Tình hình đầu tư thâm canh 1 Cao su kiến thiết cơ bản

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai (Trang 37 - 39)

4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 1 Thực trạng sản xuất kinh doanh của công ty

4.1.4Tình hình đầu tư thâm canh 1 Cao su kiến thiết cơ bản

4.1.4.1 Cao su kiến thiết cơ bản

Trong hoạt động sản xuất kinh doanh để đạt được hiệu quả kinh tế cao cần phải đầu tư một cách hợp lý sao cho tiết kiệm được chi phí tối đa, hạ thấp được giá thành sản phẩm. Đặc biệt trong sản xuất kinh doanh cây cao su thì việc đầu tư trong thời kỳ

KTCB là cực kỳ quan trọng bởi nó sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng và năng suất của vườn cây trong suốt quá trình kinh doanh.

Bảng 4.2 Tình hình đầu tư trong thời kỳ cao su KTCB (Trung bình cho 1 ha cao su KTCB)

ĐVT: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm (%)

06/05 07/06 BQ/Năm Diện tích ĐT(ha) 2262,3 1822,7 879,9 -19,43 -51,73 -37,63 1.Chi phí NVL 2,63 2,70 3,23 2,66 19,63 10,82 Phân bón 2,61 2,98 3,45 14,18 15,77 14,97 CCDC,BHLĐ 0,14 0,15 0,17 7,14 13,33 10,19 Chi phí máy 0,07 0,08 0,11 14,29 37,50 25,36

2.Chi phí nhân công 3,45 3,78 4,56 9,57 20,63 14,97

3.Chi phí quản lý 0,91 0,90 0,88 -1,10 -2,22 -1,66

Tổng chi phí 6,99 7,42 8,91 6,15 20,08 12,90

Nguồn:Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông

Qua bảng 4.2 trên ta thấy mức đầu tư tăng đều tăng qua các năm, bình quân chi phí tăng 12,90% trong 3 năm. Điều này được giải thích là do chi phí các yếu tố đầu vào đều tăng, đặc biệt trong tình hình kinh tế đang nóng lên, giá cả biến động thất thường như hiện nay. Trong đó chi phí máy tăng khá cao, nếu như năm 2006 tăng 14,29% so với năm 2005 thì đến năm 2007 chí phí đó đã tăng lên tới 2,6 lần tức là tăng lên 37,50% so với năm 2006, điều này chủ yếu là do giá nhiên liệu tăng mạnh trong những năm gần đây, phần lớn máy móc thiết bị được sử dụng trong thời kỳ KTCB nhằm mục đích xới đất, bón phân, phun thuốc phòng và trị bệnh cho cây cao su. Về diện tích cao su KTCB giảm do đã được chuyển sang thời kỳ cao su kinh doanh, như vậy là đến năm 2007 hiện cao su KTCB của công ty chỉ còn 879,9 ha, giảm 51,73% so với năm 2006. Hiện công ty cũng đang tiếp tục mở rộng diện tích trên những diện tích cao su thanh lý và dự định đầu tư mở rộng diện tích thêm sang Lào, Campuchia.

Qua bảng 4.2 cũng cho ta thấy công ty đã thực hiện được việc cắt giảm chi phí quản lý bình quân trên 1 ha cao su KTCB, năm 2006 công ty giảm được 1,10% so với năm 2005 và đến năm 2007 giảm tới 2,22% so với năm 2006, bình quân 3 năm công ty đã cắt giảm được 1,66%, đây là kết quả của những cố gắng của công ty trong việc cắt giảm chi phí, góp phần hạ giá thành sản phẩm.

Công tác đầu tư thâm canh cũng được lãnh đạo công ty đặc biệt quan tâm, ta thấy trong tổng chi phí NVL thì chi phí phân bón chiếm tỷ lệ tương đối cao bởi có đến 1/3 vườn cao su KTCB được trồng chủ yếu trên vùng đất hạng 3, độ đốc lớn, độ dinh dưỡng hạn chế nên cần phải tích cực đầu tư nhằm bảo đảm chất lượng vườn cây. Nhìn chung trong tổng chi phí đầu tư thì chi phí nhân công chiếm tỷ lệ cao nhất, khoảng từ 49 – 51%, trong thời gian này chủ yếu là làm cỏ, bón phân…Trên vườn cây này chủ yếu là người địa phương nhận khoán nên công ty đã thường xuyên kiểm tra và hướng dẫn quy trình chăm sóc, bón phân, tủ gốc, bảo vệ thực vật…do đó đã hạn chế được tối đa những chi phí phát sinh và tăng hiệu quả làm việc của công nhân.

Một phần của tài liệu Phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cao su chưprông - gia lai (Trang 37 - 39)