Trang thiết bị máy móc của công ty chỉ sản xuất được những sản phẩm thô làm

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai (Trang 62 - 67)

nguyên liệu cho các ngành công nghiệp cho nên sản phẩm tiêu thụ chủ yếu còn ở dạng trung gian cho các doanh nghiệp khác làm giảm doanh thu và lợi nhuận của công ty so với việc có thể sản xuất và đưa sản phẩm cuối cùng đến tay người tiêu dùng.

- Nguồn vốn còn hạn chế gây khó khăn cho việc đầu tư xây lắp dây chuyền công nghệ mới.

- Một số công nhân là người địa phương cho nên chưa thực sự làm chủ vườn cây gây bị động cho công tác điều hành sản xuất, lao động trẻ, rẻ nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn nhiều hạn chế cho nên ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng sản phẩm.

- Tăng cường độ khai thác vườn cây nhiều nhưng lại chịu ảnh hưởng của bệnh phấn trắng vào đầu mùa cạo làm giảm năng suất và sản lượng của vườn cây.

- Sản phẩm của công ty đã đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật, tuy nhiên sản phẩm chưa đa dạng về chủng loại, giá thành còn cao nên khả năng cạnh tranh còn kém.

- Chi phí đầu vào cao làm cho giá thành sản phẩm tương đối lớn ảnh hưởng không nhỏ đến lợi nhuận của công ty.

4.4 Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty.

Nhằm tìm hiểu quá trình sản xuất và có những giải pháp trong ngắn hạn, ta tiến hành phân tích hoạt động sản xuất của công ty thông qua ma trận SWOT.

Thông qua phân tích các nguyên nhân ảnh hưởng đến quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ta có một số đề xuất trong ngắn hạn cũng như trong dài hạn nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất của công ty như sau:

+ Để hoạt động sản xuất kinh doanh được mở rộng hơn công ty cần tăng cường cải tạo , nâng cấp máy móc thiết bị tạo điều kiện đa dạng hóa sản phẩm đáp ứng nhu cầu thị trường, đảm bảo về chất lượng sản phẩm cũng như nâng cao uy tín, thương hiệu của công ty bằng cách tăng cường quảng cáo, marketing về công ty.

Công ty cần có sự liên kết với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để tạo ra những sản phẩm có yêu cầu cao, những hợp đồng mà phải có sự liên kết về vốn , kỹ thuật mới có khả năng làm được.

Tăng cường củng cố hơn nữa mối quan hệ với bạn hàng truyền thống,tích cực chủ động, tìm kiếm thị trường trong và ngoài nước bằng cách tham gia vào các hội chợ giới thiệu sản phẩm, chủ động chào hàng ở các thị trường nước ngoài.

Qua quá trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh cao su của công ty, tham khảo ý kiến của ban lãnh đạo công ty, tôi đưa ra mô hình phân tích SWOT của công ty như sau:

Bảng 4.14: PHÂN TÍCH SWOT Những điểm mạnh – S

1.Vị trí địa lý thuận lợi về giao thông, nguồn nguyên liệu, lao động…

Những điểm yếu – W

1. Thị trường tiêu thụ hạn chế. 2. Thương hiệu chưa được chú trọng.

2. Có bạn hàng tiêu thụ truyền thống. 3. Nguồn lao động trẻ rẻ.

3. Vườn cao su thanh lý tương đối nhiều.

Các cơ hội – O

1. Nhu cầu sản phẩm cao. 2. Nhà nước đang tạo điều kiện cho ngành phát triển.

3. Sự quan tâm chỉ đạo của Tổng công ty cao su Việt Nam, giúp đỡ của chính quyền địa phương.

4. Việt Nam gia nhập WTO.

Các chiến lược – SO

1. Tạo mối quan hệ vững chắc với bạn hàng truyền thống.

2. Liên kết sản xuất với các đơn vị sản xuất khác.

3. Nâng cao uy tín, chất lượng và chủng loại sản phẩm của công ty, tăng cường khả năng cạnh tranh.

Các chiến lược – WO

1.Chủ động tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu sang thị trường trong nước và ngoài nước.

2. Tăng cường quảng cáo, maketing về công ty.

3. Áp dụng phương pháp khoán mới, thành lập tổ tự quản, giao lưu kết nghĩa, ký kết giao ước phối hợp bảo vệ an ninh với địa phương. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

4. Mở lớp đào tạo tay nghề, chuyên môn nghiệp vụ, tổ chức hội thi hàng năm...

Các thách thức – T

1.Công nghệ sản xuất thay đổi nhanh chóng.

2 Có nhiều doanh nghiệp trong ngành có lợi thế cạnh tranh cao. 3. Sản phẩm của công ty mang tính thời vụ, phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết. 4. An ninh chính trị phức tạp

Các chiến lược – ST

1.Đảm bảo về mặt nguyên liệu đều trong năm như: bôi thuốc kích thích hợp lý, phòng trừ sâu bệnh hại cho cây, quản lý chặt chẽ chế độ cạo…

2. Cải tạo, nâng cấp máy móc của công ty. 3. Mua thêm dây chuyền chế biến mủ cao su, linh hoạt điều hành cơ cấu chủng loại sản phẩm theo nhu cầu của khách hàng và thị trường.

Các chiến lược – WT

1.Thanh lý nhanh vườn cao su già cỗi, trồng mới cao su giống mới, cho năng suất cao.

2. Đảm bảo khai thác mủ nguyên liệu trong mùa mưa bằng cách dùng các biện pháp che chắn hợp lý.

5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ5.1 Kết luận 5.1 Kết luận

liên quan của các yếu tố trong quá trình sản xuất kinh doanh, các yếu tố ảnh hưởng và mức độ ảnh hưởng của chúng nhằm đưa ra các phương án kinh doanh phù hợp trên cơ sở các kiến thức khoa học một cách logich trong sử dụng các yếu tố đầu vào cũng như cắt giảm chi phí, hạ giá thành sản phẩm,nâng cao chất lượng sản phẩm và uy tín của doanh nghiệp, chiếm lĩnh thị trường, đưa doanh nghiệp phát triển bền vững.

Qua quá trình nghiên cứu, phân tích, đánh giá hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su Chưprông trong 3 năm 2005, 2006, 2007, chúng tôi đi đến kết luận như sau:

- Về quy mô sản xuất của công ty ngày càng được mở rộng và phát triển, năng suất, sản lượng, diện tích không ngừng được nâng cao, diện tích cao su kinh doanh bình quân tăng 15,54%, sản lượng khai thác 12,38%, sản lượng cao su chế biến 13,04%. Như vậy, sản lượng sản phẩm sản xuất của công ty tăng đều qua các năm, hệ số sản xuất hàng hóa của công ty đều đạt 1,01 lần năm 2005, 1,09 lần năm 2006, 1,02 lần năm 2007. Qua phân tích biến động của sản lượng ta thấy sản lượng chịu ảnh hưởng nhiều của yếu tố năng suất nên công ty cần chú ý nâng cao năng suất khai thác mủ.

- Về khối lượng sản phẩm tiêu thụ hàng năm đều tăng , khối lượng sản phẩm tiêu thụ bình quân 3 năm tăng 13,11%, năm 2007 công ty đã mở rộng thị trường xuất khẩu sang Trung Quốc, Malaysia, Thái Lan, chiếm 22,20% tổng sản lượng tiêu thụ, phản ánh những nỗ lực của công ty trong việc mở rộng thị trường tiêu thụ. Kết quả hoạt động tiêu thụ hàng hóa của công ty đạt hiệu quả cao, hệ số tiêu thụ hàng hóa của công ty đều đạt trên 1,5.

- Về doanh thu từ tiêu thụ của công ty trong 3 năm qua đều tăng, bình quân 37,77%/năm, trong đó năm 2005,2006 toàn bộ doanh thu đều từ thị trường nội địa, công ty cao su Đà Nẵng chiếm trên 70% tổng doanh thu, sang năm 2007 với việc mở rộng thị trường xuất khẩu thì doanh thu từ xuất khẩu chiếm 23,66%, đây là một thị trường đầy tiềm năng , công ty cần tăng cường hơn nữa.

- Về hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đều được nâng cao, lợi nhuận thu được năm 2006 tăng 68,14% so với năm 2005, và năm 2007 tăng 1,59% so với năm 2006, bình quân tăng 30,70%/năm. Tuy nhiên, lợi nhuận mà công ty đạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của công ty, qua phân tích

các nhân tố ảnh hưởng tới lợi nhuận ta thấy lợi nhuận chịu ảnh hưởng rất lớn của yếu tố doanh thu (sản lượng và giá thành), nên công ty có thể mở rộng hoạt động sản xuất của mình theo chiều rộng, giảm chi phí để có thể tăng lợi nhuận và tạo thêm công ăn việc làm cho lượng lao động dư thừa ở địa bàn.

Tóm lại, trong những năm qua tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty đã đạt được những kết quả đáng khích lệ, tốc độ tăng trưởng của công ty ngày càng được nâng cao, đời sống của cán bộ công nhân viên ngày càng đựoc cải thiện. Tuy kết quả đạt được đáng khích lệ nhưng công ty cũng gặp phải một số khó khăn làm cho hoạt động kinh doanh của công ty còn hạn chế như: tình hình khí hậu thời tiết, an ninh chính trị, thị trường hạn hẹp, thiếu vốn, công nghệ thiết bị còn hạn chế, cơ sở hạ tầng còn yếu kém…điều này đã gây cho công ty một sức ép không nhỏ trong quá trình sản xuất kinh doanh và phát triển công ty.

5.2 Kiến nghị

Qua quá trình thực tập và làm đề tài về phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty tôi có một vài kiến nghị sau đây để có thể góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh đồng thời nâng cao lợi nhuận của công ty:

- Công ty cần liên doanh liên kết sản xuất với các doanh nghiệp trong và ngoài ngành để tạo ra những sản phẩm có yêu cầu kỹ thuật cao, những hợp đồng mà phải có sự liên kết về vốn, kỹ thuật mới có khả năng làm được .

- Công ty cần đầu tư hơn nữa vào cơ sở vật chất kỹ thuật, công nghệ chế biến… để nâng cao chất lượng, chủng loại, tăng cường khả năng cạnh tranh.

- Đầu tư dây truyền công nghệ sản xuất sản phẩm hiện đại, đa dạng hóa chủng loại sản phẩm, nâng cao chất lượng đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

- Công ty cần có các biện pháp tích cực phòng chống và trị bệnh cho cây, áp dụng các biện pháp che chắn để có thể khai thác được trong mùa mưa, đảm bảo nguồn nguyên liệu và tiến độ sản xuất sản phẩm.

- Công ty cần tăng cường tạo mối quan hệ vững chắc với bạn hàng truyền thống, chú trọng, chủ động tìm kiếm các thị trường có triển vọng.

- Tăng cường đào tạo trình độ chuyên môn nghiệp vụ, nâng cao tay nghề cho cán bộ công nhân viên khai thác, chế biến, cũng như cán bộ công nhân viên phòng

- Phát động các phong trào thi đua lao động sản xuất, đưa ra chính sách khen thưởng khích lệ đối với những thành viên ưu tú nhằm khuyến khích lòng nhiệt tình của mỗi cá nhân, tạo động lực mạnh mẽ phát triển công ty.

Tóm lại để đạt được hiệu quả cao trong hoạt động sản xuất kinh doanh, mang lại nhiều lợi nhuận, ban lãnh đạo công ty cần có chiến lược, kế hoạch cụ thể cho từng thời kỳ, từng giai đoạn, xây dựng hệ thống nội bộ công ty đoàn kết vững mạnh.

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai (Trang 62 - 67)