DỰ BÁO BÁN HÀNG NĂM 2009

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh gạo năm 2009 tại xí nghiệp 3 (Trang 62 - 64)

7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các

5.1. DỰ BÁO BÁN HÀNG NĂM 2009

Theo dự báo nhu cầu gạo thế giới năm 2009 vẫn ở mức cao và các nước sản xuất gạo ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính cho thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước vẫn còn nhiều ảnh hưởng bất lợi đến thương mại toàn cầu, tình hình kinh tế thế giới giảm sút làm cho việc xuất khẩu lương thực chịu nhiều sức ép về giá cả và thị trường xuất khẩu. Vì thế, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 sẽ bị ảnh hưởng bởi sản lượng, dự trữ gạo thế giới tăng và suy thoái toàn cầu.

Trên cơ sở nhận định dự báo tình hình năm 2009, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long đã định hướng nhiệm vụ năm 2009 và đề ra kế hoạch thực hiện kinh doanh mặt hàng gạo là: tiếp tục xác định gạo là mặt hàng kinh doanh chủ lực, tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để đạt sản lượng 150.000 tấn (trong đó xuất khẩu 130.000 tấn, nội địa 20.000 tấn).

Với kế hoạch sản lượng cho toàn công ty, công ty sẽ phân bổ cho 6 xí nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất, chế biến gạo. Trong đó xí nghiệp 3 được phân bổ 17.000 tấn bao gồm cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, cụ thể sản lượng cung ứng trong từng quý như sau:

Bảng 9: KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG GẠO TIÊU THỤ NĂM 2009

ĐVT: tấn Quý Sản lượng 2008 ( thực hiện ) Sản lượng 2009 (kế hoạch) So sánh kế hoạch 2009/thực hiện 2008 Ch. Lệch % Quý I 3.100 4.000 900 29 Quý II 2.100 3.500 1.400 66,67 Quý III 4.420 5.000 580 13,12 Quý IV 4.400 4.500 100 2,27 Cả năm 14.020 17.000 2.980 21,25

Theo tình hình khả quan xuất khẩu những tháng đầu năm 2009 lượng tiêu thụ trong năm cho xí nghiệp được công ty phân bổ ước đạt sẽ tăng hơn 20% so với lượng tiêu thụ năm 2008 cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Với năng lực sản xuất, khả năng thu mua hiện nay của xí nghiệp có khả năng cung ứng trên 5.000 tấn gạo thành phẩm vào mỗi quý. Với kho bãi dự trữ gần 6.000 tấn gạo thành phẩm, hai hệ thống dây chuyền dây chuyền xát và đánh bóng gạo đạt năng suất 8 tấn/giờ, 1 dây chuyền đấu trộn gạo trắng năng suất 20 tấn/giờ, 1 hệ thống silo chứa gạo thành phẩm với năng suất 100 tấn/giờ, một hệ thống sấy gạo liên tục 20 tấn/giờ, năng lực chế biến trên 30.000 tấn/năm xí nghiệp có đủ khả năng cung ứng cho xuất khẩu và thị trường nội địa theo chỉ tiêu phân bổ của công ty.

Hai quý đầu năm 2008 xí nghiệp tiêu thụ hơn 5.000 tấn gạo thành phẩm mặc dù thị trường tại thời điểm đó biến động rất mạnh về giá cả, trong năm 2009 tình hình giá cả ổn định và lượng gạo xuất khẩu cho hai quý đầu năm cũng cao hơn so với năm 2008 nên việc tiêu thụ 7.500 tấn gạo theo kế hoạch công ty phân bổ có thể đạt được. Còn hai quý cuối năm việc tiêu thụ sẽ cao hơn bởi hiện tại ít có nhà nhập khẩu nào chịu ký hợp đồng đến tháng 7 giao hàng vì sợ rủi ro, cũng vào khoản thời gian đó việc đàm phán hợp đồng xuất khẩu sang Châu Phi cũng được hoàn thành càng thuận lợi cho xí nghiệp trong việc xuất khẩu bởi đây là thị trường truyền thống và đầy tiềm năng lâu nay của xí nghiệp.

Tình hình thực tế trong ba tháng đầu năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu được 1,746 triệu tấn gạo, tăng 71,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm đạt 789 triệu USD, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu lên tới 3,7 triệu tấn cho năm 2009 (ước đạt 73% mục tiêu xuất khẩu trong năm 2009). Tại thời điểm hiện, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo phẩm (15% – 25% tấm) và đang đẩy mạnh thu mua gạo do đang vào thời vụ chính trong năm ( vụ đông xuân).

Một phần của tài liệu Lập kế hoạch kinh doanh gạo năm 2009 tại xí nghiệp 3 (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(90 trang)