Tình hình buôn lậu

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 30 - 35)

II. TÌNH HÌNH BUÔN LẬU TRONG THỜI GIAN QUA TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN

1.Tình hình buôn lậu

a. Trên tuyến đường bộ

Địa bàn hoạt động trọng điểm của bọn buôn lậu là khu vực cửa khẩu biên giới thuộc các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Lào Cai, Cao Bằng, Hà Tĩnh, Quảng Trị, Long An, Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang, Kiên Giang.

Trong năm 2005, 2006 các mặt hàng nhập lậu chủ yếu là đường cát trắng do Thái Lan sản xuất, và một số sản phẩm nông nghiệp có nguy cơ dịch bệnh cao như trâu bò, thịt lợn bị nhiễm bệnh, gia súc, gia cầm, trứng gia cầm... có nguồn gốc tư Cambuchia, Trung Quốc và thuốc lá nhập lậu nhiều tại biên giới phía Bắc (riêng tại Cao Bằng, năm 2005 lực lượng kiểm

soát hải quan đã bắt giữ và xử lý 101 vụ, tịch thu 13.237 kg thuốc lá)...Năm 2006 xuất hiện hiện tượng nhập ô tô mới 100% do Trung Quốc sản xuất có dấu hiệu gian lận về trị giá tính thuế diễn gia tại địa bàn Hà Giang.

Bên cạnh đó các mặt hàng xuất lậu chủ yếu là gạo, dược liệu, động vật hoang dã, các bộ phận của động vật quý hiếm, ngoại tệ, than...Đặc biệt là hiện tượng xuất lậu các loại quặng thô và than ở vùng biển Miền Trung và Đông Bắc; xuất, nhập gỗ không có giấy phép, không rõ nguồn gốc. Cuối năm 2005 bắt đầu diễn ra tình trạng xuất lậu xăng dầu qua biên giới, sang năm 2006 thì gia tăng và phức tạp hơn 2005. Năm 2006, tình trạng xuất khẩu ngoại tệ, vàng, tiền Việt Nam cũng diễn ra phức tạp (Năm 2006, Cục Hải quan An giang đã phát hiện 02 vụ thu giữ 98.069 USD và 04kg vàng).

Sang năm 2007, tình hình buôn lậu nổi lên là hành vi lợi dụng chính sách cư dân biên giới, lợi dụng việc tăng tiêu chuẩn miễn thuế theo Quyết định 254/QĐ-TTg cho phép cư dân biên giới được mua bán trao đổi hàng hoá 2.000.00VNĐ/ ngày, bọn đầu nậu thuê cư dân biên giới mua gom, tập kết vận chuyển hàng hoá qua biên giới. Nhiều doanh nghiệp đã lợi dụng việc tự khai, tự tính, áp dụng trị giá tình thuế theo trị giá GATT để gian lận giá, nhập khẩu hàng hoá sai so với khai báo về tên hàng, chủng loại, nhập hàng không đúng với nội dung giấy phép nhập khẩu, nhập khẩu hàng thừa, xuất khống, gian lận về xuất xứ để hưởng ưu đãi... Đã có vụ việc giả mạo chứng từ, chữ ký và dấu công chức hải quan để đánh tháo hàn lậu, hàng cấm ra khỏi khu vực kiểm soát hải quan.

Trong năm 2007, hàng nhập lậu chủ yếu là hàng điện tử, vải, bánh kẹo, giày dép, bát sứ, cốc thuỷ tinh, hàng tạp hoá, điện thoại di động, gia súc, gia cầm, nguyên liệu lá thuốc lá, mỹ phẩm, đường, thuốc lá điếu... Hàng xuất lậu chủ yếu là ngoại tệ, vàng, xăng dầu, động vật hoang dã, gỗ sưa, trắc, cẩm lai, giáng hương, quặng... Các đối tượng chủ yếu thuê mướn dân

cư qua biên giới để lợi dụng tiêu hcuẩn miễn thuế (2.000.000 VNĐ/lượt) để vận chuyển hàng lậu qua biên giới.

Tại KCN Lao Bảo, lợi dụng quyết định của Thủ tướng cho phép nhập xe ô tô miễn thuế để sử dụng trong Khu kinh tế đặc biệt Lao Bảo, một số doanh nghiệp đã nhập khẩu và đăng ký sử dụng với số lượng lớn, sau đó bán vào thị trường nội địa để trốn thuế với thủ đoạn lập một hợp đồng tài chính là thuê xe. Điển hình là doanh nghiệp Kim Sơn và Minh Hưng nhập lậu 60 xe ô tô Nhật để bán ra ngoài nhằm trốn thuế nhập khẩu và thuế VAT.

b. Trên tuyến đường Hàng không - Bưu điện

Năm 2005, xuất hiện thủ đoạn nhập hàng ít nhưng khai báo nhiều với trị giá lớn và xin được nhập khẩu, nghi vấn đây là một trong những thủ đoạn rửa tiền. Một số vụ nghiêm trọng như vụ nhập khẩu không khai báo 33.5 kg vàng nữ trang, nhập tân dược qua đường hành lý cá nhân không có giấy phép (206kgs) trong đó có 8000 viên thuốc gây nghiện... qua cửa khẩu Tân Sơn Nhất.

Trong năm 2006 thì hàng hoá tập trung chủ yếu vào những mặt hàng cấm, hàng nhập khẩu có điều kiện, hàng nhạy cảm, gọn nhẹ và có giá trị, thuế suất cao như: tân dược, ma tuý tổng hợp, mỹ phẩm, ngoại tệ, đá quý, cổ vật, văn hoá phẩm nội dung xấu, điện thoại di động, vi tính xách tay, linh kiện điện tử cao cấp, vải, quần áo sẵn cao cấp... Trong năm 2006 xuất lậu ngoại tệ giảm đáng kể do có quy định mới của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Quyết định 921/QĐ-NHNN).

Năm 2007 các đối tượng buôn lậu lợi dụng phân luồng kiểm tra để khai báo sai về mặt hàng, số lượng, chủng loại; khai báo nhập khẩu qua loại hình phi mậu dịch, hàng gửi chậm về lưu ở kho để tìm cách rút hàng ra, nếu không được thì xin tái xuất hoặc vận chuyển theo hình thức hành lý xách tay theo người, qua tổ lái, tiếp viên và hướng dẫn viên các đoàn du

lịch. Xuất hiện thủ đoạn vi phạm mới là một số doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai báo giá nhập khẩu với trị giá rất lớn, có dấu hiệu để chuyển tiền ra nước ngoài. Địa bàn trọngd diểm là ga nhập Sân bay Quốc tế Nội Bài, ga nhập sân bay Quốc tế Tân Sơn Nhất, ga nhập sân bay quốc tế Đà Nẵng, chuyển phát nhanh theo Fedex, DHL...Mặt hàng trọng điểm là các loại hàng hoá có giá trị cao, ngoại tệ, vàng, kim loại quý, thuốc lá ngoại, rượu ngoại, tân dược, mỹ phẩm, đồng hồ, máy ảnh, máy quay phim, màn hình thu nhỏ, laptop...

c. Trên tuyến cảng biển

Trong năm 2005, tình trạng các đối tượng là thuyền viên Việt Nam làm việc trên các tàu biển hoạt động tuyến hàng hải Quốc tế khi nhập cảnh không khai báo hàng hoá, hành lý mang từ nước ngoài về lợi dụng để buôn lậu có xu hướng gia tăng trở lại. Vẫn bằng các thủ đoạn giấu hàng trong hầm máy, hầm hàng, kho vật tư... các mặt hàng vi phạm chủ yếu là hàng tiêu dùng đã qua sử dụng (TV, máy lạnh, máy in, máy giặt, dàn âm thanh, rượu ngoại, phụ tùng ô tô xe máy...)

Các doanh nghiệp kinh doanh thương mại quốc tế thì có thủ đoạn phổ biến là làm hồ sơ khai báo hải quan với trị giá hàng nhập khẩu rất thấp, khai báo chủng loại, mô tả đặc tính kỹ thuật không rõ ràng để được áp vào mã hàng có thuế suất thấp, hàng thành phẩm nhưng được chia nhỏ thành nhiều chi tiết linh phụ kiện, khai báo giá giảm dần (hợp đồng sau thấp hơn hợp đồng trước).

Trong năm 2006 hoạt động trên biển tập trung ở khu vực vùng biển Đông Bắc và miền Trung. Hàng xuất lậu chủ yếu là than, quặng thô... Năm 2006 nổi lên mặt hàng gỗ quý, các đối tượng buôn lậu vận chuyển gỗ từ địa bàn ven biển Nghệ An, Quảng Bình, Hà Tĩnh đi Trung Quốc, với các thủ

đoạn như sử dụng chứng từ, hoá đơn vận chuyển từ trong nội địa hoặc quay vòng hồ sơ chứng từ để hợp pháp hoá nguồn gốc khai thác.

Tại các chi cục Hải quan cửa khẩu cảng biển xảy ra một số vụ vi phạm nghiêm trọng đó là nhập khẩu trái phép rác thải công nghiệp như: tại cảng Hải Phòng phát hiện 09 doanh nghiệp nhập 46 containers thiết bị văn phòng đã qua sử dụng, 500 containers ắc quy chì đã qua sử dụng, vi phạm công ước Basel về quản lý chất thải nguy hại Việt Nam ký kết tham gia.

Trong năm 2007 thì nổi cộm là tình hình các đối tượng lợi dụng quy trình quản lý rủi ro, thủ tục hải quan ngày càng đơn giản tạo thuận lợi cho thương mại, tỷ lệ miễn kiểm tra cao để buôn lậu. Phương thức thủ đoạn phổ biến là khai báo sai về tên hàng, chủng loại, xuất xứ; gian lận giá, chính sách mặt hàng; nhập khẩu hàng thừa so với khai báo, không khai báo; nhập khẩu hàng hoá không đạt chất lượng theo quy định; xuất khẩu khai báo khống, không đúng mặt hàng; lợi dụng hình thức chuyển cửa khẩu về ICD để buôn lậu, trốn thuế.

Mặt hàng trọng điểm: Gỗ, nguyên phụ liệu may mặc - giày dép, hàng kim khí điện máy, linh kiện điện tử, phụ tùng ôtô, các loại máy móc và hàng điện tử đã qua sử dụng, ôtô đã qua sử dụng, máy in công nghiệp, máy công cụ,… hàng nông ngư cũ có xuất xứ Đài Loan, Nhật, Hàn Quốc các mặc hàng thuộc diện cấm nhập khẩu hoặc mặt hàng thuộc quản lý chuyên ngành,...

Trên tuyến biển tình hình xuất lậu than, quặng tại khu vực biển Đông Bắc và Miền Trung diễn ra phức tạp, phương thức thủ đoạn chủ yếu là gian lận, số lượng vận chuyển thực chất vượt rất nhiều so với số lượng ghi trong các chứng từ, hoá đơn hoặc khi bị kiểm tra thì khai vận chuyển trong nội địa, nhưng thực chất là trên hành trình khi gần phần lãnh hải giáp ranh thì

đổi hướng vận chuyển trái phép sang Trung Quốc. Trên đường về, chủ tàu thường kết hợp chở về các mặt hàng như: gạch men các loại, bánh kẹo, cốc chén, bát đĩa, quần áo, vải may mặc... Các tàu này không đi qua cửa khẩu để làm thủ tục mà đi theo tuyến xa bờ, nên việc phát hiện và đấu tranh rất khó khăn. Mặt khác, tình trạng vận chuyển, buôn bán thuốc lá ngoại, các đối tượng sử dụng tàu cao tốc chuyển hàng từ biên giới vào trong nội địa để tiêu thụ. Khi bị các lực lượng chức năng bắt giữ, các đối tượng sử dụng vũ khí chống trả quyết liệt.

Tại các Khu công nghiệp, Khu chế xuất, đầu tư gia công, tình hình gian lận thương mại, trốn thuế diễn ra phức tạp, phương thức thủ đoạn phổ biến, chủ yếu là gian lận điều chỉnh định mức để thanh khoản; bán nguyên liệu, phụ liệu và sản phẩm ra ngoài thị trường nội địa để trốn thuế sau đó hợp thức hoá bằng cách xuất khống, làm thủ tục tiêu huỷ hàng hoá, nguyên liệu; khai khống giá trị máy móc, thiết bị; nâng giá trị tài sản cố định để khấu hao trốn thuế thu nhập doanh nghiệp; nhập hàng hoá thành phẩm hoặc bán thành phẩm để gian lận xuất xứ Việt Nam (C/O) nhằm hưởng thuế xuất ưu đãi. Ngoài ra còn có hiện tượng doanh nghiệp trong nước khai khống hàng hoá xuất vào khu chế xuất để hưởng hoàn thuế VAT bất hợp pháp

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 30 - 35)