7. Kết luận (Cần ghi rõ mức độ đồng ý hay không đồng ý nội dung đề tài và các
4.7. NHÀ CUNG ỨNG GẠO NGUYÊN LIỆU
Trong nền kinh tế thị trường, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phải có mối quan hệ mật thiết với các nguồn cung ứng các yếu tố đầu vào cơ bản như: nguyên liệu, lao động, vốn. Số lượng và chất lượng các nguồn cung ứng có ảnh hưởng rất lớn đến khả năng lựa chọn và xác định phương án kinh doanh của doanh nghiệp.
Qua thực trạng về tình hình thu mua gạo nguyên liệu cho sản xuất của xí nghiệp cho thấy khả năng cung cấp nguồn nguyên liệu của các nhà cung ứng rất bấp bênh và không ổn định. Xí nghiệp lâu nay mua gạo nguyên liệu – thành phẩm của các doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh như: doanh nghiệp tư nhân Thịnh Thành (Trà Ôn – Vĩnh Long), công ty trách nhiệm hữu hạn lương thực Phước Thành (Lấp Vò – Đồng Tháp), công ty trách nhiệm hữu hạn Trung An (Thốt Nốt
công ty trách nhiệm hữu hạn Phước Lộc (Sa Đéc – Đồng Tháp), doanh nghiệp tư nhân Vạn Đức Thành (Ninh Kiều – Cần Thơ). Các doanh nghiệp này nằm ở các tỉnh có diện tích trồng lúa nhiều, sản lượng cao, chất lượng đảm bảo và ổn định. Do ở ngoài tỉnh nên giá mua thường cao hơn giá xí nghiệp mua tại chỗ do có thêm khoản chi phí cho việc vận chuyển.
Đánh giá về chất lượng sản phẩm của các nhà cung ứng lâu nay của xí nghiệp có 3 nhà cung ứng cung cấp sản phẩm chất lượng tốt đạt tỉ lệ 100%, chất lượng hàng của các nhà cung ứng đều đạt tiêu chuẩn quy định.
Về khả năng cung cấp chỉ có 1 nhà cung ứng gạo có khả năng cung cấp sản phẩm tương đối nhanh, kịp thời với số lượng 100 tấn trở lên cho mỗi lần giao hàng, số còn lại có khả năng cung cấp tương đối nhanh nhưng giá cả biến động việc cung ứng chậm trễ
Về giá cả đa phần các nhà cung ứng ký kết cung cấp hàng cho xí nghiệp với giá cả hợp lý nhưng khi có sự biến động mạnh về giá có một số nhà cung ứng đều yêu cầu tăng giá không hợp lý.
Về khả năng giải quyết khó khăn chỉ có một nhà cung ứng thỏa thuận cung cấp nhanh, kịp thời còn lại giải quyết vấn đề không kịp thời thiếu sự hợp tác. Sự thiếu hợp tác của các nhà cung ứng đã dẫn đến tình trạng sản lượng thu mua của xí nghiệp qua hợp đồng với các nhà cung ứng này ngày càng giảm, được thể hiện qua bảng sau:
Bảng 8: BẢNG THU MUA THEO HỢP ĐỒNG
ĐVT: kg 2006 2007 2008 2007\2006 2008\2007 Ch. lệch % Ch. lệch % Mua theo hợp đồng 18.640.159 6.645.780 1.832.680 - 11.994.379 (64,35) - 4.813.100 (72,42) Tổng lượng mua 26.909.965 20.937.010 20.852.307 - - - - % so tổng lượng mua 69,3 31 8,8 - - - -
Qua bảng cho thấy năm 2006 lượng sản phẩm mua theo hợp đồng chiếm 69,3% tổng lượng thu mua thì đến năm 2007 giảm so với 2006 là 64,35% chiếm 31% tổng lượng mua vào, đến năm 2008 giảm đến mức đáng kể chỉ còn 8,8% so với tổng lượng thu mua và giảm đến 72,42% so với năm 2007. Việc giảm sản lượng thu mua đã làm ảnh hưởng đến hoạt động của xí nghiệp, thiếu nguồn nguyên liệu cho sản xuất, không có sản phẩm đầu ra cung cấp cho khách hàng theo đúng hợp đồng làm mất uy tín của xí nghiệp. Năm 2008 do tình hình giá cả lương thực tăng cao những tháng đầu năm các nhà cung cấp này đã không thực hiện đúng hợp đồng về số lượng và thời gian giao hàng gây nhiều khó khăn cho hoạt động của xí nghiệp. Không có nguồn nguyên liệu tồn kho dự trữ nhiều nên xí nghiệp phải đẩy mạnh thu mua của các nhà cung cấp nhỏ lẻ là các thương lái, hàng sáo. Sản lượng cung cấp của các nhà cung ứng nhỏ lẻ này khoảng vài tấn đến vài chục tấn cho mỗi lần bán hàng. Khả năng về lòng trung thành của nhóm nhà cung cấp này rất thấp, họ không cung cấp số lượng ổn định và lâu dài mà chỉ cung ứng khi được giá và sẵn sàng chuyển đổi sang bán các doanh nghiệp khác. Thương lái đa phần là họ kinh doanh cá thể tự bỏ vốn mua hàng nên phải thanh toán ngay 100% tiền hàng. Giá cả mua biến đổi theo thị trường không ổn định, chất lượng sản phẩm thường không được đảm bảo do qua nhiều khâu trung gian bị pha tạp nhiều. Sản lượng thu mua qua các thương lái nhỏ ngày càng chiếm tỉ lệ cao, năm 2006 chỉ chiếm 30,3% thì đến năm 2007 đã tăng lên 69% và đến năm 2008 đã tăng lên 91,2% trong tổng lượng mua của năm.
Qua việc phân tích môi trường kinh doanh của xí nghiệp từ yếu tố vi mô cho ta những đánh giá về tình hình hoạt động của xí nghiệp với những điểm mạnh và điểm yếu, những nhận định về các cơ hội và các mối đe dọa từ môi trường vĩ mô sẽ được thể hiện trong công cụ SWOT.
4.8. CÔNG CỤ SWOT 4.8.1. Điểm mạnh 4.8.1. Điểm mạnh
Thị trường xuất khẩu của xí nghiệp là các thị trường dễ tính nên không đòi hỏi quá khắt khe về yêu cầu chất lượng tạo đã sự thông thoáng trong việc thu mua nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm đầu ra.
Đối với hoạt động thu mua việc thanh toán cho các nhà cung cấp nhỏ lẻ 100% tiền hàng tạo điều kiện quay nhanh vòng vốn cho các thương lái tiếp tục cung cấp nguyên liệu cho xí nghiệp một cách nhanh chóng.
Việc thu mua tại chỗ nhiều sẽ giảm được khoản chi phí vận chuyển, giảm chi phí đầu vào làm hạ giá thành sản phẩm và tăng lợi nhuận kinh doanh.
Công tác bảo trì, sửa chữa máy móc thiết bị kỹ thuật vận hành được kiểm tra theo qui trình ISO 9001:2000 kịp thời thống kê tình trạng thực tế máy móc để làm cơ sở cho công tác đầu tư, nâng cấp một cách có hiệu quả nhất, giảm tỉ lệ hao hụt trong sản xuất, tiết kiệm chi phí.
Đội ngũ cán bộ kế toán mạnh về nghiệp vụ đủ khả năng đáp ứng yêu cầu tin học hóa công tác kế toán. Phần lớn nhân viên đều đã có đủ trình độ chuyên môn nhất định, thường xuyên được luân phiên đi tập huấn các lớp đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ.
4.8.2. Điểm yếu
Ít nhà cung cấp nguyên liệu số lượng lớn và ổn định.
Nguồn vốn cho thu mua còn hạn chế và phụ thuộc nhiều vào tình hình tài chính của công ty trong khi nhu cầu vốn cho việc mua hàng trả tiền ngay ngày càng chiếm tỉ lệ cao trong tổng lượng thu mua của xí nghiệp đã làm cho hoạt động thu mua ngày càng khó khăn.
Mặt hàng gạo của xí nghiệp không có tính chất đặc trưng, không khác biệt so với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh nên hoạt động bán ra và mua vào ngày càng chịu sự cạnh tranh gay gắt.
Hệ thống kho dự trữ đã khai thác hết diện tích nên không thể mở rộng kho bãi để tăng dự trữ khi vào mùa vụ chính.
Mạng lưới phân phối, kênh tiêu thụ, khách hàng còn ít, chưa khai thác hết tiềm năng thị trường tiêu thụ gạo trên địa bàn và các tỉnh lân cận, mặt hàng kinh doanh chưa thật sự phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng nội địa.
Chưa chủ động được nguồn gạo nguyên liệu để cung cấp cho sản xuất bởi các nhà cung cấp gạo nguyên liệu cho xí nghiệp chủ yếu là các thương lái kinh doanh cá thể, buôn chuyến, cung cấp hàng không ổn định, gạo bị pha tạp nhiều làm giảm chất lượng, giảm tính cạnh tranh.
Lực lượng công nhân bốc vác không ổn định, sự thiếu lao động khi đến các mùa vụ trong năm gây khó khăn cho hoạt động xuất nhập hàng của xí nghiệp.
4.8.3. Cơ hội
Nhu cầu gạo xuất khẩu cho những tháng đầu năm tăng cao so với cùng kỳ, giá cả đang có xu hướng tăng nhẹ. Các nước châu Phi đang xem xét chuyển sang nhập khẩu trực tiếp gạo Việt Nam thay vì gạo Thái Lan, Ấn Độ và Indonesia do giá cả cạnh tranh hơn là điều kiện thuận lợi cho xí nghiệp tăng lượng gạo xuất khẩu.
Bộ Công Thương đã cùng với các bộ, ngành thực hiện một số giải pháp cấp bách để hỗ trợ các doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn. Cụ thể là giúp doanh nghiệp tìm kiếm thị trường, trong đó chú trọng thị trường trong nước và đẩy mạnh xuất khẩu, xúc tiến thương mại theo yêu cầu. Kế hoạch sửa đổi bổ sung chương trình xúc tiến thương mại quốc gia giai đoạn 2006 – 2010 đã tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp nước ngoài được mời vào khảo sát giao thương tại thị trường Việt Nam, qua đó tạo ra các hợp đồng, đơn hàng xuất khẩu.
Chính phủ đang tăng cường tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang các nước Châu Phi, Trung Đông
Hợp đồng lớn xuất khẩu cho cả năm đối với Philippines, với số lượng lên đến 1,5 triệu tấn đã cơ bản hoàn tất. Hợp đồng này tạo thuận lợi lớn cho xí nghiệp đẩy nhanh tốc độ thu mua với giá cả ngày một cải thiện.
Chính sách hỗ trợ 4% lãi suất vay ưu đãi kinh doanh và việc xem xét giải quyết vay vượt 15% vốn tự có là điều kiện để xí nghiệp tăng nguồn vốn kinh doanh mở rộng quy mô, tăng năng suất và sản lượng tiêu thụ gạo.
4.8.4. Thách thức
Thách thức đặt ra cho xí nghiệp hiện nay là áp lực trong thu mua nguyên liệu cho sản xuất, vấn đề kho bãi dự trữ và thời hạn giao hàng theo hợp đồng ký kết. Với tình hình ào ạt ký kết các hợp đồng xuất khẩu vào những tháng đầu năm sẽ dẫn đến tình trạng tranh nhau mua hàng đẩy giá nguyên liệu đầu vào lên cao sẽ làm tăng giá vốn hàng bán, giảm lợi nhuận.
Sản phẩm gạo xuất khẩu của xí nghiệp vẫn chưa có thương hiệu trên thị trường thế giới. Theo cam kết khi gia nhập WTO, Việt Nam phải mở cửa thị trường lương thực cho các công ty 100% vốn nước ngoài vào kinh doanh tự do. Các doanh nghiệp nước ngoài có vốn lớn, có trình độ quản lý hiện đại, có lịch sử phát triển lâu đời, nhiều thế mạnh trong việc tiêu thụ gạo trên thị trường thế giới sẽ tạo ra sự cạnh tranh không cân sức đối với các doanh nghiệp kinh doanh gạo trong nước.
CHƯƠNG 5
LẬP KẾ HOẠCH SẢN XUẤT KINH DOANH
5.1. DỰ BÁO BÁN HÀNG NĂM 2009
Theo dự báo nhu cầu gạo thế giới năm 2009 vẫn ở mức cao và các nước sản xuất gạo ở Châu Á: Thái Lan, Việt Nam, Ấn Độ tiếp tục là nguồn cung cấp gạo xuất khẩu chính cho thế giới. Tuy nhiên, cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ các nước vẫn còn nhiều ảnh hưởng bất lợi đến thương mại toàn cầu, tình hình kinh tế thế giới giảm sút làm cho việc xuất khẩu lương thực chịu nhiều sức ép về giá cả và thị trường xuất khẩu. Vì thế, tình hình xuất khẩu gạo của Việt Nam năm 2009 sẽ bị ảnh hưởng bởi sản lượng, dự trữ gạo thế giới tăng và suy thoái toàn cầu.
Trên cơ sở nhận định dự báo tình hình năm 2009, Công ty cổ phần lương thực thực phẩm Vĩnh Long đã định hướng nhiệm vụ năm 2009 và đề ra kế hoạch thực hiện kinh doanh mặt hàng gạo là: tiếp tục xác định gạo là mặt hàng kinh doanh chủ lực, tập trung đẩy mạnh công tác xúc tiến thương mại để đạt sản lượng 150.000 tấn (trong đó xuất khẩu 130.000 tấn, nội địa 20.000 tấn).
Với kế hoạch sản lượng cho toàn công ty, công ty sẽ phân bổ cho 6 xí nghiệp trực thuộc chuyên sản xuất, chế biến gạo. Trong đó xí nghiệp 3 được phân bổ 17.000 tấn bao gồm cho xuất khẩu và tiêu thụ nội địa, cụ thể sản lượng cung ứng trong từng quý như sau:
Bảng 9: KẾ HOẠCH SẢN LƯỢNG GẠO TIÊU THỤ NĂM 2009
ĐVT: tấn Quý Sản lượng 2008 ( thực hiện ) Sản lượng 2009 (kế hoạch) So sánh kế hoạch 2009/thực hiện 2008 Ch. Lệch % Quý I 3.100 4.000 900 29 Quý II 2.100 3.500 1.400 66,67 Quý III 4.420 5.000 580 13,12 Quý IV 4.400 4.500 100 2,27 Cả năm 14.020 17.000 2.980 21,25
Theo tình hình khả quan xuất khẩu những tháng đầu năm 2009 lượng tiêu thụ trong năm cho xí nghiệp được công ty phân bổ ước đạt sẽ tăng hơn 20% so với lượng tiêu thụ năm 2008 cho cả thị trường nội địa và xuất khẩu. Với năng lực sản xuất, khả năng thu mua hiện nay của xí nghiệp có khả năng cung ứng trên 5.000 tấn gạo thành phẩm vào mỗi quý. Với kho bãi dự trữ gần 6.000 tấn gạo thành phẩm, hai hệ thống dây chuyền dây chuyền xát và đánh bóng gạo đạt năng suất 8 tấn/giờ, 1 dây chuyền đấu trộn gạo trắng năng suất 20 tấn/giờ, 1 hệ thống silo chứa gạo thành phẩm với năng suất 100 tấn/giờ, một hệ thống sấy gạo liên tục 20 tấn/giờ, năng lực chế biến trên 30.000 tấn/năm xí nghiệp có đủ khả năng cung ứng cho xuất khẩu và thị trường nội địa theo chỉ tiêu phân bổ của công ty.
Hai quý đầu năm 2008 xí nghiệp tiêu thụ hơn 5.000 tấn gạo thành phẩm mặc dù thị trường tại thời điểm đó biến động rất mạnh về giá cả, trong năm 2009 tình hình giá cả ổn định và lượng gạo xuất khẩu cho hai quý đầu năm cũng cao hơn so với năm 2008 nên việc tiêu thụ 7.500 tấn gạo theo kế hoạch công ty phân bổ có thể đạt được. Còn hai quý cuối năm việc tiêu thụ sẽ cao hơn bởi hiện tại ít có nhà nhập khẩu nào chịu ký hợp đồng đến tháng 7 giao hàng vì sợ rủi ro, cũng vào khoản thời gian đó việc đàm phán hợp đồng xuất khẩu sang Châu Phi cũng được hoàn thành càng thuận lợi cho xí nghiệp trong việc xuất khẩu bởi đây là thị trường truyền thống và đầy tiềm năng lâu nay của xí nghiệp.
Tình hình thực tế trong ba tháng đầu năm 2009 Việt Nam đã xuất khẩu được 1,746 triệu tấn gạo, tăng 71,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Giá trị xuất khẩu gạo trong 3 tháng đầu năm đạt 789 triệu USD, tăng 76,2% so với cùng kỳ năm ngoái. Tính đến thời điểm hiện nay, Việt Nam đã ký hợp đồng xuất khẩu lên tới 3,7 triệu tấn cho năm 2009 (ước đạt 73% mục tiêu xuất khẩu trong năm 2009). Tại thời điểm hiện, nhiều doanh nghiệp kinh doanh lương thực ở đồng bằng sông Cửu Long đang tập trung thực hiện các hợp đồng xuất khẩu gạo phẩm (15% – 25% tấm) và đang đẩy mạnh thu mua gạo do đang vào thời vụ chính trong năm ( vụ đông xuân).
5.2. DOANH THU DỰ KIẾN
Doanh thu dự kiến
Khối lượng tiêu thụ được lấy từ dự báo bán hàng năm 2009. Theo mức dự báo bán hàng cùng với chính sách giá bán sẽ tính doanh thu dự kiến năm 2009. Giá bán ở quý I được căn cứ theo tình hình giá cả chung của thị trường và cân đối với giá mua nguyên liệu đầu vào. Trong quý I giá gạo xuất khẩu trung bình giao động 390 USD/tấn đến 500 USD/tấn tùy từng loại. Mặt khác thị trường xuất khẩu những tháng đầu năm là thị trường cấp trung và cấp thấp nên loại gạo xuất khẩu chủ yếu là loại 15% - 25%. Theo nhận định của các nhà chuyên môn giá gạo sẽ có xu hướng tăng nhẹ và khoảng 30 USD/tấn – 60 USD/tấn, do đó trong hai quý tiếp theo giá xuất khẩu gạo cũng sẽ nhích l ên. Đây cũng là chính sách giá dự kiến mà xí nghiệp sẽ cung ứng cho công ty trong năm. Nếu giá cả thị trường có biến đổi chính sách giá sẽ được điều chỉnh tăng hoặc giảm.
Bảng 10: BẢNG KẾ HOẠCH DOANH THU DỰ KIẾN NĂM 2009 XÍ NGHIỆP 3
ĐVT: 1.000 đồng
Kế hoạch thu tiền bán hàng năm 2009
Chính sách thu tiền bán hàng trong năm kế hoạch của xí nghiệp: doanh thu bán hàng trong quý thu 95%, 5% còn lại sẽ thu trong quý tiếp theo. Quý IV thu 98%, còn lại 2% sẽ được thu ở quý I/2009
Xí nghiệp cung ứng hàng cho công ty thường được thanh toán 100% hợp đồng, 5% doanh thu còn lại sẽ thu ở quý sau là hợp đồng với các khách hàng nội địa. Thu 95% nhằm đảm bảo giảm sự mất cân đối lượng tiền ở quý II và quý III.