Bài học về công tác chuẩn bị tốt, đầy đủ trong quá trình đàm phán

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 65 - 67)

II. MỘT SỐ BÀI HỌC KINH NGHIỆM CHO VIỆT NAM TỪ QUÁ TRÌNH ĐÀM PHÁN GIA NHẬP WTO CỦA TRUNG QUỐC

2. Bài học về công tác chuẩn bị tốt, đầy đủ trong quá trình đàm phán

Vấn đề cần phải hiểu biết các nguyên tắc và yêu cầu của WTO cũng được xem là điều kiện tiên quyết. Trung Quốc nghiên cứu WTO trong

nhiều năm, đã xuất bản hàng chục cuốn sách và hàng trăm công trình

nghiên cứu và hội thảo giới thiệu về WTO, về các nguyên tắc, thể chế, các yêu cầu về tính minh bạch, về sự không phân biệt đối xử, về các nguyên tắc tối huệ quốc, đối xử quốc gia, chống bán phá giá, về những cái lợi và hại khi Trung Quốc gia nhập WTO,... Song phải thừa nhận rằng, chính trong

qúa trình đàm phá, Trung Quốc mới có thể ngày càng hiểu biết đúng hơn

WTO và các thành viên của nó. Chẳng hạn, các nước thành viên WTO đã nêu ra với Trung Quốc 5700 câu hỏi (đối với Việt Nam là 1500 câu hỏi) thông qua các câu hỏi này, các nước thành viên WTO muốn hiểu biết sâu hơn về tình hình kinh tế – xã hội Trung Quốc, đồng thời cũng chứng tỏ các

yêu cầu của họ đối với công cuộc cải cách của TQ. Chính căn cứ vào các

câu hỏi này, Trung Quốc đã hiểu hơn các nước thành viên và các yêu cầu của họ để điều chỉnh các thể chế của mình thích hợp với các yêu cầu đó.

66

Ở Việt Nam, cho đến nay, việc nghiên cứu tìm hiểu WTO và các nước thành viên nói chung còn yếu. Các sách, bài báo và các phương tiện thông tin đại chúng giới thiệu về WTO còn quá ít. Nếu không có sự nghiên cứu kỹ lưỡng về các quy tắc, luật lệ của WTO thì rất dễ dẫn đến hiểu lầm. Do đó cần thiết phải làm rõ ngay từ đầu những nội dung này để tránh những hiểu lầm về cái lợi, hại khi gia nhập WTO, về thời hạn bảo hộ, thời hạn giảm thuế... nhằm đi đến nhận thức chung gia nhập WTO, tạo thuận lợi cho những cải cách về sau.

Bên cạnh đó, cần đào tạo, bồi dưỡng một đội ngũ cán bộ kỹ thuật giỏi, đi sâu nghiên cứu và nắm vững nguyên tắc vận hành và cơ chế giải quyết tranh chấp của WTO nhằm đem lại lợi ích kinh tế nhiều hơn cho đất nước.

Ở Việt Nam hiện nay không ít người hiểu rằng nhiệm vụ của đoàn đàm phán Việt Nam phải đảm bảo càng kéo dài thời hạn bảo hộ, thời hạn giảm thuế càng tốt. Trong cuộc đàm phán về Hiệp định thương mại với Mỹ, đoàn đàm phán Việt Nam đã đạt được thoả thuận thời hạn bảo hộ kéo dài hơn giới hạn cho phép, do vậy đã được đánh giá cao. Thực ra, thời hạn bảo hộ không phải càng dài càng tốt vì bảo hộ dài có nghĩa là kéo dài sự lạc hậu của nền kinh tế đất nước.

Do vậy, cần phải tuyên truyền rộng rãi tới mọi thành phần kinh tế xã hội hiểu được “luật chơi” một khi Việt Nam tham gia là thành viên chính thức của WTO để có thể nhanh chóng tiếp cận với những cơ hội do sự tham gia này đem lại. Đây là một bước chuẩn bị trước để tránh tâm lý lo sợ bị “thua ngay trên sân nhà” và đóng góp quan trọng vào sự thành công của việc Việt Nam đăng ký. Chính vì vậy, đội ngũ nhân nhân lực tham gia trong quá trình đàm phán phải được đào tạo tinh nhuệ về ngoại ngữ và nghiệp vụ vững vàng vì quy trình đàm phán hay kiện tụng quốc tế hết sức phức tạp trong khi các “đối thủ” lại rất nặng ký.

67

Một phần của tài liệu Một số cải cách chính sách thương mại của Trung Quốc kể từ sau khi gia nhập WTO và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam (Trang 65 - 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(81 trang)