Tình hình hoạt động điều tra chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 42 - 48)

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH

2. Tình hình hoạt động điều tra chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu

chống buôn lậu được trang bị tương đối hiện đại. Trung tâm đã thực sự trở thành cơ quan chỉ huy đầu não của lực lượng chống buôn lậu thuộc ngành Hải quan với các Hải đội trên khắp các vùng biển Việt Nam...

2. Tình hình hoạt động điều tra chống buôn lậu của Cục điều tra chống buôn lậu buôn lậu

Trong công tác chống buôn lậu, Cục Điều tra chống buôn lậu luôn là đơn vị dẫn đâu, Cục đã đạt được nhiều thành tích trong công tác đấu tranh với tội phạm chống buôn lậu. Cục tổ chức đấu tranh các chuyên án có trọng điểm, đạt hiệu quả cao, vừa bắt giữ xử lý các vi phạm lớn, vừa phát hiện những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan, chế độ, chính sách bị lợi dụng để tham mưu cho lãnh đao Tổng cục chỉ đạo, chấn chỉnh kịp thời. Trong 3 năm trở lại đây, ta có một số điển hình như sau:

a. Năm 2005

Năm 2005, Cục đã thực hiện chuyên án TD804 làm rõ các vi phạm về nhập khẩu thuốc tân dược của công ty YTECO, khởi tố vụ án về tội buôn lậu và chuyển cho cơ quan công an tiếp tục điều tra mở rộng. Cục đã xác lập chuyên án LP - 305 làm rõ vi phạm của một số công ty lợi dụng quy định xác định trị giá tính thuế để nhập lậu hàng trăm xe ô tô. Đội 3 phối hợp với PC15 - Công an Hà Nội làm rõ việc gian lận thuế qua giá về việc nhập khẩu rượu của Công ty sản xuất bao bì và hàng xuất khẩu Bộ Thương mại, trị giá khoảng 15 tỷ đồng; phối hợp với Cục Hải quan An Giang điều tra, làm rõ vụ công ty TNHH Tuấn Anh nhập khẩu hàng hoá không đúng khai báo hải quan về xuất xứ hàng hoá nhằm mục đích trốn thuế với số tiền lớn trên 14 tỷ đồng.

Trong năm 2005, Đội 2 đã phát hiện nhiều vụ nhập khẩu trái phép mỹ phẩm, thiết bị viễn thông, trong đó nghiêm trọng nhất là vụ bắt giữ 1 tấn mỹ phẩm nhập khẩu trái phép với htủ đoạn tách vận đơn qua cửa khẩu sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất; vụ vi phạm trong lĩnh vực tạm nhập tái xuất thiết bị viễn thông không có giấy phép theo quy định của Công ty cổ phần thương mại BCVT (COCYVINA) tạm nhập 100 card điều khiển CTUt nhưng không tái xuất mà đem sử dụng, trị giá lô hàng vi phạm gần 11 tỷ đồng.

Năm 2005, trên tuyến biển, Đội 1, Phòng 1, Hải đội 1 & 2 đã xác lập chuyên án bắt giữ hơn 10.000 tấn quặng xuất khẩu trái phép, trị giá gần 7 tỷ đồng và xác minh làm rõ vi phạm của 30 doanh nghiệp xuất nhập khẩu gỗ không có giấy phép CITIES, khối lượng trên 5000m3, trị giá trên 100 tỷ đồng

b. Năm 2006

Năm 2006 Chính Phủ ban hành Nghị định 12/2006/NĐ - CP, ngày 23/02/2006, theo đó danh mục các mặt hàng cấm thay đổi. Nhưng trong thời gian 2006 chưa có những thông tư hướng dẫn cụ thể, một số doanh nghiệp đã lợi dụng nhập khẩu ô tô đã qua sử dụng, phế thải công nghiệp... ảnh hưởng trực tiếp đến thị trường trong nước và ô nhiễm môi trường. Đấu tranh với hiện tượng này, tháng 10/2005 - 4/2006, Đội 1 đã phối hợp với C15 Bộ Công an phát hiện khoảng 500 containers do 9 doanh nghiệp nhập khẩu trị giá khoảng 50 tỷ đồng; phối hợp với Hải quan Hải phòng kiểm tra 46 containers hàng thiết bị văn phòng đã qua sử dụng nhập khẩu và tồn đọng tại cảng Hải Phòng với giá vi phạm gần 5 tỷ đồng.

Tình trạng buôn bán vận chuyển trái phép than, quặng, gỗ, xăng dầu... tại vùng biển Đông Bắc và Miền Trung đi Trung Quốc đã được các Hải đội tập trung đấu tranh: Hải đội 1 đã phát hiện và bắt giữ 08 tàu vận chuyển quặng và than mỏ trái phép, trị giá hàng vi phạm khoảng 1.21 tỷ

đồng; Hải đội 2 tuần tra, phát hiện và bắt giữ tại vùng biển Quảng Bình 02 tàu vận chuyển trái phép 30m3 gỗ không có hoá đơn, chứng từ, trị giá hơn 2.5 tỷ đồng.

Đồng thời Cục đã báo cáo và trình lãnh đạo Tổng Cục ban hành công văn 4703/TCHQ-ĐT, ngày 28/09/2006 chỉ đạo các Cục Hải quan tỉnh, thành phố tăng cường công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại các mặt hàng gỗ và một số công văn khác tăng cường kiểm tra, kiểm soát xăng dầu qua biên giới

Để làm rõ những vi phạm băng thủ đoạn gian lận khai báo trị giá hải quan để trốn thuế, Đội 2 đã điều tra xác minh làm rõ và xử lý đối với hàng hoá không đúng với trị giá, mã số hàng hoá của 07 lô hàng thẻ ATM của ngân hàng Ngoại thương Việt Nam; phối hợp với PA17 - Công an Hà Nội và Đội quản lý thị trường số 1 - Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội kiểm tra bắt giữ một đối tượng vận chuyển trái phép lô hàng camera, máy nghe nhạc, máy ảnh kỹ thuật số, trị giá 50000 USD

Tính đến 20/11/2006, các đơn vị trong Cục đã phát hiện bắt giữ 65 vụ, trị giá hàng vi phạm khoảng 112 tỷ 522 triệu đồng.

c. . Năm 2007

Năm 2007, tiếp tục áp dụng phương pháp quản lý hải quan mới dựa trên nền tảng áp dụng kỹ thuật quản lý rủi ro. Trong quá trình áp dụng đã xuất hiện những bất cập, kẽ hở để các đối tượng buôn lậu lợi dụng trốn thuế. Trước tình hình đó, Tổng cục Hải quan có những đổi mới toàn diện trong chỉ đạo và tổ chức đấu tranh trực tiếp. Các đơn vị nghiệp vụ đã tích cực thực hiện công tác nắm tình hình, thu thập, phân tích thông tin; kịp thời phát hiện những phương thức, thủ đoạn buôn lậu, gian lận thương mại qua đó xác lập chuyên án, đấu tranh phát hiện được nhiều vụ vi phạm lớn, phức tạp, có tính chất điển hình liên quan đến nhiều địa bàn, khu vực.

Lợi dụng những bất cập trong quy trình thủ tục hải quan, các đối tượng đã sử dụng phương thức, thủ đoạn phổ biến là khai sai số lượng, chủng loại hàng hoá, sai mã hàng, sai xuất xứ để nhập khẩu hàng cấm, hàng có thuế suất cao nhằm mục đích trốn thuế. Cục Điều tra chống buôn lậu đã xác lập chuyên án HM06, phát hiện và tịch thu 13 container hàng vi tính cũ cấm nhập khẩu, trị giá 2,5 tỷ đồng; Phối hợp với Cục Hải quan Tp. HCM khám 5 container hàng cấm nhập khẩu của Cty TNHH Thương mại và dịch vụ giao nhận Q.Đ, phát hiện hàng hoá là xe máy, hàng điện lạnh đã qua sử dụng thuộc danh mục mặt hàng Nhà nước cấm nhập khẩu, trị giá gần 2 tỷ đồng.

Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với PC15 - Công an Thành phố Hà Nội, PC15 - Công an tỉnh Vĩnh Phúc kiểm tra 15 containers khai là hạt nhựa HDPE có thuế suất 0% của Cty TNHH Hà Văn, Quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng phát hiện trong 8 container sau lớp hạt nhựa là các loại phụ tùng, linh kiện và máy tổng thành ôtô đã qua sử dụng do Hàn Quốc sản xuất, trị giá lô hàng ước tính hơn 3,6 tỷ đồng.

Đáng chú ý những tháng cuối năm 2007, tình hình nhập nguyên liệu là phế liệu đã qua sử dụng như nhựa, sắt, nhôm phế liệu vi phạm Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT có chiều hướng gia tăng. Tổng cục Hải quan đã chủ động chỉ đạo Cục Điều tra chống buôn lậu phối hợp với Hải quan Quảng Ninh, Hải Phòng trao đổi thông tin về một số dấu hiệu và khả năng vi phạm, thông qua chương trình Quản lý rủi ro đưa vào luồng đỏ. Kết quả phát hiện Cty Trường Long nhập khẩu gần 40 tấn nhựa phế liệu đã qua sử dụng vi phạm Quyết định 12/2006/QĐ-BTNMT.

Tình hình xuất lậu than và quặng thô các loại theo đường tiểu ngạch cũng diễn ra tương đối phức tạp. Các đối tượng lợi dụng để gian lận về số lượng và chất lượng; quay vòng hoá đơn chứng từ; sử dụng hoá đơn vận

chuyển nội địa nhằm đối phó với các lực lượng kiểm soát. Ngày 4/5/2007, Bộ Thương mại bàn hành Quyết định số 08/2007/QĐ-BTM bãi bỏ Thông tư 05/2000/TT-BTM ngày 10/8/2000 hướng dẫn kinh doanh, xuất khẩu than sang Trung Quốc theo đường tiểu ngạch nên việc xuất khẩu than có chiều hướng gia tăng kèm theo đó xuất hiện nhiều vụ gian lận thương mại. Điển hình là vụ xuất lậu 900 tấn quặng sắt của Cty TNHH Tổng hợp Vĩnh Nam; vụ xuất lậu hơn 200 tấn than cám không có nguồn gốc hợp pháp; Cục Điều tra chống buôn lậu phát hiện và xử lý 17 vụ vận chuyển trái phép than, quặng trái phép không có nguồn gốc, trị giá hơn 4,9 tỷ đồng; Đội 1 điều tra, phát hiện Cty Liên doanh Việt - Thái - Bắc Cạn xuất khẩu 700 tấn bột ô xít kẽm, trị giá 20 tỷ đồng không có nguồn gốc hợp pháp, có hành vi làm giả chứng từ, hồ sơ hải quan để xuất khẩu.

Bảng 2.2 : Kết quả phát hiện, bắt giữ, xử lý các vụ vi phạm năm và tương quan so sánh năm 2006 và 2007 (tính từ ngày 01/01/2007 đến

ngày 31/10/2007)

Kết quả

Năm 2006 Năm 2007 So với cùng kỳ năm trước Số vụ Trị giá (triệuđồng) Số vụ Trị giá (triệuđồng) Số vụ Trị giá (+, -) (%) (+, -) (%) Tổng số 9.958 3.530.534 9.305 368.942,6 -653 - 6,4 -3.161.591,4 -99,5 Buôn lậu-vận chuyển trái phép hàng hoá 3.652 93.300,2 1.769 250.145,4 -1.885 -51, 6 156.845,2 73,2 Gian 302 199.816,4 440 63.094,7 138 54 -136.721,7 32

lận thương mại Vi phạm thủ tục hải quan 5.95 3.237.416, 9 7.043 53.618,5 6.548 987 -3.183.798,4 2 Ma tuý 41 37 -4 -6 Vũ khí, chất nổ 13 8 -5 -38 Tổng số tiền thu nộp ngân sách 195.910 42.483,4 -153.526,6 -83

( Theo báo cáo Tổng kết công tác Kiểm soát Hải quan năm 2007 và phương hướng nhiệm vụ năm 2008)

Trong đó Cục Điều tra chống buôn lậu đã phát hiện và bắt giữ tổng cộng 71 vụ, trị giá các lô hàng vi phạm ước tính khoảng 378,83 tỷ đồng.

Số vụ buôn lậu tiếp tục giảm 51,6 % trong khi giá trị tăng 73 % so với năm 2006 là do Cục Điều tra chống buôn lậu đã tập trung xác định đối tượng trọng điểm, xác lập chuyên án đấu tranh vào những đường dây buôn lậu có quy mô lớn. Mặt khác, gian lận thương mại tăng 54% ...cho thấy các đối tượng đã thay đổi phương thức thủ đoạn vi phạm theo hướng tập trung vào những sơ hở trong quy trình thủ tục hải quan và cơ chế chính sách để gian lận, trốn thuế,

Các vụ vi phạm thủ tục Hải quan tăng 987% so với năm 2006 là kết quả của công tác cảnh báo từ cơ quan Tổng cục đến các Cục Hải quan địa phương, rút kinh nghiệm trong quá trình áp dụng kỹ thuật Quản lý rủi ro trong thông quan hàng hoá xuất nhập khẩu.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 42 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w