GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU STANDA TRÊNTHỊ TRƯỜNG MIỀN BẮC
3.1.3. Kế hoạch tổ chức thực hiện hoạt động phát triển thương hiệu
3.1.3.1. Kế hoạch nhân sự
Hiện nay, công ty CP Tiêu chuẩn Việt mới chỉ có một nhân viên phụ trách bộ phận Marketing, điều này cho thấy chưa có sự đầu tư thích đáng về nhân sự cho hoạt động marketing của công ty. Con người là nhân tố trung tâm trong mọi hoạt động, vì vậy muốn thành công trong các hoạt động, thì cần phải có những con người chuyên nghiệp, giỏi trong công việc. Với đội ngũ nhân lực như hiện nay, công ty không đủ kỹ năng cũng như kiến thức để thực hiện hoạt động marketing nói chung cũng như hoạt động phát triển thương hiệu nói riêng một cánh chuyên nghiệp và bài bản. Nguồn nhân lực chính là những người tạo ra và nuôi dưỡng thương hiệu. Do vậy thương hiệu chính là sự biểu hiện sức mạnh, tư tưởng của đông đảo cán bộ công nhân viên của công ty, cần phải có những đầu tư thích đáng cho nguồn nhân lực. Một số phương án đào tạo nguồn nhân lực cho phòng marketing:
- Cử các nhân viên kinh doanh hiện có theo học các lớp đào tạo chuyên ngành marketing, đặt ra các tiêu chuẩn bằng cấp rõ ràng.
- Tiến hành tuyển dụng các nhân viên marketing đã có kinh nghiệm hoặc sinh viên học chuyên ngành marketing tại các trường đại học.
Để thực hiện giải pháp phát triển thương hiệu, cần có một kế hoạch nhân sự thật chi tiết. Nội dung phân công nhân sự cho chiến lược phát triển thương hiệu như sau:
Hoạt động phát triển sản phẩm: Việc tìm tòi thiết kế sản phẩm với các thông số kỹ
thuật đa dạng, phong phú, tìm thêm những đặc tính nổi trội khác biệt của sản phẩm vẫn do bộ phận nghiên cứu sản phẩm mới kết hợp với hệ thống nhân viên kinh doanh, trao đổi thông tin về nhu cầu hiện tại của người tiêu dùng. Bên cạnh đó đưa ra những sáng kiến tạo thêm sản phẩm mới và tiến hành thử nghiệm.
công ty và người phụ trách định giá của phòng kinh doanh. Bên cạnh đó, nghiên cứu các chiến lược giá của đối thủ cạnh tranh để đảm bảo có tính cạnh tranh nhưng vẫn giữ được mục tiêu của chiến lược định vị là chất lương tốt, giá phù hợp.
Hoạt động phân phối sản phẩm: Tiếp tục duy trì hoạt động phân phối sản phẩm thông
qua hệ thống nhân viên kinh doanh của công ty. Sự phân chia số lượng nhân viên theo khu vực thi trường: 2 nhân viên kinh doanh phụ trách một khu vực thị truờng (tổng số là 10 người) những nhân viên này có trách nhiệm mang hàng xuống các cửa hàng, đại lý khu vực mình phụ trách. Ngoài ra, còn có hai nhân viên nữa chịu trách nhiệm đi đến những khu vực thị trường công ty chưa phân phối sản phẩm đến đó, tìm kiếm thông tin về các đại lý, cửa hàng, về điều kiện sinh hoạt của người tiêu dùng, sau đó đưa ra những phương án xâm nhập thị trường mới. Cần tuyển dụng đội ngũ bán hàng để phụ trách những cửa hàng giới thiệu sản phẩm của công ty. Kế hoạch từ 10 đến 20 nhân viên mỗi nhân viên phụ trách một cửa hàng tại các huyện, tỉnh. Đội ngũ này sử dụng người của chính địa phương đó, với điều kiện tổ chức đào tạo nghiệp vụ bán hàng tốt, hiểu được nhưng đặc tính của sản phẩm để giải đáp thắc mắc cho người tiêu dùng. Bên cạnh đó cần xây dựng đội ngũ nhân viên bảo hành để đảm bảo, tại mỗi cửa hàng đều có nhân viên bảo hành, kết hợp thuê ngoài các trung tâm bảo hành chất lượng.
Hoạt động xúc tiến khuếch trương: về ý tưởng thông điệp của các chương trình do
nhân viên phụ trách bộ phận marketing đưa lên, sau đó được trưởng phòng kinh doanh cùng với ban lãnh đạo công ty duyệt.
- Các chương trình quảng cáo trên đài, trên truyền hình, các mầu quảng cáo ngoài trời như pano, apích, bảng biển, băng rôn tờ rơi, catalogue… đều được thuê ngoài với kế hoạch kinh phí được ban lãnh đạo công ty duyệt. Một nhan viên của bộ phân marketing sẽ có trách nhiệm liên hệ với các bên thiết kế sau đó kiểm tra giám sát tiến độ công việc để đảm bảo hoàn thành công việc đúng kế hoạch về thời gian, sau đó tiến hành thực hiện tre bảng biển, phân phối tờ rơi đến các đại lý, sắp xếp lịch phát song của các chương trình quảng cáo.
kế hoạch được ban lãnh đạo công ty duyệt.
- Các kế hoạch cho các chương trình PR thì được đảm nhiệm bởi chính trưởng, phó phòng kinh doanh. Sau khi ban lãnh đạo công ty duyệt chương trình thì việc tổ chức sự kiện đi thuê ngoài, cùng với các hoạt động khác chịu sự giám sát kiểm tra của trưởng, phó phòng kinh doanh.
3.1.3.2. Kế hoạch kinh phí
Nhiều công ty còn lúng túng trong việc nghiên cứu khách hàng mục tiêu và định vị thương hiệu nhằm phát triển thương hiệu của mình, do hạn chế về kinh phí và nhân lực nên thường chưa thu được hiệu quả cao. Nguồn kinh phí thường được dành cho các chiến dịch quảng bá ngắn hạn nên chưa thu được kết quả như mong muốn. Hiện tại, hoạt động nhằm duy trì và phát triển thương hiệu Standa nói riêng và hoạt động marketing nói chung ở công ty CP Tiêu chuẩn Việt được thực hiện với chi phí nhỏ so với tổng chi phí. Công ty không có chi phí dành riêng cho phát triển thương hiệu mà, nó được tính gộp vào chi phí marketing nói chung.
Trong những năm đầu mới thành lập, chi phí marketing chủ yếu là các chi phí bán hàng, xúc tiến tiêu thụ sản phẩm (sử dụng để làm phần thưởng, chiết khấu cho khách hang). Hiện nay, khi thị phần của công ty đã tăng lên và ở vị trí khá cao thì việc duy trì và phát triển thương hiệu là điều rất cần thiết vì vậy phòng marketing và ban quản lý công ty cần lên kế hoạch chi phí cho việc phát triển thương hiệu nói riêng và hoạt động marketing nói chung. Kế hoạch kinh phí sẽ được những người phụ trách công việc lên trước cùng với kế hoạch hành động, cùng với sự giám sát của trưởng phòng kinh doanh phải được sự đồng ý của ban giám đốc thì các chương trình mới được tiến hành để đảm bảo kế hoạch chi phí thật hợp lý.