Thay đổi các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37 - 39)

II. MỘT SỐ CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI CỤ THỂ

1. Một số cải cách chính sách thương mại Cải cách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

1.4. Thay đổi các quy định phù hợp với thông lệ quốc tế

Trong chiến dịch được phát động trên quy mô toàn quốc nhằm dỡ bỏ những điều luật lỗi thời, trái với các quy định của WTO, ngày 11/12/2001 Ngân hàng Trung Quốc đã thông báo bãi bỏ một số quy định và nguyên tắc tài chính đã công bố trong thời gian 1999 - 2001. Theo bà Ngô Nghị, uỷ

viên Quốc vụ viện Trung Quốc, việc từ bỏ những điều luật, quy định và

chính sách lỗi thời sẽ là công việc được ưu tiên của các cấp chính quyền trong thời gian trước mắt. Theo đánh giá, Trung Quốc sẽ phải xoá bỏ hay sửa đổi bổ sung khoảng 90 điều luật chủ chốt và 1000 các quy định cũ.

38

Xoá bỏ quy định cũ thì phải ban hành quy định mới. Hội đồng nhà

nước Trung Quốc đã công bố quy chế chống trợ cấp có hiệu lực từ ngày

1/1/2002. Quy chế này được thông qua ngày 31/10/2001 bao gồm các quy định liên quan đến khoản trợ cấp và thiệt hại, hạn chế thời gian và đánh giá lại những biện pháp bù đắp và các cam kết cùng một danh sách các sản phẩm xuất khẩu được hỗ trợ.

Trong cuộc cải cách kinh tế sau khi gia nhập WTO, Trung Quốc cũng gặp không ít những vấn đề nan giải. Trung Quốc đang bối rối khi giải quyết

cùng một lúc hai vấn đề khác nhau: một mặt phải mở rộng thị trường cho

các nhà đầu tư nước ngoài, mặt khác phải giữ ổn định hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước (DNNN) nhằm tránh thảm họa phải sa thải hàng triệu lao động. Chính vì lý do đó mà trong năm qua có một số quyết định trái ngược nhau được đưa ra. Hồi đầu năm, nhằm thu hút vốn để đổi mới kỹ thuật và mở rộng sản xuất, các DNNN được phép bán nhiều cổ phiếu ra thị trường gây ra sự tràn ngập và chỉ 3 tháng sau giá cổ phiếu sút giảm 30%. Vậy là ngày 22/10/2001, các DNNN được lệnh ngưng bán cổ phiếu do Nhà nước nắm giữ trên thị trường chứng khoán nhằm bình ổn thị trường tài chính.

Bên cạnh đó Chính phủ Trung Quốc cũng đưa ra nhiều quyết định rất cởi mở nhằm thu hút đầu tư nước ngoài ngay cả trong những ngành vốn vẫn đóng cửa từ trước đến nay. Ngày 29/10/2001, Trung Quốc đã cho phép các công ty quản lý tài sản được quyền dùng các tài sản nợ để bán hoặc liên doanh vốn các nhà đầu tư nước ngoài. Một số tập đoàn lớn của Trung Quốc như : China Uincom, China Mobile, Sinopec trước đây chỉ niêm yết ở thị

trường chứng khoán nước ngoài thì này đã được cho phép niêm yết cả ở

39

Những điều chỉnh chính sách và sửa đổi luật, đặc biệt là Luật kinh tế

như trên một mặt đáp ứng từng bước các yêu cầu gia nhập WTO, mặt khác

cũng giúp cho tình hình sản xuất công nghiệp và đầu tư nước ngoài thêm khởi sắc.

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)