

+ Đối với kênh tiêu thụ trong nước, xí nghiệp không chỉ tập trung vào yếu tố giá cả mà đầu tư hơn nữa cho yếu tố chất lượng hạt gạo, kênh phân phối sản phẩm, cung cấp gạo chất lượng với giá cả phù hợp.

Tiếp tục cung cấp gạo cho các doanh nghiệp bán sỉ và lẻ, tìm thêm các khách hàng mới để phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng thông qua các đại lý, cửa hàng lương thực, bếp ăn tập thể, trường học, khu công nghiệp, các doanh nghiệp trung gian….

Tham gia các chương trình hội chợ quốc tế nông nghiệp tổ chức tại đồng bằng sông Cửu Long để quản bá sản phẩm của xí nghiệp đến khách hàng và người tiêu dùng.

Liên hệ trực tiếp hoặc bán hàng qua điện thoại với khách hàng. Vấn đề giá cả sẽ được giám đốc xí nghiệp và bộ phận kinh doanh bàn bạc thương lượng cụ thể. Đối với các khách hàng mua với số lượng lớn ( vài chục ngàn tấn trở lên) giá cả sẽ được ưu đãi hơn, thấp hơn giá xí nghiệp bán trực tiếp ra thị trường từ 0,5% đến 2% tùy theo tình hình cung cầu mặt hàng gạo đó trên thị trường, hỗ trợ cho khách hàng chi phí bốc vác.

Duy trì mối quan hệ thân thiết với khách hàng cũ, lập bảng theo dõi, phân tích và dự đoán thời gian đặt hàng của các khách hàng thân thiết để tiến hành chào hàng trước khi khách hàng liên hệ đặt hàng thể hiện sự quan tâm của xí nghiệp đối với khách hàng.

Trong các cuộc gặp gỡ với khách hàng chủ động giới thiệu những mặt hàng gạo mới mà xí nghiệp tin tưởng rằng sản phẩm đó phù hợp với nhu cầu của khách hàng trong việc kinh doanh của họ

Thu thập thông tin về số khách hàng mới mà xí nghiệp sẽ giao tiếp trong tương lai thông qua các cuộc thăm dò bạn bè giới kinh doanh, từ khách hàng cũ.

Đối với khách hàng buôn bán vừa và nhỏ, các tiểu thương tại các chợ đầu mối việc chào hàng bằng cách cho bán thử mặt hàng của xí nghiệp, thanh toán một phần tiền hàng khoản còn lại sẽ được thanh toán sau. Đây là giai đoạn đầu để xí nghiệp từng bước thiết lập mối quan hệ mua bán làm ăn lâu dài với khách hàng và là cách để giữ chân khách hàng. Đảm bảo cung cấp hàng với số lượng và giá cả ổn định.

5.4. KẾ HOẠCH SẢN XUẤT

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh gạo năm 2009 tại xí nghiệp 3 (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)