Quy trình sản xuất kinh doanh

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai (Trang 30 - 33)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

4.1.1.2Quy trình sản xuất kinh doanh

Quy trình sản xuất kinh doanh mủ cao su là quy trình phức tạp, được chia thành ba giai đoạn là: giai đoạn khai thác, giai đoạn chế biến, giai đoạn tiêu thụ

* Giai đoạn khai thác

Từ vườn cây, mủ được cạo cho chảy xuống chén hứng mủ. Sau một thời gian nhất định công nhân sẽ trút mủ vào thùng đựng mủ để cân, đo rồi đổ mủ vào xe bồn chở về nhà máy chế biến. Giai đoạn khai thác được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1: Quy trình khai thác mủ cao su * Giai đoạn chế biến

Mủ được vận chuyển từ vườn cây về nhà máy, sau khi qua lưới lọc 40 inch được chế biến qua các công đoạn sau:

+ Công đoạn 1: Xử lý nguyên liệu:

Tiếp nhận mủ từ hồ quậy mủ, sau đó đưa qua máng dẫn mủ, pha acid loãng 1% cho chảy qua từng mương đánh đông với DRC 25%, độ pH 4,5 – 5.

+ Công đoạn 2: Gia công cơ học:

Từ mương đánh đông, sau 6 – 8 giờ mủ trong mương đông, xả nước vào cho mủ đông trong mương nổi lên mặt mương – mủ được đưa qua máy cán kéo di động trên mương dẫn qua băng tải đến 3 máy cân Crêp, rồi đến máy cán cắt và tạo hạt Sredder. Tiếp theo bơm chuyền cốm lên sàn rung để tách nước, sau đó mủ được cho vào thùng sấy và đẩy vào lò sấy.

+ Công đoạn 3: Gia công nhiệt:

Mủ cốm được đưa vào lò sấy, sau 13 – 17 phút với nhiệt độ từ 100 – 112 0C VƯỜN CÂY KHAI THÁC

KHAI THÁC MỦ

ĐỔ MỦ

CÂN, ĐO

+ Công đoạn 4: Hoàn chỉnh sản phẩm:

Ép kiện, đóng gói PE, đóng palette đưa vào kho thành phẩm. Quy trình chế biến mủ cao su được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.2: Quy trình công nghệ chế biến mủ cao su * Giai đoạn tiêu thụ

Với đặc điểm nổi bật của Công ty là doanh nghiệp sản xuất nông nghiệp là sự liên kết chặt chẽ giữa sản xuất nguyên liệu và chế biến cho nên đặc thù của các công ty sản xuất nông nghiệp là quy trình khép kín của 2 khâu: Khai thác và chế biến. Sản phẩm cuối cùng của Công ty là mủ khối sơ chế nguyên liệu là thành phẩm của Công ty. Sản phẩm của Công ty có thể bán cho các doanh nghiệp công nghiệp chế biến

Mủ nước khai thác từ vườn cây Tiếp nhận mủ từ nhà máy Thành phẩm Ép kiện đóng gói Lò xông Làm đồng đều mủ Đánh đông mủ Máy cán kéo Máy Crêp 1,2,3

thành phẩm tiêu dùng như săm lốp xe các loại, vật dụng bằng cao su khác…Quy trình tiêu thụ sản phẩm của công ty được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.3: Quy trình tiêu thụ mủ cao su 4.1.2 Tình hình tổ chức sản xuất của công ty

Để quá trình sản xuất đạt hiệu quả cao, từ năm 2005 công ty đã chủ động chuyển từ khoán sản lượng hàng năm cho công nhân sang khoán ổn định diện tích, sản lượng 3 năm. Bằng cách đánh giá sản lượng theo từng nhóm vườn cây, từng năm trồng cụ thể, đồng thời tiến hành phân chia lại vườn cây, dân chủ, công khai đến người nhận khoán, sau đó gắp thăm và tiến hành ký khoán đến từng công nhân khai thác. Trong hợp đồng giao khoán có nghĩa vụ và quyền lợi của 2 bên( bên giao là giám đốc công ty, bên nhận là giám đốc nông trường khai thác và người trực tiếp nhận vườn cây). Trong giao khoán có chế độ thưởng phạt công minh, nếu vượt sản lượng công ty sẽ mua sát với giá thị trường và nếu hụt thì phạt tương tự, điều này đã góp phần làm tăng ý thức trách nhiệm của người lao động, việc chăm sóc, bón phân, kỹ thuật cạo được công nhân thực hiện rất nghiêm túc. Nhiều công nhân đã đầu tư thêm phân bón vào vườn cây cao su khai thác để vượt sản lượng giao khoán. Trong

KHÁCH HÀNG

ĐÀM PHÁN

KÝ KẾT HỢP ĐỒNG

SẢN XUẤT

GIAO HÀNG

khai thác mủ cao su được công ty quản lý rất nghiêm ngặt, thông qua các phòng ban chức năng, cán bộ công nhân gián tiếp ở các nông trường, tổ, đội. Trước khi bước vào vụ khai thác mới công ty chủ động mở lớp ôn luyện cho đội ngũ thợ cạo cũ có tay nghề trung bình và đào tạo thợ nhận vườn cây mở mới, lấy kết quả đã đào tạo, ôn luyện đạt loại khá, giỏi thì bố trí khoán vườn cây, sản lượng. Cứ một tháng các nông trường, xí nghiệp kiểm tra kỹ thuật 1 lần và cứ 3 tháng công ty kiểm tra 1 lần để đảm bảo yêu cầu sản phẩm theo đúng quy trình và phẩm cấp kỹ thuật. Do vậy, trong những năm qua công ty luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch sản lượng được Tổng công ty giao, tay nghề của công nhân không ngừng đựợc tăng lên. Sản phẩm của công ty đạt tiêu chuẩn TCVN 3769 – 1995 và đang thực hiện tiêu chuẩn ISO 9001 - 2000, đáp ứng được yêu cầu của thị trường trong và ngoài nước.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai (Trang 30 - 33)