Kết quả thu – chi nghiệp vụ táibảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu.doc (Trang 64 - 66)

II. TÌNH HÌNH TRIỂN KHAI NGHIỆP VỤ TÁIBẢO HIỂM VẬT CHẤT THÂN TÀU TẠI VINARE (2000-2006)

2.5.3.Kết quả thu – chi nghiệp vụ táibảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)

c. Hoa hồng nhận táibảo hiểm vật chất thân tàu

2.5.3.Kết quả thu – chi nghiệp vụ táibảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)

tàu tại VINARE (2000-2006)

Trên những số liệu về kết quả thu và kết quả chi nghiệp vụ ta có thể đưa ra kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE giai đoạn 2000-2006 như sau:

Bảng 16: Kết quả thu – chi nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu tại VINARE (2000-2006)

Năm Thu nghiệp vụ ($) Chi nghiệp vụ ($) Chênh lệch thu – chi nghiệp vụ ($) Tốc độ tăng trưởng kết quả thu – chi

(%) 2000 874.650 1.122.818 -248.168 - 2001 935.346 1.371.580 -436.234 75,78 2002 1.172.546 2.223.570 -1.051.024 140,93 2003 1.347.986 1.713.106 -365.120 -65,26 2004 1.645.082 3.658.288 -2.013.206 451,38 2005 2.322.932 4.760.368 -2.437.436 21,07 2006 2.416.740 4.593.099 -2.176.359 -10,71 Tổng 10.715.282 19.442.829 -8.727.547 TB: 102,19 ( Nguồn: Phòng Tái bảo hiểm Hàng hải – VINARE )

Nhìn kết quả chênh lệch thu – chi của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu giai đoạn 2000-2006 ta có thể đưa ra những nhận định sau:

• Sau 7 năm 2000-2006 tổng chênh lệch thu chi của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu là xấp xỉ -8,73 triệu $, tức là kết quả kinh doanh nghiệp vụ giai đoạn này là lỗ, -8,73 triệu $ - một con số tương đối lớn, ảnh hưởng không nhỏ vào kết quả thu chi của cả tổng công ty.

• Một điều đáng buồn của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu giai đoạn này là năm nào cũng bị lỗ, vấn đề chỉ là năm nào lỗ ít và năm nào lỗ nhiều. Những năm 2002, 2004-2006 là những năm xảy ra khá nhiều tổn thất lớn cho nên tuy tổng thu nghiệp vụ vẫn tăng qua các năm nhưng tổng chi cũng tăng tương ứng dẫn đến tốc độ tăng trưởng kết quả thu chi cũng tăng qua mỗi năm, nhưng điều đáng nói ở đây là tốc độ tăng trưởng âm tức là năm sau lại bị lỗ nhiều hơn so với năm trước. Nếu như năm 2000 kết quả kinh doanh nghiệp vụ bị lỗ 248.168 $ thì đến năm 2006 đã bị lỗ 2.176.359 $, gấp 8,7 lần so với năm 2000, lỗ nặng nhất là năm 2005 lỗ 2.437.436 $. Đặc biệt năm 2004 tỷ lệ tổn thất lớn nhất 186,54% so với năm 2003 tỷ lệ này chỉ là 53,82% dẫn tới tốc độ tăng trưởng kết

quả thu chi âm tăng mạnh, cụ thể là năm 2003 chỉ bị lỗ 65,26% thì năm 2004 đã bị lỗ 451,38%, gấp gần 7 lần so với năm 2003.

• Từ những kết quả phân tích trên, vấn đề đặt ra ở đây là VINARE cần xem xét một cách cẩn thận hơn các rủi ro nhận tái, trên cơ sở đó lựa chọn phương án tái thích hợp nhằm hạn chế tổn thất thuộc trách nhiệm hợp đồng.

• Từ đó một câu hỏi đặt ra ở đây là tại sao biết kinh doanh nghiệp vụ này lỗ nhưng VINARE vẫn thực hiện? Lý do thứ nhất là để bảo vệ thị trường, lý dó thứ hai là nhờ có nghiệp vụ này mới có nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa vận chuyển bằng đường biển. Chênh lệch giữa lỗ của nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu và lãi của nghiệp vụ tái bảo hiểm hàng hóa cho phép VINARE thực hiện cả hai nghiệp vụ.

Một phần của tài liệu Tình hình triển khai nghiệp vụ tái bảo hiểm vật chất thân tàu.doc (Trang 64 - 66)