Đánh giá chung về thực trạng hệthống báo cáo kế tốn quản trị trong

Một phần của tài liệu Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo toàn quyền cho các DN thuộc ngành in .pdf (Trang 67 - 73)

các doanh nghiệp thuộc ngành in tại TPHCM

Qua quá trình khảo sát thực tế cơng tác tổ chức kế tốn quản trị tại một số doanh nghiệp ngành in tại Thành phố Hồ Chí Minh, cĩ một số nhận xét như sau:

- Các doanh nghiệp chỉ thực hiện kế tốn tổng hợp và kế tốn chi tiết (thuộc kế tốn tài chính) để nhằm quản lý tài sản, quản lý quá trình kinh doanh và lập báo cáo theo yêu cầu của các cơ quan quản lý Nhà nước, ngoại trừ các cơng ty 100% vốn nước ngồi và các cơng ty liên doanh với nước ngồi cĩ thực hiện kế tốn quản trị một cách đầy đủ tồn diện và cĩ hệ thống.

- Bộ máy kế tốn của các doanh nghiệp chủ yếu thực hiện cơng tác kế tốn tài chính, chưa quan tâm đến việc tổ chức thu nhận, xử lý, ghi chép và phân tích thơng tin cho yêu cầu quản trị doanh nghiệp. Vì vậy trong bộ máy kế tốn các doanh nghiệp chưa xây dựng được bộ phận kế tốn quản trị. Một số doanh nghiệp (17/21 doanh nghiệp) cĩ bộ phận kế tốn tổng hợp kiêm nhiệm luơn việc tập hợp chi phí và tính giá thành để lập các báo cáo tài chính. Một số doanh nghiệp sản xuất cĩ qui mơ tương đối lớn (3/21 doanh nghiệp) thường tổ chức riêng bộ phận kế tốn chi phí sản xuất và tính giá thành, nhưng hầu như bộ phận này cũng chỉ thực hiện kế tốn chi phí sản xuất, tính giá thành theo yếu tố và khoản mục chi phí, chứ khơng đi vào phân tích chi phí giá thành cho các quyết định kinh doanh. Trong cơng tác kế tốn chi phí và giá thành sản phẩm tại các doanh nghiệp in hiện nay, đối tượng tập hợp chi phí sản xuất là các phân xưởng, bộ phận trong từng khâu cơng việc như chế bản, tạo mẫu, in ấn, cắt xén, đĩng bìa…phương pháp tập hợp chi phí sản xuất bao gồm phương pháp tập hợp chi phí trực tiếp và phân bổ chi phí gián tiếp. Quá trình tập hợp chi phí được thực hiện theo mơ hình truyền thống, các khoản chi phí được tập hợp theo từng khoản

mục chi phí trong từng phân xưởng trong dây chuyền sản xuất, sau đĩ được tập hợp trực tiếp (nếu là chi phí trực tiếp) hoặc sử dụng tiêu thức để phân bổ (đối với các chi phí gián tiếp). Tuy nhiên, khi áp dụng mơ hình này cĩ một số nhược điểm sau: Đồng nhất hĩa các hoạt động trong phân xưởng sản xuất trong khi đĩ mỗi phân xưởng sản xuất cĩ thể thực hiện nhiều hoạt động cĩ bản chất, cách thức tiến hành, nội dung và mức độ phát sinh chi phí khác nhau; Gây khĩ khăn cho cơng tác phân tích và quản lý chi phí do các khoản chi phí được xác định dựa vào cơng dụng tạo ra sản phẩm mà khơng đề cập đến nội dung cụ thể của hoạt động phát sinh chi phí; Thiếu chính xác do ngành in ấn là ngành cĩ tỷ trọng chi phí gián tiếp tương đối cao trong khi đĩ theo mơ hình truyền thống thì các chi phí gián tiếp được phân bổ theo một tiêu thức phân bổ ( chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân cơng trực tiếp, số giờ máy chạy…)

- Trên thực tế cĩ rất ít doanh nghiệp (Cty LD Vina TOYO, Cty TNHH BB Nhật Bản) cĩ một hệ thống chi phí tiêu chuẩn hồn thiện, vì vậy nếu doanh nghiệp muốn lập dự tốn để cung cấp thơng tin cho việc xây dựng kế hoạch hay kiểm tra, đánh giá kết quả hoạt động sẽ khơng cĩ đủ căn cứ vững chắc và thuyết phục. Các doanh nghiệp cịn lại cĩ xây dựng hệ thống định mức chi phí cho sản xuất làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng sản xuất nhưng cũng chỉ cho việc tổng hợp cuối kỳ khi sản xuất hồn thành, vì thế rất khĩ cho cơng tác kiểm tra đánh giá so sánh việc thực hiện chi phí thực tế so với định mức một cách kịp thời trong sản xuất. Mặt khác số liệu định mức chi phí sản xuất thường xây dựng một cách cố định cho một mức sản xuất, chưa xây dựng được định mức chi phí sản xuất linh hoạt cho nhiều mức độ sản xuất khác nhau.

- Để cĩ được các thơng tin cĩ giá trị làm cơ sở cho việc tổng hợp lập báo cáo sử dụng cho hoạt động quản trị thì việc đầu tiên địi hỏi các doanh

nghiệp phải phân biệt rõ ràng và nhận diện được các cách phân loại chi phí. Hầu hết các doanh nghiệp phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo một tiêu thức duy nhất, đĩ là theo lĩnh vực hoạt động – chi tiết theo từng yếu tố chi phí. Trong đĩ, việc phân loại chi phí theo cách ứng xử của nĩ đối với mức độ hoạt động kinh doanh hoặc theo một số cách nhận diện khác sẽ cung cấp một lượng thơng tin hữu ích cho các nhà quản trị trong việc lập kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định kinh doanh lại khơng được doanh nghiệp quan tâm đến. Điều này chứng tỏ mức độ quan tâm trong hạch tốn kế tốn nội bộ của nhiều doanh nghiệp chưa cao, bởi lẽ phân loại chi phí theo cách ứng xử rất quan trọng và được ứng dụng chủ yếu để thiết lập các báo cáo cung cấp cho hoạt động quản trị tại doanh nghiệp.

- Một trong những vấn đề đầu tiên và quan trọng nhất trong việc thu thập, xử lý, hệ thống hĩa và cung cấp thơng tin cho các nhà quản trị doanh nghiệp ra quyết định thì lại chưa được các doanh nghiệp quan tâm đúng mức: đĩ là việc phân loại chi phí sản xuất kinh doanh theo yêu cầu kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định kinh doanh. Phân loại chi phí và tập hợp chi phí theo yêu cầu kế hoạch, kiểm tra và ra quyết định, khơng thực hiện được thì các nhà quản trị doanh nghiệp sẽ khơng thể cĩ được các thơng tin về chi phí cố định, chi phí biến đổi, chi phí hỗn hợp, chi phí chìm….Vì vậy các quyết định kinh doanh nghiệp như lựa chọn phương án sản xuất kinh doanh cĩ hiệu quả, lựa chọn đơn đặt hàng cĩ lợi, định giá bán sản phẩm thích hợp,…gặp khĩ khăn và khơng cĩ căn cứ khoa học. Mặt khác kế tốn cũng khơng thể thực hiện được việc phân tích mối quan hệ giữa chi phí-khối lượng-lợi nhuận, xác định điểm hịa vốn, … để trên cơ sở đĩ đưa ra các quyết định ngắn hạn cũng như các quyết định dài hạn phù hợp.

- Một vấn đề khác là việc phân loại và tập hợp chi phí theo các trung tâm trách nhiệm, các bộ phận quản trị trong doanh nghiệp, từ đĩ giúp việc lập dự tốn, lập kế hoạch cũng như báo cáo, nhằm đánh giá việc thực hiện trách nhiệm của từng bộ phận quản trị. Thực tế các doanh nghiệp chưa quan tâm đầy đủ đến việc đánh giá trách nhiệm và thành quả hoạt động của các bộ phận, phân xưởng trong đơn vị, biểu hiện cụ thể là rất nhiều doanh nghiệp chưa thiết lập được các trung tâm trách nhiệm, các bộ phận quản trị và chưa xác định được các chỉ tiêu đánh giá phù hợp.

- Việc phân bổ các chi phí chỉ đơn thuần là việc tính tốn về mặt tốn học để cung cấp số liệu cho việc tập hợp chi phí, tính giá thành cũng như xác định kết quả kinh doanh chi tiết cho từng nhĩm hàng, ngành hàng,..Các tiêu thức lựa chọn để phân bổ chi phí khơng phù hợp, đơi khi khơng liên quan đến nguyên nhân gây ra sự phát sinh chi phí. Nhiều doanh nghiệp chọn một tiêu thức duy nhất để phân bổ chi phí sản xuất chung như căn cứ theo chi phí nguyên vật liệu trực tiếp hoặc chi phí nhân cơng trực tiếp, .... Việc lựa chọn chỉ một tiêu thức để phân bổ chi phí sản xuất chung khi doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm sẽ làm cho giá thành khơng chính xác. Vì chi phí sản xuất chung bao gồm nhiều khoản mục chi phí phát sinh, chịu tác động ảnh hưởng của nhiều hoạt động khác nhau và trong chi phí sản xuất chung bao gồm cả yếu tố định phí và biến phí. Do vậy chỉ lấy một tiêu thức đại diện để phân bổ chi phí sản xuất chung sẽ khơng phản ảnh chính xác chi phí sản xuất chung trong từng sản phẩm.

- Sự biểu hiện của các báo cáo kế tốn quản trị trong các doanh nghiệp ngành in tại thành phố Hồ Chí Minh:

¾ Thực hiện việc tính tốn giá thành sản phẩm theo yếu tố và theo khoản mục chi phí, thường được thực hiện vào cuối kỳ như theo quy định của Bộ tài chính và đánh giá sản phẩm dở dang cịn mang tính bình quân, đánh đồng giữa kết quả kỳ trước và kỳ này.

¾ Kế tốn chi tiết chi phí sản xuất kinh doanh theo từng yếu tố chi phí, theo từng đối tượng kế tốn chi phí và theo từng loại hoạt động sản xuất kinh doanh phục vụ cho yêu cầu tính giá thành sản phẩm và việc lập báo cáo chi phí sản xuất theo yếu tố trong thuyết minh báo cáo tài chính. Kế tốn chi tiết doanh thu và xác định kết quả kinh doanh theo từng nhĩm, loại sản phẩm và từng loại hoạt động kinh doanh.

¾ Cĩ lập kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm và chi tiết từng quý, tháng nhưng chỉ lập dưới dạng tổng quát.

¾ Hệ thống định mức và dự tốn chi phí chưa đầy đủ và đồng bộ, chủ yếu chỉ xây dựng định mức chi phí vật tư, thế nhưng việc quản lý và sử dụng các định mức chi phí chủ yếu chỉ được thực hiện bởi các bộ phận kế hoạch, kỹ thuật cơng nghệ,… chưa cĩ sự tham gia tích cực cĩ hiệu quả của bộ phận kế tốn. Vì vậy, nếu doanh nghiệp muốn lập dự tốn nhằm cung cấp thơng tin cho việc xây dựng kế hoạch cũng như việc kiểm tra thực hiện, đánh giá kết quả hoạt động sẽ khơng cĩ căn cứ vững chắc.

¾ Vấn đề phân bổ chi phí thuộc các yếu tố tính giá cũng được các doanh nghiệp thực hiện khơng chỉ trong cơng tác kế tốn mà cịn được sử dụng trong khâu lập kế hoạch do phịng kế hoạch thực hiện. Việc phân bổ chi phí cũng chỉ mới dừng lại ở mức độ cung cấp thơng tin để tập hợp chi phí, tính giá thành theo yêu cầu lập báo cáo tài chính, lập kế hoạch sản xuất kinh doanh. Cĩ

phân tích chi phí để phục vụ cho hoạt động kinh doanh thơng qua việc lập báo cáo chi tiết chi phí theo yếu tố, phiếu tính giá thành theo khoản mục, báo cáo chi tiết chi phí quản lý kinh doanh trong kỳ. Nhưng việc phân tích ở đây chỉ dừng lại ở mức độ so sánh tỷ trọng của từng yếu tố chi phí trong tổng chi phí kinh doanh hay tỷ trọng khoản mục giá thành chiếm trong giá thành tồn bộ sản phẩm, đồng thời cĩ so sánh với cùng chỉ tiêu này ở kỳ trước hoặc kế hoạch để đánh giá tình hình chi phí trong kỳ. Cịn các ứng dụng khác trong việc phân tích chi phí để ra các quyết định kinh doanh trong ngắn hạn thì ít được đề cập đến.

¾ Việc phân tích điểm hịa vốn để cung cấp thơng tin cho các quyết định kinh doanh được thực hiện bởi các bộ phận khác như bộ phận kế hoạch, kinh doanh hoặc bộ phận đầu tư phát triển sản xuất, và được tính sơ bộ căn cứ vào phương pháp xác định giá vốn của hàng xuất kho và chỉ tiêu giá thàng sản xuất thực tế mà doanh nghiệp đã tính tốn theo qui định.

- Đối với các doanh nghiệp nước ngồi thì việc thực hiện kế tốn quản trị đối với họ được tiến hành khá dễ dàng và thuận lợi ngồi các điều kiện khách quan và chủ quan như năng lực và trình độ của các nhà quản lý; điều kiện vật chất kỹ thuật; kinh nghiệm tích lũy từ nền kinh tế thị trường phát triển mạnh trước ta khá lâu.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG HƯỚNG XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÁO CÁO KẾ TỐN QUẢN TRỊ CHO CÁC DOANH NGHIỆP THUỘC NGÀNH IN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH.

Một phần của tài liệu Phương hướng xây dựng hệ thống báo cáo toàn quyền cho các DN thuộc ngành in .pdf (Trang 67 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)