Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 52 - 55)

II. MỘT SỐ CẢI CÁCH THƯƠNG MẠI CỤ THỂ

9 Thời báo kinh tế Việt Nam 2002

2.2. Kết quả đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

Về vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, sau khi đạt mức cao kỷ lục trong năm 2000: hơn 1491 tỷ USD tính theo dòng vốn vào, hay tăng 37% và 1379 tỷ USD tính theo dòng vốn ra hay tăng 32% so với năm 1999, dòng vốn FDI trên phạm vi toàn thế giới đã sụt giảm trong 2 năm tiếp theo 2001 và 2002. Nhưng Trung Quốc lại là trường hợp đặc biệt, thu hút 10% vốn FDI toàn thế giới, đạt mức trên 50 tỷ USD trong năm 2002 (xem bảng 1). Trung Quốc thu hút nhiều vốn đầu tư nhằm để tăng năng suất nhờ tận dụng kinh nghiệm quản lý kết hợp với lợi thế nhân công rẻ và thị trường nội địa tiềm năng. Kể từ năm 1993, Trung Quốc đã trở thành nước nhận vốn đầu tư lớn nhất trong số các

nước đang phát triển. Trong thời gian từ năm 1993 đến năm 2001, Trung

Quốc luôn đứng thứ hai trên thế giới về thu hút FDI. Năm 2002, lần đầu tiên Trung Quốc vượt qua Mỹ, trở thành nước thu hút FDI lớn nhất trên thế giới. Có rất nhiều nhân tố dẫn tới sự gia tăng mạnh của FDI vào Trung Quốc: một thị trường lớn với 1,3 tỷ dân, chi phí lao động rẻ, môi trường đầu tư được cải thiện đáng kể. Cơ sở hạ tầng hợp lý, chính sách ưu tiên và ưu đãi về thuế cũng như việc cho phép các đặc khu kinh tế đóng vai trò quan trọng trong việc tự do hoá nền kinh tế. Có thể nói, sự tiếp tục gia tăng của dòng vốn FDI vào Trung Quốc được quyết định bởi quá trình tự do hoá kinh tế và cải cách cơ cấu ngành, vốn đang có thêm động lực mới với việc nước này trở thành thành viên chính thức của WTO.

Việc Trung Quốc gia nhập WTO là một sự kiện tác động mạnh đến

luồng vốn đầu tư nước ngoài vào nước này trong năm qua. Tuân thủ các quy định của WTO, tháng 2/2002, hơn 30 vụ của Uỷ ban Nhà nước Trung Quốc đã rà soát hơn 2300 bộ luật và quy định hiện hành, đã bãi bỏ 830 văn bản và

53

sửa đổi 323 văn bản. Hơn 190000 văn bản luật quy định của các cấp địa phương và các tiêu chuẩn đã được huỷ bỏ hoặc sưả đổi. Chính phủ Trung Quốc đã sửa đổi các luật như: Luật liên doanh nước ngoài, Luật công ty có vốn đầu tư nước ngoài cùng các văn bản và các quy định hướng dẫn đầu tư nước ngoài khác.

Bên cạnh đó, Hội đồng Nhà nước Trung Quốc cũng đã ban hành một số văn bản mới hướng dẫn đầu tư nước ngoài, các văn bản này có hiệu lực từ ngày 1/ 4/ 2002. So với các văn bản cũ, các văn bản mới đưa ra nhiều cơ hội hơn cho các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. Chẳng hạn, danh mục mới mở rộng phạm vi các ngành được khuyến khích từ 186 lên 262 mục, các khoản mục hạn chế giảm từ 112 xuống còn 75 mục. Các hướng dẫn mới tập trung thu hút đầu tư vào các lĩnh vực công nghiệp phục vụ nông nghiệp, công nghệ cao, vận tải, năng lượng, vật liệu mới, bảo vệ môi trường. Từ nay đến 2010, các doanh nghiệp đầu tư vào những lĩnh vực được khuyến khích sẽ được hưởng mức thuế thu nhập doanh nghiệp là 15%. Các danh mục mới cũng bao gồm nhiều dự án khuyến khích liên quan đến việc tự do hoá hơn nữa lĩnh vực dịch vụ như các hoạt động ngân hàng, bảo hiểm, thương mại, ngoại thương, du lịch, truyền thông, vận tải, dụ lịch kế toán và pháp lý, ...

Trung Quốc còn thực hiện nhiều nỗ lực thiết lập thị trường, hạ thấp thuế quan,... Đây là những nhân tố khiến đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc tăng mạnh. Đáng chú ý là nhiều công ty nước ngoài, đặc biệt là các công ty lớn của Nhật như NEC (công nghệ cao), Seilko Epson Corp. (sản xuất quét ảnh), Minolta Co. Ltd (sản xuất máy ảnh), Minebea (sản phẩm ổ bi), ... đã chuyển nhiều vốn đầu tư vào các cơ sở sản xuất của họ từ các nước Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines,... sang Trung Quốc do ở đây nguyên vật liệu và chi phí lao động rẻ hơn, hơn nữa còn do nhiều khách hàng của các công ty này đã chuyển sang hoạt động ở Trung Quốc. Theo tờ Nikon Keizal Shimbun của Nhật thì trong năm 2001 đã có ít nhất 22 cơ sở sản xuất của Nhật kinh

54

doanh ở Thái lan, Singapore, Malaysia, Indonesia, Philippines đã đóng cửa hoặc thu hẹp quy mô sản xuất của họ để chuyển sang Trung Quốc.

Việc gia nhập WTO cũng như thực hiện các cam kết cải thiện môi trường đầu tư, giảm thuế quan,... đã biến Trung Quốc thành thanh nam châm có sức hút cực mạnh trong thu hút đầu tư nước ngoài. Tính đến tháng 9/2002,

Trung Quốc đã phê chuẩn hơn 414.000 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước

ngoài với tổng số vốn theo hợp đồng là 813,66 tỷ USD, trong đó, số vốn đầu tư thực tế là 434,78 tỷ USD. Riêng Thượng Hải, từ tháng 1 đến tháng 9/2002 đã thu hút được thêm 8,03 tỷ USD, tăng 37,6%, với 2245 dự án tăng 21,7%. Theo đánh giá, vốn đầu tư nước ngoài vào Trung Quốc trong cả năm vượt 50 tỷ USD. Với mức này, Trung Quốc đã vươn lên thành nước có mức thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn nhất trên thế giới, vượt qua Mỹ trong năm 2002.

Tính đến cuối tháng 11, dự trữ ngoại hối của Trung Quốc đạt 274 tỷ USD, tương đương tổng giá trị nhập khẩu của cả nước trong 10 tháng (so với mức 212, 1 tỷ USD vào cuối năm 2001). Nợ nước ngoài tiếp tục giảm. Tính đến cuối tháng 6/ 2002, số dư nợ đứng ở mức 160 tỷ USD. Số tiền gửi tiết kiệm của cư dân vào cuối tháng 10 đạt 9200 tỷ NDT ( tương đương 1100 tỷ USD). Tiền gửi của cư dân tăng do thu nhập tăng nhanh. Mức GDP bình quân

theo đầu người của Trung Quốc tăng từ 787 USD năm 1999 lên 853 USD/

2000 và đạt 961 USD năm 2002 (tăng 6%).

Theo báo cáo đầu tư thế giới của tổ chức Hội nghị về thương mại và phát triển của Liên Hiệp Quốc (UNCTAD), Trung Quốc sẽ vẫn là nước đang phát triển đứng đầu được ưu tiên đầu tư trong năm 2002 - 2005 (xem bảng 4).

Bảng 4

NHỮNG ĐỊA CHỈ ĐẦU TƯ ĐƯỢC ƯU TIÊN TRONG THỜI KỲ 2002 – 2005

55 Các nước công

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 52 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)