Đưa quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương.

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33 - 35)

II. MỘT SỐ CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI CỤ THỂ

1. Một số cải cách chính sách thương mại Cải cách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

1.2 Đưa quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương.

tranh của các tổ chức phi chính phủ như mạng lưới thế giới thứ 3 vào thời kỳ vòng Urugoay, Điều 27.3 đã được đưa vào TRIPs để cho phép các cộng đồng địa phương sử dụng hệ thống riêng để bảo vệ các giống loài của mình. Nhưng điều này đang bị đe doạ sẽ tu chỉnh lại. Chính phủ Mỹ đang tìm cách xoá bỏ.

Trung Quốc xác lập ý thức bảo hộ bản quyền trí tuệ, tránh những hành vi xâm hại bản quyền trí tuệ. Trung Quốc cũng giống như các nước phát triển khác gặp phải hiện thực ngặt nghèo của bảo hộ bản quyền trí tuệ. Do ảnh hưởng khá lớn của cách làm du nhập + bắt chước = thay thế hệ thống của ngoại thương vốn có của Trung Quốc hình thành trong thời gian dài, muốn thay đổi tình trạng này phải tăng cường ý thức bảo hộ bản quyền trí tuệ, thiết lập những pháp quy hữu quan. Trung Quốc cũng như các nước phát triển khác trên thế giới đều cam kết thông qua mạng lưới các thoả thuận WTO để mở cửa thị trường cho các sản phẩm công nghệ thông tin, cho các dịch vụ tài chính và phát triển dịch vụ internet.

1.2 Đưa quyền tự chủ sản xuất và kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương. địa phương.

34

Ngay từ năm 1979, Trung ương Đảng và Quốc Vụ Viện Trung Quốc

đã trực tiếp chỉ đạo việc thí điểm "chính sách đặc biệt và biện pháp linh hoạt" tại hai tỉnh Quảng Đông và Phúc kiến, được nhà nước phê chuẩn vào tháng 7-1979. Chính sách chủ yếu để khuyến khích và mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hai tỉnh Quảng Đông được phép tự sắp xếp

lấy hoạt động kinh doanh của tỉnh mình dưới sự chỉ đạo của Nhà

nước,được phép xuất khẩu hang hoá và nhập khẩu vật tư cần thiết cho tỉnh mình, không chịu sự hạn chế của chính quyền Trung ương. Trong thu nhập ngoại tệ xuất khẩu của tỉnh Quảng Đông tính theo cơ số chuẩn năm 1978, phần thu nhập vượt quá cơ số chuẩn, được giữ lại bẩy phần cho tỉnh, ba phần nộp cho Trung ương. Riêng tỉnh Phúc Kiến được giữ lại toàn bộ. Sau ba năm thực hiện, việc thí điểm đã đạt được những kết quả rõ rệt. Lĩnh vực ngoại thương đã khắc phục được tình trạng kinh doanh đơn lẻ, động viên được tích cực kinh doanh của ngành và xí nghiệp trong hai tỉnh này. Trên cơ số đó, từ năm 1982 Trung Quốc đã triển khai hình thức thí điểm này,

mở rộng quyền chủ động kinh doanh ngoại thương xuống các địa phương

và xây dựng mới các công ty ngoại thương với nhiều hình thức. Nhà nước đã đề ra các biện pháp cụ thể như sau:

- Đưa quyền sản xuất và xuất khẩu cho các xí nghiệp sản xuất cỡ vừa và nhỏ, từng bước mở rộng quyền kinh doanh ngoại thương cho tổng công ty xuất nhập khẩu.

- Ưu tiên cho hai tỉnh Quảng Đông, Phúc Kiến mở rộng quyền hạn kinh doanh xuất nhập khẩu.

- Cho phép các địa phương có thể thành lập các công ty ngoại thương địa phương. Các thành phố trực thuộc Trung ương và tỉnh cũng được phép thành lập tổng công ty ngoại thương riêng.

35

- Cho phép 19 Bộ, ngành của Trung ương được thành lập tổng công ty

xuất nhập khẩu để phân tán một số hàng hoá xuất nhập khẩu thuộc bộ

ngoại thương trước đây kinh doanh sang các công ty xuất nhập khẩu

thuộc Bộ, ngành hữu quan, tạo điều kiện kênh buôn bán và tăng cường kết hợp giữa sản xuất và tiêu thụ.

- Theo thống kê từ năm 1979 đến năm 1987, Nhà nước đã phê chuẩn

thành lập hơn 2200 công ty ngoại thương các loại, trong đó tỉnh Quảng Đông có hơn 810 công ty, Phúc Kiến có hơn 200 công ty. Ngoài ra, các xí nghiệp liên doanh với nước ngoài có tính chất sản xuất trong phạm vi rộng cũng có quyền kinh doanh xuất khẩu hàng hoá và nhập khẩu các nguyên liệu có liên quan đến sản xuất của xí nghiệp mình. Chính sách trên đây đã tạo đà cho sự phát triển sau này khơi dậy tính tích cực trong

hoạt động thương mại của Trung Quốc trong tình hình mới và có tác

dụng to lớn trong việc mở rộng lĩnh vực mậu dịch đối ngoại. Số doanh nghiệp tư nhân, đầu tư nước ngoài, liên doanh được cấp phép trong cả nước trong năm 2002 đã tăng vọt. Nhiều công ty đã đăng ký bản quyền ở nước ngoài, đóng góp phần lớn vào GDP toàn quốc 8% năm 2002.

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)