II. TỰ ĐÁNH GIÁ THEO TIÊU CHUẨN
3. Những tồn tạ
TIÊU CHUẨN 8: HOẠT ĐỘNG HỢP TÁC QUỐC TẾ Mở đầu:
Mở đầu:
Trường Đại học Nha Trang (ĐHNT) bắt đầu xây dựng quan hệ hợp tác với các trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế từ những năm đầu thập kỷ 90 của thế kỷ 20. Các chương trình hợp tác với các đối tác Na Uy, Pháp, Canada,... được triển khai tại Trường đã đánh dấu sự khởi sắc của hoạt động hợp tác quốc tế (HTQT). Thời gian này hoạt động HTQT do Phòng Khoa học Công nghệ đảm nhận.
Nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hoạt động quan hệ quốc tế đối với sự phát triển của Nhà trường, tháng 9 năm 1998, Hiệu trưởng (nhiệm kỳ 1998 – 2002) đã ra quyết định thành lập Phòng Quan hệ Quốc tế - Sau đại học. Kể từ đó, công tác HTQT có bộ phận chuyên trách quản lý hiệu quả và chuyên nghiệp hơn.
Cùng với công cuộc đổi mới và đường lối đối ngoại rộng mở, đa dạng hoá các mối quan hệ quốc tế của Đảng và Nhà nước, quan hệ HTQT của Nhà trường không ngừng được mở rộng và phát triển. Các mối quan hệ hợp tác của Trường tập trung vào mục tiêu nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu thông qua các hoạt động trao đổi cán bộ, trao đổi thông tin khoa học, hợp tác NCKH, nâng cấp cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu.
Tiêu chí 8.1: Các hoạt động hợp tác quốc tế được thực hiện theo quy định của Nhà nước.
1. Mô tả:
Trong hoạt động HTQT, Trường đã luôn cập nhật và thực hiện đúng các quy định của Nhà nước về xuất, nhập cảnh đối với công dân Việt Nam và người nước ngoài; các quy định của Chính phủ về hợp tác đầu tư trong lĩnh vực đào tạo và NCKH; về tổ chức và quản lý hội nghị, hội thảo quốc tế tại Việt Nam [MC8.1-01]. Để quản lý có hiệu quả các dự án do nước ngoài tài trợ, từ những hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trường đã ban hành “Quy định về xây dựng dự án, quản lý và sử dụng nguồn tài trợ các dự án do Trường phụ trách” [MC8.1-02]. Trên cơ sở Quy định này và nhằm tăng cường quản lý các hoạt động HTQT bao gồm đoàn ra, đoàn vào, xây dựng và quản lý dự án, Nhà trường đã ban hành “Quy định hướng dẫn về công tác quan hệ quốc tế” vào tháng 9 năm 2005 [MC8.1-03]. Các quy định trên của nhà trường đã phân định rõ trách nhiệm và quyền hạn của các các đơn vị, cá nhân trong trường trong công tác quản lý hoạt động quan hệ quốc tế và được đưa lên website của Trường.
Cho đến nay Nhà trường đã thiết lập được quan hệ trên 50 trường đại học, viện nghiên cứu và các tổ chức quốc tế, trong đó 49 bản thỏa thuận hợp tác về đào tạo, nghiên cứu khoa học đã được ký kết với các đối tác [MC8.1-04].
Thông qua các chương trình hợp tác với đối tác quốc tế, nhiều cán bộ của Trường đã được tuyển chọn cử đi nước ngoài học tập, bồi dưỡng, tham quan học tập kinh nghiệm [MC8.1-05]. Mỗi năm Nhà trường cũng làm thủ tục xin thị thực nhập cảnh (qua Bộ Giáo dục và Đào tạo, Cục Quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an) cho hàng chục chuyên gia, giảng viên của các trường, viện, tổ chức đối tác đến trường công tác [MC8.1-06].
Hàng năm nhà trường đều có đánh giá tổng kết về công tác hợp tác quốc tế nhằm rút ra những bài học kinh nghiệm và đưa ra kế hoạch hợp tác quốc tế theo từng ngành [MC8.1-07]. Các hoạt động HTQT đều tuân thủ theo một quy trình thống nhất từ cá
nhân, đơn vị, qua Phòng Khoa học Công nghệ - Hợp tác Quốc tế, Ban Giám hiệu và các cơ quan chức năng trước khi tổ chức thực hiện [MC8.1-07]. Các chương trình hợp tác quốc tế và kết quả thực hiện đều được Nhà trường thông báo rộng rãi đến CBVC trên website và tại các buổi chào cờ đầu tháng.
Trường có mối quan hệ chặt chẽ với Sở Ngoại vụ Khánh Hòa, Phòng PA25, PA35 Công an tỉnh Khánh Hoà, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh Khánh Hòa. Trường thường xuyên báo cáo đầy đủ và đúng những nội dung đã qui định mà cơ quan yêu cầu về công tác quản lý đoàn ra và đoàn vào [MC8.1-08]. Nhà trường cũng định kỳ phối hợp với Công an phường sở tại tổ chức họp đánh giá về công tác đảm bảo an ninh trật tự trong trường, trong đó có yếu tố nước ngoài [MC8.1-09].
2. Đánh giá điểm mạnh:
- Hoạt động HTQT của Nhà trường ngày càng mang tính chuyên nghiệp cao, luôn diễn ra sôi động, với nhiều hoạt động phong phú.
- Thiết lập được các mối liên hệ tương đối bền vững thông qua các bản thỏa thuận hợp tác về đào tạo và nghiên cứu khoa học.
- Từ năm 2006 đến nay không vi phạm các quy định về các hoạt động hợp tác với nước ngoài. Quy trình báo cáo các cơ quan chức năng luôn được tuân thủ chặt chẽ.
3. Những tồn tại:
Mặc dù các quy định về HTQT đã được đưa lên website Trường nhưng một số cán bộ, giáo viên ở các Khoa, Viện chưa thực sự quan tâm đến việc tìm hiểu các văn bản, quy định này.
4. Kế hoạch hành động:
- Trong năm học 2009-2010, tiếp tục cập nhật các văn bản pháp quy, quy định hướng dẫn thực hiện công tác HTQT của Nhà nước và của Trường trên website.
- Chủ động tìm kiếm, mở rộng quan hệ hợp tác, nâng cao hiệu quả của các mỗi quan hệ sẵn có.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 8.2: Các hoạt động hợp tác quốc tế về đào tạo có hiệu quả, thể hiện qua các chương trình hợp tác đào tạo, trao đổi học thuật; các chương trình trao đổi giảng viên và người học, các hoạt động tham quan khảo sát, hỗ trợ, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị của trường đại học.
1. Mô tả:
Từ năm 2006 đến nay hoạt động HTQT của Nhà trường phát triển mạnh trong việc mở rộng đối tác và lĩnh vực hợp tác. Các chương trình hợp tác không chỉ tập trung vào các ngành truyền thống như Nuôi trồng thủy sản, Chế biến như trước đây mà đã mở rộng sang các ngành Kinh tế, Công nghệ thông tin, Ngoại ngữ, Cơ khí, Kỹ thuật tàu thủy.
Thông qua hoạt động HTQT, các dự án, chương trình đào tạo liên kết với đối tác nước ngoài như Na Uy, Pháp, Đan Mạch, Canada,... đã được triển khại tại Trường:
nuôi trồng thủy sản (NOMA-FAME) do Chính phủ Na Uy tài trợ thông qua NORAD [MC8.2-01].
- Chương trình đào tạo thạc sĩ Nuôi trồng Thuỷ sản trong khuôn khổ dự án SRV2701 do Chính phủ Na Uy tài trợ từ năm 200… đến 201… [MC8.2-02]. - Chương trình đào tạo kỹ sư chuyên ngành Chế biến bằng Pháp ngữ do Tổ chức
Các trường đại học Pháp ngữ (AUF) tài trợ bắt đầu từ năm 2001 đến nay. [MC8.2-03].
- Chương trình liên kết đào tạo kỹ sư ngành Cơ khí với Đại học Kỹ thuật tổng hợp Liberec - Cộng hòa Séc [MC8.2-04].
- Chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ, các khóa tập huấn ngắn hạn của các ngành Kinh tế Thủy sản, Chế biến,Công nghệ sinh học, Nuôi trồng thủy sản trong khuôn khổ pha 2 của dự án SRV2701 [MC8.2-05], trong chương trình hợp tác với Đại học Burapha – Thái Lan.
Các chương trình đào tạo thạc sĩ, tiến sĩ và các khoá học ngắn hạn trên đều tập trung vào việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực cho Nhà trường. Theo học các khoá học này là các CBGD trẻ và SV giỏi có nguyện vọng được công tác và cống hiến phục vụ Nhà trường. [MC8.2-06].
Để nâng cao năng lực đào tạo và nghiên cứu của Trường, các CBGD, cán bộ quản lý của Trường thường xuyên được đi trao đổi học tập, nghiên cứu và thực tập tại các trường, viện trên thế giới thông qua các chương trình liên kết đào tạo, các dự án hợp tác, các thoả thuận hợp tác song phương và đa phương [MC8.2-07]. Thông qua các chương trình hợp tác, cán bộ giáo viên của Trường có điều kiện tiếp cận và giành được nhiều suất học bổng đào tạo sau đại học. Số cán bộ giáo viên được cử đi tham quan, nghiên cứu và học tập ở nước ngoài ngày càng tăng [MC8.2-08].
Song song với việc cử cán bộ đi học tập, tham quan khảo sát và nghiên cứu ở nước ngoài, Nhà trường cũng tiếp nhận các SV nước ngoài đến học chương trình đại học, cao học, tiến sĩ, các khoá học ngắn hạn và các chương trình giao lưu SV [MC8.2-09]. Đặc biệt, Trường đã hỗ trợ SV Lào, Campuchia học tập tại Trường như: cung cấp học bổng, miễn phí ký túc xá [MC8.2-10].
Cùng với việc tăng cường năng lực của đội ngũ CBGD, các dự án HTQT còn góp phần nâng cấp cơ sở vật chất, phòng thí nghiệm, … tạo hiệu quả thiết thực trong việc mở rộng và ngày càng hoàn thiện cơ sở vật chất, trang thiết bị cho nhà trường của Trường [MC8.2-11] . Trong 5 năm qua, sự hỗ trợ từ các dự án hợp tác đã góp phần đáng kể vào việc nâng cấp cơ sở vật chất của Nhà trường [MC8.2-12]. Thông qua các kênh hợp tác quốc tế, từ 2006 đến nay, Thư viện Nhà trường cũng được các đối tác hỗ trợ hàng trăm đầu sách, tài liệu [MC8.2-13].
Thông qua các dự án hợp tác, Trường đã mời các chuyên gia quốc tế và trong nước có nhiều kinh nghiệm trong công tác đào tạo đến để giảng dạy, chia sẻ kinh nghiệm qua các hội thảo, các lớp tập huấn ngắn hạn [MC8.2-13]; qua đó kinh nghiệm giảng dạy, xây dựng CTĐT, đánh giá,... của các CBGD tham gia cũng có cơ hội được nâng cao [MC8.2- 14].
2. Đánh giá điểm mạnh:
- Nhà trường đã có quan hệ và hợp tác với nhiều đối tác quốc tế với những hình thức hợp tác đa dạng, hỗ trợ tích cực cho hoạt động đào tạo của Trường thông qua
việc góp phần xây dựng đội ngũ, nâng cao chất lượng giảng viên;
- Thông qua các hoạt động HTQT, cơ sở vật chất của Trường phục vụ đào tạo và nghiên cứu được bổ sung, nâng cấp đáng kể.
3. Những tồn tại:
- Một số đơn vị chưa chủ động trong công tác HTQT, triển khai chưa tốt kế hoạch HTQT của Nhà trường.
- Nhiều bản thỏa thuận chưa thực hiện được đầy đủ các nội dung đã ký.
4. Kế hoạch hành động:
- Thường xuyên bám sát kế hoạch HTQT của các đơn vị, có biện pháp hỗ trợ (về nghiệp vụ, nhân lực) triển khai nội dung hợp tác cụ thể với đối tác.
- Trong năm học 2010-2011, xây dựng một trung tâm chuyên trách về tổ chức các chương trình đào tạo liên kết với các đối tác nước ngoài, tư vấn hỗ trợ du học. - Duy trì và mở rộng các chương trình hợp tác đào tạo đại học và sau đại học.
5. Tự đánh giá: Đạt
Tiêu chí 8.3. Các hoạt động hợp tác quốc tế về nghiên cứu khoa học có hiệu quả, thể hiện qua việc thực hiện dự án, đề án hợp tác nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ, các chương trình áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học và công nghệ vào thực tiễn, tổ chức hội nghị, hội thảo khoa học chung, công bố các công trình khoa học chung.
1. Mô tả:
HTQT về khoa học công nghệ đã và đang nằm trong chiến lược phát triển HTQT [MC8.3-01] của Trường. Đây chính là nhân tố có tác động tích cực đến năng lực đào tạo và nghiên cứu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo của Nhà trường. Nhận thức được tầm quan trọng của hoạt động này, Nhà trường có những hình thức thiết thực và cụ thể nhằm khích lệ cán bộ, giảng viên xây dựng các đề tài nghiên cứu hợp tác với các đối tác nước ngoài như được tham gia quản lý và thực hiện một phần của dự án nếu phù hợp với chuyên môn hoặc được thưởng tiền tuỳ theo tổng số vốn tài trợ của dự án [MC8.3-01], [MC8.3-02]. Từ năm 2006 đến nay các đề tài hợp tác nghiên cứu với nước ngoài sau đây đã và đang được triển khai [MC8.3-03]:
- Hoạt động khai thác và quản lý thủy sản dưới góc độ kinh tế (đề tài do Dự án SRV2701 tài trợ).
- Tiếp cận tổng quát về thái độ và hành vi tiêu dùng sản phẩm thuỷ sản ở Việt Nam (đề tài do Dự án SRV2701 tài trợ).
- Dinh dưỡng của cá Bớp (đề tài do Dự án SRV2701 tài trợ). - Các loại bệnh của cá Chẽm (đề tài do Dự án SRV2701 tài trợ).
- Nâng cao chất lượng và khả năng ứng dụng của chitin-chitosan chiết rút từ phế liệu thủy sản ở Việt Nam (đề tài do Dự án SRV2701 tài trợ).
- Giải pháp nâng cao hiệu quả bảo vệ nguồn lợi thủy sản của nghề kéo lưới ven bờ tỉnh Khánh Hòa (đề tài do Dự án SRV2701 tài trợ).
- Nuôi tôm hùm gai bền vững ở vùng nhiệt đới Việt Nam và Australia (do tổ chức ACIAR - Úc tài trợ).
- Thức ăn bền vững cho các đối tượng hải sản ở Việt Nam và Australia (FIS/2006/141) do ACIAR tài trợ - đang xúc tiến.
- Phát triển nuôi tôm hùm gai tại Indonesia, Việt Nam và Australia – (SMART 2008/021) do ACIAR tài trợ - đang xúc tiến.
Nhìn chung các đề tài đã và đang thu được những kết quả rất khả quan, đóng góp tích cực vào hoạt động nghiên cứu của Trường và sự phát triển nghề cá cả nước [MC8.3-04].
Các hoạt động HTQT còn được thể hiện thông qua các hội nghị, hội thảo quốc tế. Trong 5 năm qua Trường đã tổ chức 10 hội nghị, hội thảo quốc tế ở tầm thế giới, quốc gia và nhiều seminar với sự tham gia của các chuyên gia nước ngoài cho cán bộ và sinh viên của Trường. Các hội nghị, hội thảo này làm tăng uy tín và vị thế của Trường, tạo cơ hội thiết lập các mối quan hệ, dự án HTQT [MC8.3-05].
Hoạt động HTQT đã mang đến cho Trường nhiều dự án và đề tài nghiên cứu hợp tác với các trường, viện trên thế giới. Tham gia các đề tài ngoài các giáo sư, tiến sĩ còn có nhiều giảng viên trẻ [MC8.3-05]. Thông qua việc tham gia các đề tài, dự án và tiếp cận với phong cách làm việc của các chuyên gia nước ngoài, năng lực nghiên cứu khoa học, khả năng làm việc độc lập của đội ngũ CBGV không ngừng được nâng cao [MC8.3-06]. Thông qua các đề tài, chương trình HTQT nói trên, nhiều bài báo, báo cáo khoa học do cán bộ nhà trường chủ trì thực hiện hoặc tham gia thực hiện đã được đăng trên các tạp chí, hội thảo khoa học trong nước và quốc tế [MC8.3-07].
2. Đánh giá điểm mạnh:
- Các hoạt động trao đổi, hợp tác nghiên cứu khoa học với các đối tác nước ngoài đã góp phần nâng cao đáng kể năng lực đào tạo và nghiên cứu của Trường; số lượng thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo thông qua các dự án hợp tác đào tạo ngày càng tăng.
- Năng lực của CBGD về ngoại ngữ, phương pháp giảng dạy, nghiên cứu khoa học đã được nâng cao đáng kể.
3. Những tồn tại:
- Chưa tổ chức được nhiều các hội nghị, hội thảo khoa học tầm cỡ quốc tế tại Trường.
- Chưa thực sự khai thác thế mạnh của Trường cũng như tích cực tìm các đề tài trong thực tế để xây dựng các dự án hợp tác.
- Đội ngũ CBGD tốt nghiệp ở nước ngoài thông qua các chương trình hợp tác chưa thực sự phát huy vai trò là cầu nối giữa Nhà trường với các nước và tổ chức quốc tế.
4. Kế hoạch hành động:
- Mỗi năm học tổ chức được ít nhất 01 hội thảo khoa học có sự tham gia của các nhà khoa học trong nước và quốc tế (trước mắt là Hội thảo về chitin - chitosan khu vực Châu Á - Thái Bình Dương vào tháng 8/2011); chủ động tham gia đấu thầu tổ chức các hội thảo quốc tế.
Trường, nhằm thúc đẩy hoạt động NCKH trong CBGV và SV.