II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU
1. Các giải pháp nâng cao khả năng nghiệp vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu
ngành chức năng, trước hết là công an, tăng cường sự bảo vệ về pháp lý đối với những người thi hành công vụ. Công tác khen thưởng nên tổ chức kịp thời và đãi ngộ thích đáng, cả về tinh thần và vật chất. Theo ý kiến của PGS Lê Thanh Bình trong cuốn “Chống buôn lậu và gian lận thương mại”, NXB Chính trị quốc gia, 1998 thì nên có danh hiệu “Dũng sĩ chống buôn lậu” dành cho những chiến sĩ có công trong công cuộc chống buôn lậu. Đối với nhân dân tích cực tham gia và có nhiều đóng góp cho công tác chống buôn lậu cần phải có chế độ đãi ngộ, động viên khuyến khích thật tốt.Cần tích cực giác ngộ, khuyến khích các phần tử buôn lậu chuyển sang hợp tác với ngành chức năng chống buôn lậu, thông qua tuyên truyền, giáo dục, sức ép pháp lý và có chế độ động viên thích đáng.
Về phương diện tài chính, không nên xem kết quả thu từ chống buôn lậu là một nguồn thu ngân sách, mà dùng số thu đó một phần trích thưởng xứng đáng cho người có công trong việc chống buôn lậu. Phần còn lại để phục vụ cho công tác của các ngành chức năng nhằm tăng cường lực lượng và phương tiện, để lại cho địa phương bồi dưỡng sức dân, tạo thế trận nhân dân trong công tác chống buôn lậu.
II. CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC CHO CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU CHỐNG BUÔN LẬU
1. Các giải pháp nâng cao khả năng nghiệp vụ của Cục Điều tra chống buôn lậu buôn lậu
a. Phải xác định được trọng điểm và có phương án cụ thể cho từng địa bàn, từng chuyên đề, từng lĩnh vực nghiệp vụ.
Chống buôn lậu đạt hiệu quả nhất là khi các lực lượng chủ động đấu tranh chống buôn lậu ngay từ khi hình thành. Các đơn vị phải chú ý xây dựng cơ sở bí mật rộng khắp, phải xây dựng được cơ sở của mình trong nội bộ doanh nghiệp, các tập đoàn... nhằm điều tra nắm tình hình phát hiện tin tức tài liệu ngay khi bọn buôn lậu bắt tay vào công tác chuẩn bị. Thực hiện tốt phương châm “phát hiện sâu và đánh tận gốc” thì các hành vi vi phạm mới không còn cơ hội phát triển.
Cách thức buôn lậu mỗi nơi một khác nhau, chính vì vậy không thể có một kế hoạch chung cho tất cả các địa bàn và tất cả các chuyên đề. Nên khi xác lập một chuyên án cần phải khảo sát nghiêm túc, thu thập đầy đủ các dữ kiện trên cơ sở khảo sát kỹ ở địa bàn của mình và phương án phối hợp với các bộ phận khác. Có như vậy mới có thể đạt được hiệu quả.
Thường xuyên tiến hành công tác điều tra cơ bản, nắm tình hình tại các địa bàn trọng điểm để kịp thời phát hiện những đối tượng trọng điểm, những vụ việc nổi cộm, có rủi ro cao khi áp dụng phương thức quản lý hải quan theo quy trình mới làm cơ sở cho công tác dự báo tình hình và đề xuất các biện pháp xử lý những sơ hở, vướng mắc trong quy trình nghiệp vụ, trong đó tập trung phát hiện:
- Các loại ma tuý tổng hợp, tân dược có chứa chất gây nghiện, heroin, tiền chất nhập lậu trong phạm vi địa bàn hoạt động hải quan; phát hiện và ngăn chặn các mặt hàng : ngoại tệ, tiền Việt Nam giả, đồ cổ, văn hoá phẩm có nội dung xấu, rượu, thuốc lá ngoại, đường ăn, hàng điện lạnh cũ/mới, máy tính xách tay, máy ảnh kỹ thuật số, phụ tùng ôtô đã qua sử dụng, máy móc thiết bị đã qua sử dụng, rác thải công nghiệp, tân dựoc, mỹ phẩm, vải, quần áo các loại. Phát hiện và ngăn chặn tình trạng xuất lậu quặng thô, than, gỗ quý hiếm , xăng dầu, vàng, ngoại tệ...
- Tăng cường công tác nắm tình hình, tập trung phát hiện và đấu tranh với các đối tượng là các chủ đầu nậu lớn chuyên mua thu gom hàng, các đầu nậu chuyên tổ chức vận chuyển hàng lậu thuê, các doanh nghiệp đã vi phạm pháp luật về Thuế, Hải quan và chuyên kinh doanh những mặt hàng nhạy cảm. có thuế xuất cao; các doanh nghiệp thường xuyên hủy tờ khai khi đã phê duyệt mức độ kiểm tra, các doanh nghiệp thường xuyên đăng ký kiểm tra vào giờ cao điểm; các doanh nghiệp nhập khẩu phần mềm khai báo giá nhập khẩu với trị giá lớn so với thực tế.
- Phát hiện các phương thức, thủ đoạn lợi dụng bất cập trong cơ chế chính sách như: khai báo giá tính thuế để trốn thuế, hàng chuyển cửa khẩu, hàng tạm nhập - tái xuất, lợi dụng áp dụng Quản lý rủi ro đưa hàng lậu thông quan qua luồng xanh; chính sách ưu đãi các Khu kinh tế cửa khẩu và các Doanh nghiệp kinh doanh trong Khu kinh tế cửa khẩu, định mức miễn thuế đối với cư dân biên; hàng hoá, nguyên phụ liệu gia công - đầu tư, hàng phi mậu dịch, hàng miễn thuế...
b. Biện pháp vận động quần chúng tham gia chống buôn lậu
Thực hiện thường xuyên công tác tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật trong lĩnh vực hải quan và các văn bản pháp luật liên quan đến công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu tới mọi tầng lớp nhân dân, các doanh nghiệp. Quan tâm hơn đối với công tác vận động quần chúng, không buôn lậu và không tiếp tay cho buôn lậu, đặc biệt là đồng bào dân tộc tại khu vực cửa khẩu biên giới.
Vận động các doanhnghiệp, các thành phần kinh tế chấp hành nghiêm những chính sách, pháp luật về xuất nhập khẩu, xuất nhập cảnh, hiểu được chức năng, nhiệm vụ của hải quan; cộng tác giúp đỡ hải quan hoàn thành nhiệm vụ.
Ngoài ra, thông qua hoạt động của mình, lực lượng điều tra chống buôn lậu phải tranh thủ được sự giúp đỡ, phối hợp của các ngành nhất là các ngành cơ quan quân đội, thương mại..., các cơ quan chức năng tại địa phương, chính quyền đoàn thể các cấp nơi có hoạt động hải quan.
c. Biện pháp trinh sát bí mật, tình báo hải quan
Các cán bộ làm công tác này cần được đào tạo bài bản hơn bởi đây là biện pháp chủ yếu và mang tính đặc thù của công tác điều tra chống buôn lậu thuộc ngành Hải quan nhằm phát hiện, thu thập tin tức, tài liệu có liên quan đến hoạt động chống buôn lậu làm cơ sở để áp dụng các biện pháp nghiệp vụ khác nhằm đấu tranh có hiệu quả với mọi hành vi và đối tượng buôn lậu. Trong hoạt động này, tình báo hải quan đóng vai trò hết sức quan trọng.
Các công tác chủ yếu phải tiến hành bao gồm:
- Công tác điều tra nghiên cứu để nắm vững thông tin về hoàn cảnh khách quan (bối cảnh quốc tế, tình hình khu vực, tình hình buôn lậu...)
- Công tác kiểm tra và xác minh đầu mối nghi vấn
- Công tác cơ sở bí mật bao gồm tuyển lựa, xây dựng, lãnh đạo và sử dụng những người ngoài biên chế ngành Hải quan trong vai trò cộng tác, có thể sử dụng biện pháp mua tin
- Công tác chuyên án là quá trình bí mật tiếp cận với một cá nhân, hay tổ chức, hay đường dây buôn lậu cụ thể.
- Công tác trinh sát ngoại tuyến là bố trí theo dõi các hoạt động của đối tượng để phục vụ các yêu cầu cụ thể đặt ra.
- Công tác trinh sát kỹ thuật là khi có yêu cầu và điều kiện cho phép, lực lượng điều tra chống buôn lậu có thể sử dụng các phương tiện kỹ thuật
như máy ảnh, máy quay phim... để ghi lại hình ảnh âm thanh có liên quan của các đối tượng buôn lậu
- Công tác xác minh bí mật
Hoàn thành việc rà soát, đánh giá thực trạng công tác tuyển chọn, xây dựng, quản lý, sử dụng cơ sở bí mật của lực lượng kiểm soát hải quan và ban hành chế độ hồ sơ, mẫu ấn chỉ cơ sở bí mật.
d. Biện pháp tuần tra kiểm soát công khai
Với đặc điểm địa hình của biên giới đường bộ và đường biển nước ta, biện pháp tổ chức lực lượng tuần tra kiểm soát công khai để phát hiện, ngăn ngừa mọi hành vi buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá, tiền tệ qua biên giới cần phải được coi trọng cả về tổ chức biên chế, chỉ đạo, chỉ huy, đào tạo, huấn luyện, trang bị phương tiện...Một số hình thức như:
- Tuần tra kiểm soát cơ động thường xuyên và đột xuất trên bộ (trong khu vực dọc biên giới, xã ven biển), trên biển, sông biên giới
- Chốt chặn, kiểm soát lâm thời hoặc cố định trên các trục đường biên giới, cửa sông, cửa biển, sân bay, bến cảng...
- Tổ chức mật phục, truy bắt buôn lậu qua các đường mòn biên giới. Chỉ huy chỉ đạo xây dựng lực lượng kiểm soát công khai phải cơ động linh hoạt, chủ động, bí mật, bất ngờ, tránh trường hợp bị theo dõi ngược...Triển khai có hiệu quả các đề án về tổ chức lực lượng, trang thiết bị như trang bị tàu thuyền cho lực lượng kiểm soát chống buôn lậu trên biển...
e. Phương thức bố trí lực lượng hợp lý
Ngành Hải quan phải có tổ chức hợp lý, chặt chẽ, thống nhất từ Trung Ương, đến cơ sở và có sự phân công, phân cấp rõ ràng giữa các bộ phận nghiệp vụ. Mỗi lực lượng trong Cục cần phải có trình độ chuyên sâu.
Ban hành quy chế điều hành và phối hợp trong hoạt động nghiệp vụ kiểm soát Hải quan và hoàn thành Đề án nâng cao năng lực kiểm soát trong Ngành Hải quan.
Rà soát những văn bản pháp quy, quy trình nghiệp vụ liên quan đến hoạt động kiểm soát, để tham mưu, đề xuất với Bộ Tài chính, Chính phủ, các Bộ, Ban Ngành liên quan những bất cập, vướng mắc trong quá trình công tác nhằm đưa ra những giải pháp khắc phục những tồn tại, khó khăn để đáp ứng phù hợp với tiến trình hội nhập mới.