Quy mô và tốc độ gia tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Hiệp định tới xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 37 - 39)

2. Thực trạng xuất nhập khẩu của Việt Nam với các nớc khác.

2.1.Quy mô và tốc độ gia tăng tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

Hoạt động xuất nhập khẩu là thành tố năng động nhất trong nền kinh tế Việt Nam. Khủng hoảng tài chính tiền tệ Châu á 1997 đã làm cho tình hình hoạt động ngoại thơng của Việt Nam bị ảnh hởng không nhỏ. Thị trờng Châu á chiếm tỷ trọng lớn trong kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam, do đó mọi diễn biến không tích cực trong nền kinh tế của các quốc gia Châu á đơng nhiên sẽ tác động trực tiếp đến quan hệ thơng mại với Việt Nam.

Khủng hoảng trong năm 1997 đã khiến nhu cầu nhập hàng Việt Nam của các nớc trong khu vực Châu á giảm đi đáng kể. Xuất khẩu trong năm 1998 gặp rất nhiều khó khăn. Sự phá giá đồng nội tệ của các nớc trong khu vực làm cho giá cả hàng hóa xuất khẩu của họ rẻ đi tơng đối so với hàng hoá xuất khẩu của Việt Nam, mà đa phần các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của chúng ta lại giống với các nớc này, nên đã làm cho khả năng cạnh tranh của hàng Việt Nam bị giảm sút.

Bảng số 7: Kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam và tỉ lệ nhập siêu

Đơn vị: triệu USD

Năm Xuất khẩu Nhập khẩu Nhập siêu Tỉ lệ nhập siêu (%) 1995 5.448,9 8.155,4 2.706,5 49,7 1996 7.255,9 11.143,6 3.887,7 53,6 1997 9.185,0 11.592,3 2.407,3 26,2 1998 9.360,3 11.499,6 2.139,3 22,9 1999 11.541,4 11.742,1 200,7 1,7 2000 14.482,7 15.636,5 1.153,8 8,0 2001 15.027,0 16.162,0 1.135,0 7,6 2002 16.530,0 19.300,0 2.770,0 16,8

Nguồn: Thời báo kinh tế Việt Nam 09/05/2003

Cùng thời gian này giá cả nhiều mặt hàng trên thị trờng quốc tế xuống thấp nên mặc dù khối lợng xuất khẩu của Việt Nam có tăng, nhng lợng ngoại tệ thu về lại giảm. Do đó, xuất nhập khẩu của Việt Nam năm 1998 bị đình trệ.

Sau năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu và tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu qua các năm tơng đối ổn định. Và năm 2000, tốc độ tăng kim ngạch xuất nhập khẩu đã đạt 29,7% với 30.119,2 triệu USD. Đến hết năm 2003, tổng kim ngạch xuất khẩu hàng hoá dự kiến sẽ đạt trên 17 tỷ USD, tăng 7,5% và nhập khẩu đạt 19 tỷ USD, tăng 6,1% so với năm 2002. (xem bảng số 8)

Bảng số 8: Tốc độ tăng trởng xuất nhập khẩu, tỷ trọng xuất nhập khẩu trong GDP và thâm hụt cán cân thơng mại.

Đơn vị: %

1995 1996 1997 1998 1999 2000 0

2001

Xuất khẩu/GDP 26,3 29,4 34,3 34,5 40,2 45,6 46,2 Nhập khẩu/GDP 39,2 45,2 43,3 42,2 40,5 48,5 49,5 Cán cân thơng mại/GDP -13,1 -15,8 -9,0 -7,9 -0,3 -2,8 2,9

Nguồn: Số liệu đợc thu thập theo niên giám thống kê - Tổng cục thống kê.

Về chuyển dịch cơ cấu hàng xuất nhập khẩu, Việt Nam sẽ đẩy mạnh xuất khẩu hàng đã qua chế biến, phân đấu đến năm 2005 sẽ đạt 70% tổng kim ngạch xuất khẩu và giảm tối đa nhập khẩu những mặt hàng trong nớc sản xuất đợc và hàng tiêu dùng; đồng thời tăng tỷ trọng nhập khẩu máy móc, thiết bị, công nghệ nguồn từ các nớc có nền công nghiệp hiện đại nh Hoa Kỳ, EU, Nhật Bản nhằm phục vụ cho quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nớc.

Về chuyển dịch cơ cấu thị trờng, sẽ theo hớng đa phơng hoá thị trờng, đa dạng hoá bạn hàng, chú trọng phát triển các thị trờng tiềm năng, có dung lợng lớn nh Hoa Kỳ, Nhật Bản, EU, Trung Quốc. Tăng cờng xuất khẩu biên mậu với Trung Quốc, Lào và Campuchia.

Tổng kết giai đoạn 1995 đến 2002, chúng ta thấy rằng, hoạt động ngoại th- ơng của Việt Nam đã trải qua nhiều thăng trầm, song cũng đã đạt nhiều thành tích quan trọng. Mặc dù tốc độ tăng trởng bình quân kim ngạch xuất nhập khẩu của chúng ta cha cao, nhng hy vọng rằng, xu hớng toàn cầu hoá mạnh mẽ hiện nay cùng với việc tăng cờng đàm phán, ký kết những hiệp định thơng mại song phơng với nhiều nớc trên thế giới sẽ đem lại cho hoạt động xuất nhập khẩu nói riêng và nền kinh tế Việt Nam nói chung một diện mạo mới mang nhiều triển vọng phát triển cao hơn trong tơng lai.

Một phần của tài liệu Hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ và ảnh hưởng của Hiệp định tới xuất nhập khẩu của Việt Nam (Trang 37 - 39)