Tập trung cho các ngành công nghiệp mũi nhọn

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39 - 40)

II. MỘT SỐ CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI CỤ THỂ

1. Một số cải cách chính sách thương mại Cải cách liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ

1.5. Tập trung cho các ngành công nghiệp mũi nhọn

Các chuyên gia cho rằng nguyên nhân chính để sản lượng công nghiệp của Trung Quốc vẫn giữ được tốc độ tăng trưởng cao là sự phát triển đều đặn của 3 ngành: Chế tạo thiết bị thông tin, chế tạo thiết bị giao thông vận tải và ngành luyện kim.

Công nghiệp tăng trưởng cao cũng là nguyên nhân làm cho nhu cầu tiêu thụ dầu thô ở Trung Quốc tăng nhanh với mức 5%, đạt 204,9 triệu tấn trong năm 2001 so với mức sản xuất chỉ đạt 164 triệu tấn. Do vậy, nhập khẩu dầu thô tăng 6%, đạt trên 46 triệu tấn. Các hãng sản xuất dầu lửa hàng đầu của Trung Quốc là China Petroleum và Chemical Corp (Sinopec) trong năm 2001 đã đầu tư khoảng 12,6 tỷ NDT (1,52 tỷ USD) cho công tác thăm dò và khai thác dầu khí. Hồi đầu năm, Sinopec dự kiến dành tổng số vốn 40,76 tỷ NDT (4,9 tỷ USD) của năm 2001 cho 4 khu vực kinh doanh lớn là thăm dò và khai thác dầu, lọc dầu, hoá dầu và tiếp thị.

Dự báo 4 năm tới, nhu cầu tiêu thụ dầu thô của Trung Quốc sẽ tăng

với tốc độ 4%/năm, lên 245 triệu tấn vào năm 2005. Trong khi đó, sản

lượng dầu thô của Trung Quốc trong cùng thời gian chỉ tăng 0,8%/năm đạt 170 triệu tấn vào năm 2005. Lúc đó Trung Quốc sẽ phải nhập khẩu khoảng 75 triệu tấn, tăng trên 61% so với mức của năm 2001. Để có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ dầu thô nhanh trong những năm tới, Trung Quốc đã công bố "Chiến lược dầu mỏ quốc gia thế kỷ 21" trong đó nêu rõ phương châm và mục tiêu chiến lược của Trung Quốc là: nâng tỷ trọng của dầu mỏ trong kết cấu năng lượng, hoàn thiện mô thức tiêu dùng tiết kiệm dầu mỏ,

40

mở rộng việc thăm dò khai thác nguồn tài nguyên dầu mỏ, nâng cao khả năng tự cấp dầu mỏ, tích cực hợp tác quốc tế, xây dựng và hoàn thiện hệ thống đảm bảo an ninh dầu mỏ, nâng cao khả năng đối phó với những tình huống bất ngờ; phát triển và tận dụng nguồn khí tự nhiên, phát triển nguồn năng lượng thay thế dầu mỏ, từ đó đảm bảo sự cung ứng ổn định lâu dài giúp cho nền kinh quốc dân tăng trưởng liên tục, ổn định.

Nhu cầu đi lại bằng hàng không trong nội địa cũng như hàng không

quốc tế của Trung Quốc gia tăng khiến Trung Quốc đã quyết định mua

thêm 30 máy bay Boeing 737 của hãng Boeing, Mỹ. Thoả thuận mua được ký tại Washington hôm 2/10/2001. Theo tập đoàn xuất nhập khẩu cung ứng hàng không Trung Quốc (CASK) thì 20 chiếc trong số này sẽ được cấp cho hãng hàng không Phương Nam (China Southern airlines). Một lãnh đạo của

hãng hàng không Phương Nam cho rằng điều này chứng tỏ lòng tin của

khách hàng đi lại trong Đại lục cũng như giữa Đại lục vớí Hồng Kông,

Băng Cốc, Singapore sẽ tiếp tục gia tăng về lâu dài. Trong những tháng

cuối năm 2001, cả Boeing và Airbus đều dự đoán về sự tăng trưởng cao

liên tục trong giao thông hàng không của Trung Quốc trong những năm tới. Tháng 10/2001, một báo cáo của Boeing cho biết thị trường máy bay thương mại mới tại Trung Quốc, Hồng Kông và Macao trong 20 năm tới có thể đạt 144 tỷ USD và tăng trưởng của hoạt động giao thông hàng không sẽ vượt mức tăng trưởng GDP.

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)