QLNN VỀ FDI TRONG LĨNH VỰC DU LỊCH TẠI BÌNH THUẬN:

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh bình thuận giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 38 - 43)

2.4.1. Nội dung quản lý Nhà nước đối với FDI về lĩnh vực du lịch trên địa bàn tỉnh Bình Thuận:

Căn cứ trên các quy định của trung ương về Quản lý nhà nước FDI (cụ thể là điều 116 của Nghị Định số 24/2000/NĐ-CP), ngày 29 tháng 5 năm 2002, UBND tỉnh Bình Thuận đã ban hành Quyết định số 39/2002/QĐ- UBBT để ban hành bản quy định quản lý đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn tỉnh Bình Thuận. Việc quản lý FDI trên tất cả mọi lĩnh vực tại Bình Thuận đều tuân thủ theo những quy định của văn bản này, trong đĩ bao gồm

cả du lịch. Theo đĩ, UBND tỉnh Bình Thuận thực hiện chức năng quản lý Nhà nước đối với hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi trên điạ bàn tỉnh theo quy định cuả pháp luật, bao gồm:

1) Căn cứ vào quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã được duyệt, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan lập và cơng bố quy hoạch và danh mục dự án thu hút đầu tư nước ngồi tại địa phương sau khi thống nhất với Bộ Kế hoạch và Đầu tư; tổ chức vận động và xúc tiến đầu tư; 2) Chủ trì thẩm định, cấp Giấy phép đầu tư và điều chỉnh Giấy phép

đầu tư, quyết định giải thể doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư trực tiếp nuớc ngồi và chấm dứt Hợp đồng hợp tác kinh doanh trước thời hạn đối với các dự án thuộc thẩm quyền;

3) Tham gia thẩm định đối với những dự án đầu tư trên địa bàn do Bộ Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép đầu tư .

4) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với các dự án cĩ vốn đầu tư nước ngồi trên địa bàn Tỉnh theo các nội dung chủ yếu sau đây :

a/ Giám sát việc thực hiện các quy định về nghĩa vụ tài chính, quan hệ lao động tiền lương , bảo vệ về trật tự an tồn xã hội, bảo vệï mơi trường sinh thái, phịng chống cháy nổ ;

b/ Cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, tổ chức thực hiện giải phĩng mặt bằng, cho phép đặt trụ sở, chi nhánh, đăng ký trụ sở cho người nước ngồi, giới thiệu lao động Việt Nam cho các doanh nghiệp và cấp các chứng chỉ theo quy định hiện hành;

c/ Giải quyết các vướng mắc khĩ khăn của nhà đầu tư theo thẩm quyền; d/ Chủ trì hoặc tham gia cùng các Bộ, ngành kiểm tra, thanh tra hoạt động của các doanh nghiệp cĩ vốn đầu tư nước ngồi;

e/ Đánh giá hiệu quả hinh tế - xã hội cuả hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi trên điạ bàn tỉnh.

Sở Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan đầu mối trực tiếp tham mưu cho UBND Tỉnh thực hiện chức năng quản lý nhà nước về tất cả các hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngồi trên địa bàn tỉnh theo các nội dung trên.

Các Sở, ngành, địa phương thực hiện chức năng quản lý Nhà nước trong lĩnh vực đầu tư trực tiếp nước ngồi theo nhiệm vụ được Chính phủ, các Bộ Ngành Trung ương và UBND tỉnh phân cơng, ủy quyền .

2.4.2. Quy trình QLNN đối với một dự án FDI về lĩnh vực du lịch tại Bình Thuận:

Một dự án FDI du lịch khi đầu tư vào Bình Thuận được Quản lý Nhà nước theo quy trình sau:

Xúc tiến đầu tư – Hình thành dự án Tiếp nhận hồ sơ - Cấp giấy phép đầu tư Quản lý triển khai thực hiện dự án

Giai đoạn 1 : Xúc tiến đầu tư – Hình thành dự án

- Xây dựng danh mục dự - Vận động, tiếp - Xác định án và chính sách đầu tư xúc, đàm phán địa điểm - Nhà đầu tư đề nghị với nhà đầu tư dự án

Giai đoạn đầu tiên cho việc thu hút đầu tư nước ngồi vào bất kỳ một lĩnh vực nào nĩi chung cũng như lĩnh vực du lịch nĩi riêng là Chính quyền địa phương phải xây dựng danh mục dự án kêu gọi đầu tư nước ngồi cho từng thời kỳ cụ thể để giới thiệu, vận động kêu gọi đầu tư. Cơng việc này sẽ do Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp với các sở, ngành, mà quan trọng nhất là Sở Du lịch thực hiện thường xuyên để đảm bảo tính cập nhật cho phù hợp với quy hoạch mới. Đối với các dự án khơng nằm trong danh mục, trên cơ sở đề nghị cuả nhà đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư trình UBND tỉnh cho ý kiến về chủ trương. Song song với việc ban hành danh mục các dự án kêu gọi đầu tư nước ngồi, các Sở theo sự chủ trì của Sở Kế hoạch và Đầu tư cũng đề xuất và tổng hợp các dự thảo về chính sách khuyến khích thu hút FDI vào tỉnh để trình UBND tỉnh xem xét ban hành.

Các Sở, ngành, UBND các huyện, thành phố tổ chức tuyên truyền, giới thiệu danh mục các dự án gọi vốn đầu tư nước ngồi và vận động đầu tư cho từng lĩnh vực, dự án, đối tác dưới hình thức cung cấp thơng tin hoặc tiếp xúc trực tiếp với nhà đầu tư nước ngồi. Khi cĩ đối tác đầu tư đến tìm hiểu, đặt quan hệ hợp tác đầu tư tại tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư cĩ trách nhiệm theo dõi, hướng dẫn hoặc phối hợp cùng với các Sở, ngành, doanh nghiệp bên Việt Nam làm việc với nhà đầu tư.

Sau khi tiếp xúc, đàm phán với nhà đầu tư, cơ quan Nhà nước thực hiện xác định địa điểm dự án. Đối với các dự án đầu tư ngồi các khu quy hoạch Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì phối hợp các Sở Điạ chính, Sở Xây dựng, Sở Tài chính-Vật giá, UBND huyện, thành phố, Sở Du lịch tổ chức khảo sát thực địa. Kết quả khảo sát do Sở Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp và báo cáo kết quả khảo sát địa điểm, trình UBND tỉnh quyết định. Đối với các dự án đầu tư nằm trong các khu quy hoạch được UBND tỉnh hoặc Trung ương phê duyệt, Sở Kế hoạch và Đầu tư đề xuất ý kiến trình UBND tỉnh quyết định vị trí và tiền thuê đất cho từng dự án.

Giai đoạn 2: Tiếp nhận hồ sơ - Cấp giấy phép đầu tư

- (Chủ đầu - Tiếp nhận - Xem xét hồ sơ - Cấp giấy tư) lập Hồ hồ sơ dự án thẩm định dự án phép đầu tư sơ dự án

Sau khi tìm hiểu, đàm phán và được UBND tỉnh chấp thuận ý muốn đầu tư, chủ đầu tư cĩ thể tự lập hồ sơ hoặc thuê tổ chức tư vấn dịch vụ đầu tư được phép hoạt động tại Việt Nam lập hồ sơ xin cấp Giấy phép đầu tư theo quy định của pháp luật. Tùy theo quy mơ của dự án mà thẩm quyền tiếp nhận và giải quyết hồ sơ sẽ thuộc về Bộ Kế hoạch và Đầu tư hay Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận.

Tùy thuộc theo quy mơ, tính chất của dự án mà việc cấp phép đầu tư được thực hiện theo một trong 2 quy trình đĩ là : Đăng ký cấp giấy phép đầu tư và Thẩm định cấp giấy phép đầu tư.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu trách nhiệm xem xét tính hợp lệ của hồ sơ dự án đối với các dự án đầu tư vào tỉnh (đối với loại dự án thuộc quy trình đăng ký cấp Giấy phép đầu tư) hoặc tổ chức thẩm định (đối với hồ sơ dự án thẩm định xin cấp Giấy phép đầu tư) và báo cáo kết quả trình UBND Tỉnh xem xét quyết định cấp Giấy phép đầu tư hoặc trình Bộ Kế hoạch và Đầu tư xét cấp Giấy phép đầu tư.

Giai đoạn 3: Quản lý việc triển khai thực hiện dự án

Sau khi được cấp giấy phép đầu tư, Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Thuận chịu trách nhiệm hướng dẫn nhà đầu tư đến các cơ quan hữu quan để thực hiện một số nhiệm vụ như:

- Đăng bố cáo thành lập Doanh nghiệp trên báo Trung ương hoặc báo địa phương (quy định 3 kỳ);

- Đăng ký trụ sở doanh nghiệp, nhân sự tại Sở Kế hoạch và Đầu tư; - Khắc và đăng ký con dấu tại Cơng an Bình Thuận;

- Nộp hồ sơ thuê đất tại Sở Tài nguyên mơi trường;... (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Sau khi hồn tất mọi thủ tục ban đầu, các doanh nghiệp FDI lĩnh vực du lịch đi vào hoạt động sẽ được Sở Du lịch quản lý. Tuy nhiên hàng tháng, doanh nghiệp vẫn phải gửi báo cáo về cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, trong đĩ nêu rõ tình hình hoạt động và những khĩ khăn vướng mắc của doanh nghiệp. Sở Kế hoạch và Đầu tư sẽ là cơ quan đầu mối tổng hợp ý kiến doanh nghiệp để trình UBND tỉnh giải quyết.

2.4.3. Thực trạng quản lý nhà nước về FDI trong lĩnh vực tại Bình Thuận :

2.4.3.1. Giai đoạn 1988 – 1999:

Năm 1988 là bắt đầu cho một giai đoạn mở cửa thu hút đầu tư nước ngồi của nước ta (với sự ra đời của Luật Đầu tư nước ngồi tại Việt Nam năm 1987). Tuy nhiên, thời kỳ này hầu hết các nhà đầu tư nước ngồi chỉ chú ý đến các thành phố lớn phát triển, cịn đối với Bình Thuận - một tỉnh nghèo ven biển miền Trung thì vẫn chưa thu hút được nhiều.

Trước đây lợi thế về biển của Bình Thuận chỉ được chú ý với việc phát triển kinh tế thủy sản. Cho đến những năm 90, người ta mới nhận thấy rằng Bình Thuận cịn được khai thác theo hướng phát triển dịch vụ du lịch. Đặc biệt chính các nhà đầu tư trực tiếp nước ngồi là những người đi tiên phong trong việc khám phá khai thác du lịch Bình Thuận và cũng chính du lịch Bình Thuận là lĩnh vực đầu tiên thu hút được FDI đến với địa bàn tỉnh. Cho đến nay, sản phẩm chính của FDI Bình Thuận là các khu resort.

Từ năm 1988 đến năm 1994, hầu như tiềm năng du lịch Bình Thuận vẫn cịn trong tư thế ẩn mình. Người ta chỉ nĩi đến Bình Thuận như một vùng biển nhiều tơm cá, đầy nắng giĩ và khơ cằn; chứ chưa ai nĩi đến việc đến Bình Thuận để dạo mát, ngắm cảnh và nghỉ ngơi. Song, điều đáng mừng là mặc dù khách du lịch chưa biết đến Bình Thuận, nhưng một số nhà đầu tư nước ngồi tinh mắt đã để ý đến nét đẹp hoang sơ này. Và họ đã mạnh dạn tiên phong đầu tư. Tuy nhiên mãi đến năm 1993, dự án đầu tư đầu tiên mới được ra đời. Cho đến năm 1994 tồn tỉnh chỉ cĩ 4 dự án đầu tư FDI, thì trong đĩ đã cĩ 3 dự án là thuộc lĩnh vực du lịch và ngồi 3 dự án này cũng chưa cĩ bất kỳ nhà đầu tư trong nước nào đầu tư vào lĩnh vực du lịch tại đây. Trong 3 dự án này thì 2 dự án 100% vốn Hoa Kỳ và 1 dự án liên doanh với Pháp. Tất cả đều được đầu tư tại Phan Thiết. Cho đến nay 2 dự án 100% vốn Hoa Kỳ này vẫn được xem là 2 dự án cĩ vốn lớn (đứng thứ 2, 3 trong số dự án FDI du lịch và đứng thứ 3, 4 trong số dự án FDI nĩi chung).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước đối với các dự án đầu tư nước ngoài về lĩnh vực du lịch tại tỉnh bình thuận giai đoạn 2006 - 2010 (Trang 38 - 43)