III. Các nhân tố quản lý ảnh hưởng tới hiệu quả SXKD
2. Các nhân tố quản lý theo lĩnh vực
2.1 . Quản lý marketing
Marketing là việc thực hiện mọi hoạt động để đạt được mục đích của doanh nghiệp thông qua việc đón trước nhu cầu của khách hàng , điều khiển dòng hàng hoá dịch vụ của nền kinh tế từ người sản xuất đến người tiêu dùng một cách có hiệu quả , đảm bảo cân bằng cung cầu. Marketing kết nối mọi hoạt động của doanh nghiệp với thị trường , tạo ra khách hàng cho doanh nghiệp
Marketing hiện đại được hiểu là bao gồm tất cả những suy nghĩ, tính toán và hoạt động của nhà kinh doanh sản xuất tiêu thụ và cả những dịch vụ sau khi bán hàng . Quản lý tốt marketing sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện tốt công việc như làm thích ứng sản phẩm của doanh nghiệp với mọi nhu cầu của thị trường, vai trò phân phối của marketing tức là toàn bộ các hoạt động nhằm tổ chức sự vận động tối ưu sản phẩm hàng hoá sau khi được sản xuất ra cho đến
tay người tiêu dùng , kiểm soát giá cả hàng hoá , quảng cáo xúc tiến bán hàng.
Quản lý marketing là một hoạt động gồm các quá trình : Phân tích khả năng của thị trường, lựa chọn thị trường mục tiêu, thiết kế hệ thống marketing- mix, thực hiện các biện pháp marketing. Một doanh nghiệp thực hiện tốt quá trình quản lý marketing sẽ giúp cho sản phẩm của doanh nghiệp chiếm lĩnh được thị trường làm tăng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp.
2.2. Quản lý hoạt động nghiên cứu và phát triển
Hoạt động nghiên cứu và phát triển có đặc tính khác biệt nhất định so với các lĩnh vực khác như sản xuất , quản lý nguồn nhân lực ....Do đó
quản lý nghiên cứu và phát triển một cách có hiệu quả sẽ tạo ra những đổi mới công nghệ, đổi mới công nghệ tức là tạo ra một sản
7. [ 3, trang 217 ; 2, trang 419 ]
phẩm, dịch vụ hay một quá trình mới, một kỹ thuật mới, một áp dụng mới hay một ý tưởng mới. Những đổi mới công nghệ góp phần nâng cao tính cạnh tranh của tổ chức và vì vậy quản lý có hiệu quả những hoạt động Nghiên cứu và phát triển có ý nghĩa sống còn đứng từ góc độ chiến lược. Nếu hoạt động nghiên cứu và phát triển được quản lý tốt thì doanh nghiệp sẽ tiếp thu được những kỹ thuật tiên tiến, có thể đổi mới công nghệ, nâng cao tính cạnh tranh và có sự lớn mạnh. Khi tiếp thu được những công nghệ tiên tiến sẽ giúp cho doanh nghiệp tiết kiệm được nguyên vật liệu trong quá trình sản xuất, tạo ra những sản phẩm có tính năng mới …từ đó nâng cao được hiệu quả sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp.
Sản xuất là quá trình sử dụng , chế biến các yếu tố đầu vào như ; vật chất , con người, tài chính , thông tin , nguyên vật liệu , máy móc thiết bị ....để tạo ra các đầu ra mong muốn sản phẩm , dịch vụ cung cấp cho xã hội. Sản xuất là một trong những phân hệ và lĩnh vực hoạt động cơ bản của doanh nghiệp, có vai trò trực tiếp và quyết định trong việc tạo ra và cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho xã hội . Cũng như các phân hệ và lĩnh vực hoạt động khác, sản xuất cũng được quản lý . Như vậy quản lý sản xuất là nghiên cứu và dự báo nhu cầu sản xuất sản phẩm , thiết kế sản phẩm và công nghệ , hoạch định năng lực sản xuất và lựa chọn quá trình sản xuất phù hợp , bố trí sản xuất...Yếu tố trung tâm của quản lý sản xuất là tác động lên quá trình sử dụng, biến đổi, chuyển hoá các yếu tố đầu vào để tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mong muốn đáp ứng nhu cầu của xã hội.Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp càng lớn khi kết quả nhận được càng lớn và chi phí bỏ ra càng nhỏ, quản lý sản xuất có vai trò làm giảm chi phí bằng cách tiết kiệm các nguồn lực trong sản xuất và giảm giá thành, bảo đảm chất lượng sản phẩm, dịch vụ cung cấp cho xã hội qua đó tạo ra và giữ vững khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp.
Chức năng quản lý sản xuất có vai trò quyết định và không thể thiếu trong quản lý một doanh nghiệp . Nhưng quản lý sản xuất chỉ có thể thực hiện được vai trò của mình trong mối quan hệ ràng buộc hữu cơ với các chức năng quản lý khác như : quản lý tài chính , quản lý nhân sự ....
2.4 . Quản lý tài chính
Trong nền kinh tế thị trường , thị trường vốn trở nên sôi động thì quan hệ tài chính tổ chức càng trở nên phong phú và đa dạng .Quản lý tài chính tổ chức với chức năng phân phối và giám đốc nó lại càng trở nên quan trọng hơn .
Quản lý tài chính được hiểu là một khoa học quản lý nghiên cứu các mối quan hệ tài chính phát sinh trong phạm vi hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp để từ đó ra các quyết định tài chính nhằm mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận.Căn cứ vào hoạt động sản xuất kinh doanh có những mối quan hệ tài chính : quan hệ giữa tổ chức với Nhà nước , các tổ chức với thị trường tài chính , quan hệ tài chính nội bộ ...Trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, không có yếu tố nào mạnh hơn yếu tố tiền tệ . Qua đây cho thấy tài chính có một vai trò quan trọng đối với hoạt động của doanh nghiệp, đòi hỏi doanh nghiệp cần phải quản lý tôn trọng pháp luật , nguyên tắc hạch toán và an toàn hiệu quả .
2.5. Quản lý nguồn nhân lực
Nhân lực được hiểu là nguồn lực của mỗi con người gồm trí lực và thể lực . Nguồn lực trong tổ chức bao gồm tất cả mọi cá nhân tham gia bất cứ hoạt động nào, vai trò nào trong tổ chức .Quản lý nguồn nhân lực là một quá trình tuyển chọn, duy trì, phát triển và tạo mọi điều kiện có lợi cho nguồn nhân lực trong một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đã đặt ra của tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực liên quan đến yếu tố con người và lập chiến lược, định biên , phát triển nguồn nhân lực và trả công cho ngưòi lao động . Nguồn nhân lực những nhân tố xác định mối quan hệ giữa con người với tổ chức sử dụng con người tại một thời điểm nào đó trong quá trình hoạt động của nó, một tổ chức có thể cần ít hoặc nhiều nhân lực tuỳ thuộc vào yêu cầu của các hoạt động trong tổ chức. Quản lý nguồn nhân lực đảm bảo cho tổ chức có những nhân lực có kỹ năng, được sắp xếp vào vị trí phù hợp theo đòi hỏi công việc trong tổ chức.Chính vì lí do quản lý nhân lực liên quan đến yếu tố con người nên trong quá trình quản lý cách thức quản lý sẽ ảnh hưởng đến kết quả của công tác quản lý từ đó cho thấy được hiệu quả
quản lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Quản lý nguồn nhân lực là một mảng chiến lược liên quan đến tất cả việc triển khai nhân lực cho hoạt động của các tổ chức.
2.6 Quản lý chất lượng
Chất lượng là vấn đề cốt lõi của mỗi hệ thống , vừa là mục tiêu vừa là căn cứ để hệ thống tồn tại và phát triển .
Quản lý chất lượng là việc ấn định đúng đắn các mục tiêu phát triển bền vững của hệ thống, đề ra nhiệm vụ phải làm cho hệ thống trong từng thời kỳ và tìm ra con đường đạt tới các mục tiêu một cách có hiệu quả nhất. Mục tiêu của quản lý chất lượng trong các hệ thống là đảm bảo chất lượng sản phẩm với chi phí tối ưu, đó là sự kết hợp giữa nâng cao những đặc tính hữu ích của sản phẩm đồng thời với giảm chi phí và khai thác mọi tiềm năng để mở rộng hoạt động của hệ thống. Thực hiện tốt công tác quản lý chất lượng sẽ giúp các hệ thống phản ứng nhanh với môi trường, góp phần giảm tối đa chi phí tạo ra sản phẩm .Như vậy quản lý chất lượng tốt là giải pháp góp phần hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp .
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA BƯU ĐIỆN HUYÊN LẠC THUỶ TỈNH HOÀ BÌNH