Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu.doc (Trang 30 - 33)

III. NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA TÁIBẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU

3.2.Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu

3. THỊ TRƯỜNG BẢO HIỂM TÁIBẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU VIỆT NAM

3.2.Tình hình khai thác và kinh doanh bảo hiểm thân tàu

Kể từ khi thị trường được mở, năm 1995 đã có 4 công ty bảo hiểm khai thác bảo hiểm thân tàu biển và trách nhiệm dân sự chủ tàu. Do nghiệp vụ này đòi hỏi số đông và kinh nghiệm trong khai thác,xử lý tổn thất,...nên các công ty bảo hiểm mới ra đời sau này không mấy quan tâm hoặc chưa xin giấy phép kinh doanh nghiệp vụ này. Hiện tại 4 công ty này vẫn chiếm gần 98% thị trường bảo hiểm thân tàu biển Việt Nam: Bảo Việt chiếm 35,11%, Bảo hiểm dầu khí chiếm 33,67%, PJICO chiếm 16,5% và Bảo Minh chiếm 12.51%.

Do có ít công ty bảo hiểm tham gia vào lĩnh vực này nên gần đây việc bắt tay, đồng bảo hiểm hoặc san sẻ dịch vụ theo hình thức tái bảo hiểm đã nhiều hơn. Việc làm này đã phần nào giảm được mức độ cạnh tranh trong thị trường. Mặc dù vậy,mức độ cạnh tranh trong bảo hiểm thân tàu cũng không kém phần quyết liệt so với các nghiệp vụ khác. Các đội tàu bị chia nhỏ để tham gia bảo hiểm với các công ty bảo hiểm. Hầu hết các tàu mới mua về hoặc được đóng mới trong nước đều yêu cầu các nhà tham gia bảo hiểm đấu thầu. Một mặt nào đó,đấu thầu sẽ làm cho dịch vụ của chúng ta hoàn thiện hơn. Mặt khác, để có được dịch vụ, có được khách hàng tiềm năm việc hạ phí,áp dụng mức miễn thường thấp diễn ra thường xuyên, đặc biệt là trong đấu thầu phí đối với các tàu vừa mua từ nước ngoài về. Có những dịch vụ tỷ lệ phí áp dụng đặc biệt thấp, thấp hơn cả phí tái bảo hiểm do các công ty nhận tái bảo hiểm nước ngoài yêu cầu. Từ đó dẫn đến việc tỷ lệ phí trung bình liên tục giảm qua các năm. Chính vì vậy tổng phí bảo hiểm toàn thị trường không tăng tương xứng với tốc độ tăng số tiền bảo hiểm. Một mặt do một số tàu tham gia bảo hiểm ngắn hạn. Tuy nhiên, nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng này vẫn là do tỷ lệ phí áp dụng ở một số tàu đặc biệt thấp. Tàu ngày càng già nhưng tỷ lệ phí không tăng hoặc có tăng nhưng rất ít, do đó phí bảo hiểm không tương xứng với rủi ro.

Đơn vị: 1000 $ Năm 2000 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 Tổng phí 3.596 3.766 4.540 5.435 6.447 9.175 9.731 11.200 Bồi thường 2.028 3.029 6.431 2.926 12.026 14.881 14.330 Tỷ lệ bồi thường (%) 56,4 80,43 141,66 53,82 186,54 162,19 147,25

Trong thời gian qua ngành công nghiệp đóng tàu phát triển mạnh mẽ kéo theo cơ hội phát triển cho ngành bảo hiểm. Do giá trị các con tàu được đóng mới là rất lớn nên nếu không may rủi ro, thiệt hại cũng rất lớn. Giá trị được bảo hiểm cho một con tàu lớn nhất có thể lên đến 1 tỷ $. Để đảm bảo an toàn Bảo Việt đang mời chào các công ty đóng tàu tham gia một loại hình bảo hiểm rất mới ở Việt Nam: Bảo hiểm rủi ro đóng tàu. Tổng công ty Bảo hiểm Việt Nam đã cùng với Công ty Tái bảo hiểm Thụy Sỹ (Swiss Re) và Tổng công ty Công nghiệp tàu thuỷ Việt Nam (Vinashin) bàn cách xúc tiến các hợp đồng bảo hiểm đóng tàu lớn trong thời gian tới tại Việt Nam.Bảo hiểm rủi ro đóng tàu là là một loại hình bảo hiểm mới ở Việt Nam nhưng nó đã có rất lâu trên thị trường quốc tế. Tuy nhiên Bảo Việt đang muốn kí kết với các công ty đóng tàu thành viên của Vinashin những hợp

đồng mới, đặc biệt là những hợp đồng lớn. Để chuẩn bị cho việc ký kết thực hiện những dự án đóng tàu lớn nhất từ trước đến nay ở Việt Nam trong thời gian tới, 3 đơn vị trên đã cùng định rõ trách nhiệm và quyền lợi bảo hiểm của các xưởng đóng tàu đối với các công ty đóng tàu, các công ty của Bảo Việt và môi giới bảo hiểm. Trước đó, Bảo Việt cũng đã ký kết một hợp đồng bảo hiểm rủi ro đóng tàu lớn với Hyundai-Vinashin (một công ty thành viên của Vinashin). Trong đó, trách nhiệm đối với một rủi ro lên tới 500.000 $. Với đội tàu biển Việt Nam hiện nay và khả năng đóng tàu mới cũng như sửa chữa và đóng tàu, nếu như chúng ta bảo hiểm với mức phí hợp lý, tính toán đến nhiều yếu tố trong đó quan trọng hơn cả là mức độ rủi ro mà các nhà bảo hiểm phải gánh chịu thì kết quả kinh doanh của loại hình bảo hiểm này chắc chắn sẽ được cải thiện nhiều so với những gì đã diễn ra trong những năm vừa qua.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu.doc (Trang 30 - 33)