Các biện pháp nghiệp vụ Cục Điều tra chống buôn lậu để thực hiện nhiệm vụ công tác

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 39 - 42)

III. TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU CỦA CỤC ĐIỀU TRA CHỐNG BUÔN LẬU VÀ NHỮNG TÁC ĐỘNG TỚI HOẠT ĐỘNG KINH

1.Các biện pháp nghiệp vụ Cục Điều tra chống buôn lậu để thực hiện nhiệm vụ công tác

nhiệm vụ công tác

a. Xây dựng chuyên đề đấu tranh chống buôn lậu

Bước đầu, các bộ phận chuyên môn xây dựng các chuyên đề đấu tranh có trọng điểm như thuốc lá, ngoại tệ, than, đường... để phân định rõ đặc điểm, phương thức, thủ đoạn hoạt động buôn lậu, gian lận thương mại và trốn lậu thuế... từ đó đề xuất những đối sách và phương án cho phù hợp. Bên cạnh đó, Cục tham mưu đề xuất với Nhà nước về chế độ, chính sách, quy trình chuyên môn nghiệp vụ hải quan, các đề xuất giảm bớt những kẽ hở của chính sách.

Một số chuyên đề điển hình:

- Chuyên đề liên doanh đầu tư, gia công chế xuất nhằm phát hiện các

doanh nghiệp vi phạm Luật Đầu tư như sử dụng hàng hoá nhập khẩu sai mục đích, nhập khẩu máy móc cũ, trốn thuế khi nhập nguyên vật liệu... - Chuyên đề quản lý hàng hoá chuyển khẩu để phát hiện nhiều doanh

nghiệp vi phạm quy chế hàng chuyển khẩu (lợi dụng việc Chính phủ cho phép chuyển khẩu một số mặt hàng để thu lợi bất chính)

- Chuyên đề quản lý hàng tạm nhập tái xuất chủ yếu ngăn chặn việc vi

phạm làm giả hồ sơ hải quan để trốn thuế của các Doanh nghiệp (trước kia có vụ việc của Công ty Minh Phụng, Tân Trường Sanh...)

...

d. Thực hiện nhiệm vụ chống buôn lậu ngay trong nội địa

Cục chú trọng chống buôn lậu ngay từ trong nội địa để triệt phá tận gốc, rút ra những kinh nghiệm, phát hiện những thủ đoạn mới để các nơi chủ động đối phó.

Thực hiện phương châm chống buôn lậu từ xa và ngay từ khi mới hình thành để chủ động tấn công vào các đường dây ổ nhóm buôn lậu, nhất là các đối tượng buôn lậu có tổ chức, chuyên nghiệp và các đối tượng công ty tư nhân, công ty TNHH đội lốt các tổ chức, cơ quan nhà nước để buôn lậu trốn thuế.

Lực lượng điều tra chống buôn lậu trên toàn quốc đã thường xuyên bố trí trinh sát bám sát địa bàn, đối tượng; củng cố và tăng cường đội ngũ cơ sở và cộng tác viên hải quan ở các tổ chức, các doanh nghiệp... để kịp thời phát hiện, nắm bắt các âm mưu, ý đồ của bọn buôn lậu ngay từ khi mới hình thành.

f. Quản lý các đơn vị doanh nghiệp

Chú trọng xây dựng chương trình quản lý chặt chẽ hoạt động của các tổ doanh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu, đầu tư, vận tải, du lịch... và các đối tượng buôn bán đã có tiền sử buôn lậu

g. Công tác xây dựng cơ sở

Quy chế xây dựng, quản lý đã ngày một chặt chẽ hơn, đang dần cải thiện tác dụng để quán xuyến được địa bàn, đối tượng, trọng điểm.

h. Công tác vận động quần chúng

Cục điều tra chống buôn lậu phối hợp với các cơ quan chức năng tại địa phương, với các phương tiện thông tin đại chúng để tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia chống buôn lậu. Cục tích cực cung cấp các tư liệu cho một số chương trình của Đài truyền hình Việt Nam.

Các hoạt động này góp phần tích cực nâng cao nhận thức trong quần chúng nhân dân, kêu gọi người dân phát huy trách nhiệm công dân, tích cực tố giác tội phạm buôn lậu.

Thực tế cho thây chống buôn lậu trên cùng một địa bàn có nhiều lực lượng chức năng cùng hoạt động, nếu không có sự phân định ranh giới chức năng rõ ràng cho từng lực lượng, sẽ dẫn tới sự chồng chéo, ỷ lại, không ai chịu trách nhiệm chính, hoặc tranh chấp lẫn nhau...

Nhận thức được điều này, Cục Điều tra chống buôn lậu vừa tích cực tham mưu cho các cấp Uỷ Đảng và chính quyền các cấp trong việc phân công trách nhiệm và phối hợp hoạt động của các lực lượng tham gia sao cho phù hợp. Cục còn chủ động xây dựng các phương án phối hợp, kết hợp với các lực lượng chức năng khác như Công an, Bộ đội biên phòng, Cảnh sát biển, Quản lý thị trường, Hải quân, Bộ chỉ huy quân sự địa phương để làm tốt hoạt động, phòng ngừa, ngăn chặn, đấu tranh chống buôn lậu và từng bước tác chiến có hiệu quả.

Ngoài ra Cục còn phải tập trung và chú ý tới sự phối hợp trong ngành Hải quan từ các bộ phận như giám sát, quản lý, kiểm tra thu thuế...Sự phối hợp này mang tính then chốt vì nó thể hiện sức mạnh thống nhất về ý chí của ngành Hải quan.

j. Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, công nghệ mới vào công tác đấu tranh chống buôn lậu

Cục phối hợp với các tổ chức chống buôn lậu và hải quan quốc tể để tiếp nhận công nghệ, ứng dụng công nghệ vào nghiệp vụ hải quan, và các nghiệp vụ điều tra chống buôn lậu. Cục đã xây dựng thành công Đề án nâng cấp phần mềm quản lý rủi ro giai đoạn 2 hoàn thành vào năm 2007. Cục đã hoàn thiện giai đoạn đầu của việc xây dựng và đưa vào vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu tình báo hải quan (Ci01), hệ thống này chưa đầy đủ chức năng để cập nhật, phản hồi cũng như đánh giá hiệu quả thông tin song cũng đã đáp ứng được việc cập nhật, lưu trữ và khai thác thông tin về doanh nghiệp xuất nhập khẩu trên phạm vi cả nước.

k. Công tác chỉ đạo, chỉ huy

Một phần của tài liệu Tác động của hoạt động điều tra chống buôn lậu tới kinh doanh thương mại quốc tế của Việt Nam (Trang 39 - 42)