Nguyên nhân tình trạng buôn lậu tại Việt Nam

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 35 - 38)

II. TÌNH HÌNH BUÔN LẬU TRONG THỜI GIAN QUA TẠI VIỆT NAM VÀ CÁC NGUYÊN NHÂN

2. Nguyên nhân tình trạng buôn lậu tại Việt Nam

Tình hình buôn lậu ở nước ta diễn biến phức tạp như hiện nay là do rất nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trước hết, đó là hậu quả của cuộc đấu tranh gay gắt giữa hàng nội và hàng ngoại trên thị trường nước ta. Thị trường bao giờ cũng tuân theo quy luật cung cầu và giá trị hàng hoá. Hàng tốt giá rẻ sẽ chiến thắng hàng xấu mà giá thành cao. Đây là quy luật phổ biến vận hành trong bất kỳ nền kinh tế hàng hoá nào. Nước ta trong những năm gần đây thì sản xuất phát triển, hàng hoá làm ra nhiều hơn, phong phú hơn phần nào đáp ứng được mặt

cung - cầu. Nhưng hệ thống công nghệ trong hầu hết các lĩnh vực sản xuất còn lạc hậu, chắp vá, không đồng bộ, năng suất và hiệu quả thấp. Vì vậy nhiều mặt hàng chất lượng kém, không phù hợp với thị hiếu người tiêu dùng và do đó chưa đủ sức cạnh tranh với hàng ngoại ngay trên chính thị trường của mình và cũng rất khó khăn trong việc tìm thị trường của nước ngoài.

Nước ta nằm trong khu vực và gần kề với các nước như Trung Quốc, Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc...hàng hoá của những nước này có chất lượng khá hơn hoặc giá rẻ hơn và đang trong tình trạng dư thừa. Chưa nói đến một số nước thực hiện chính sách bù lỗ, hạ giá thành sản phẩm và bằng con đường tiểu ngạch, con đường buôn lậu, nhằm đẩy hàng hoá ế thừa vào thị trường nước ta để vừa khỏi ứ đọng vốn, vừa giải quyết được vấn đề thất nghiệp. Bên cạnh động cơ kinh tế và thông qua lợi ích kinh tế, việc đẩy hàng hoá vào nước ta bằng con đường này dễ gây cho chúng ta khó khăn về mặt kinh tế; làm mất thế ổn định về chính trị - xã hội, về an ninh - quốc phòng...

Vì lợi ích cục bộ, một số địa phương, huyện, tỉnh, đã thu thuế nhẹ hơn thuế nhập khẩu hoặc làm ngơ để cho hàng lậu vào nội địa, tổ chức đón lõng ở tuyến sau để thu thuế buôn chuyến, nhằm tăng và thu hút nguồn thu. Làm như vậy vô hình chung đã hợp thức hoá cho việc vận chuyển hàng lậu vào tiêu thụ trong nội địa. Một số địa phương khác chưa nhận thức đầy đủ nên chưa đặt công tác chống buôn lậu lên ngang tầm với yêu cầu; quản lý còn lỏng lẻo, chưa thật sự chỉ đạo một cách thường xuyên, cấp uỷ, chính quyền quan tâm chỉ đạo công tác chống buôn lậu và gian lận thương mại thì ở đó tệ buôn lậu giảm; còn nơi nào buông lơi, không quan tâm đúng mức thì nạn buôn lậu ở đó bùng lên rất phức tạp, tạo thành điểm nóng với hậu quả là lượng hàng lậu tuồn vào nội địa rất lớn...

Hiện nay, lực lượng chống buôn lậu vẫn còn yếu, thiếu về phương tiện, thiếu sự phối hợp chặt chẽ, chưa làm tốt công tác tuyên truyền, vận

động quần chúng nên hoạt động chống buôn lậu còn đơn độc, chưa được sự đồng tình ủng hộ mạnh mẽ của nhân dân. Việc xử lý các vụ buôn lậu chưa nghiêm nên hiệu quả phòng ngừa còn thấp. Ngoài ra chính sách thuế xuất nhập khẩu của nước ta vẫn còn nhiều chỗ bất cập; có những thuế suất cao, trùng lặp, còn nhiều kẽ hở... và việc giáo dục tuyên truyền về đạo đức kinh doanh trong toàn xã hội chưa tốt, chưa thường xuyên, chưa có chiến lược sách lược phù hợp.

Bên cạnh đó phải nói tới sự lợi dụng các chính sách của Việt Nam để buôn lậu. Sự không hợp lý về các chính sách là một nguyên nhân lớn dẫn đến tình trạng buôn lậu ngày một gia tăng như hiện nay. Dưới đây là một số chính sách và cách thức lợi dụng của bọn buôn lậu:

Theo thông báo của Bộ Công Thương, lợi dụng chính sách trao đổi cư dân biên giới theo quyết định 254, tại khu kinh tế cửa khẩu Mộc Bài, Lao Bảo hằng ngày có hàng ngàn người được “thuê” vào mua hàng miễn thuế rồi chuyển ra ngoài cho các đối tượng gom hàng chuyển về TP Hồ Chí Minh tiêu thụ. Có những đối tượng lợi dụng chính sách bán hàng cho người Campuchia số lượng hàng không hạn chế, đã xuất hiện hình thái lợi dụng chính sách này đưa hàng qua biên giới hoặc cột mốc số 0 rồi lại “quay vòng” ngược về Việt Nam bằng đường nhập lậu.

Một số DN trong khu kinh tế lợi dụng chính sách ưu đãi về hoạt động xuất nhập khẩu, khai hạ giá trị hàng hoá tính thuế, nhập hàng vào khu miễn thuế bán giá thấp sau đó thuê những người dân địa phương (sử dụng quyền được mua hàng miễn thuế (đưa hàng ra khỏi khu kinh tế) sau đó các DN này gom hàng đưa về nội địa tiêu thụ.

Lợi dụng thông tư số 17 về việc tạm nhập tái xuất đối với ô tô mang biển số Lào (chỉ cần có giấy uỷ quyền là có thể lưu hành tại Việt Nam trong 3 tháng, hết hạn lại đề nghị Hải quan cửa khẩu cấp gia hạn để tiếp tục lưu hành), hiện có hàng ngàn xe ô tô từ Lào vào Việt Nam nhưng không biết đã đi đâu. Có vụ gây tai nạn, có vụ đối tượng đóng lại số khung, số máy hoặc hợp thức giấy tờ để tiêu thụ.

Một kiểu lách luật nữa là lợi dụng ưu đãi về thuế đối với hàng hoá từ các nước ASEAN, nhiều hàng Trung Quốc vận chuyển qua nước thứ 3 ASEAN để có giấy chứng nhận xuất xứ from D, sau đó mới nhập vào Việt Nam để hưởng ưu đãi thuế quan.

Tội phạm lợi dụng ký kết các hợp đồng kinh tế để tạm nhập nguyên liệu, hàng hoá gia công nhưng không sản xuất hoặc tái xuất mà bán ở thị trường trong nước. Một số DN nước ngoài sau khi được cấp phép đầu tư xin cấp đất, dùng dự án vay vốn ngân hàng, mua bán cổ phiếu, tình trạng tạm nhập nhưng không tái xuất ô tô gia tăng, nhiều DN không khai báo, kê khai lỗ giả để trốn thuế.

Một số DN lợi dụng quy định nộp thuế theo tờ khai, sửa chữa giấy tờ, làm giả giấy tờ hàng hoá nhập khẩu để trốn thuế. Hiện C15 đang phối hợp với công an Đồng Nai điều tra đường dây, tổ chức tội phạm chuyên tư vấn cho các DN nước ngoài trốn thuế nhập khẩu, thuế thu nhập DN, gây thiệt hại cho nhà nước hàng ngàn tỷ đồng.

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(86 trang)
w