Hiện nay, sản phẩm của công ty phần lớn từ nguồn tự sản xuất do đó việc tiêu thụ sản phẩm của công ty chủ yếu là qua kênh gián tiếp. Sản phẩm của công ty bán ra cho đơn vị sản xuất khác, từ đó mới hình thành sản phẩm tiêu dùng cho người tiêu dùng hoặc có thể qua một đơn vị sản xuất khác rồi mới hình thành sản phẩm chính cho tiêu dùng. Bởi vì như hiện nay sản phẩm công ty sản xuất ra thực chất chỉ là sản phẩm sơ chế, chưa đến công đoạn sản xuất hàng tiêu dùng.
Bảng 4.5: Tình hình tiêu thụ sản phẩm của công ty theo kênh tiêu thụ Chỉ tiêu 2005 2006 2007 SL(tấn) TL(%) SL(tấn) TL(%) SL(tấn) TL(%) Tổng 5633 100 6665 100 7207 100 Trong nước 5633 100 6665 100 5607 77,80 Xuất khẩu - - - - 1600 22,20 XK trực tiếp - - - - 640 8,88 XK ủy thác - - - - 960 13,32
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Dựa trên đặc điểm thị trường tiêu thụ và để đảm bảo khối lượng sản phẩm xuất khẩu mà công ty lựa chọn các kênh tiêu thụ khác nhau, hiện nay công ty cao su
Chưprông chủ yếu tiêu thụ sản phẩm trong nước, bắt đầu từ năm 2007 mới xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài. Căn cứ vào mối quan hệ giữa công ty với người tiêu dùng cuối cùng thì công ty hoàn toàn tiêu thụ gián tiếp, cụ thể như sau:
Căn cứ vào phương thức xuất khẩu thì kênh tiêu thụ sản phẩm của công ty như sau: - Xuất khẩu trực tiếp:
Năm 2007 công ty cao su Chưprông mới bắt đầu mở rộng thị trường xuất khẩu ra nước ngoài cho nên sản lượng xuất khẩu còn chưa nhiều, chỉ chiếm khoảng 8,88% tổng khối lượng hàng hóa tiêu thụ và chiếm 40% sản lượng hàng hóa xuất khẩu, thị trường còn chưa được mở rộng, chủ yếu là thị trường Trung Quốc. Đối với loại kênh tiêu thụ này công ty trực tiếp đàm phán ký kết các hợp đồng xuất khẩu với khách hàng, với kênh tiêu thụ này công ty có thể chủ động tập trung mọi nguồn lực tạo ra tiềm năng lớn đối với khách hàng, đảm bảo uy tín, chất lượng đối với khách hàng.
- Xuất khẩu ủy thác (XKUT):
Đây là phương thức xuất khẩu thông qua một đơn vị xuất khẩu khác (hoặc là người môi giới) để khai thác và mở rộng thị trường, thông qua đó 2 bên thỏa thuận mức giá cả ( bên môi giới hưởng mức phí 0,3 – 0,4% giá trị hợp đồng). Tuy nhiên đối với phương thức xuất khẩu này, công ty phải mất một khoản chi phí ủy thác tương đối cao, đồng thời khi tham gia vào mối quan hệ này công ty sẽ không được trực tiếp giao dịch với khách hàng. Điều này gây sự bất lợi cho công ty và hơn thế nữa lợi nhuận sẽ không cao, uy tín của công ty không được đảm bảo. Đối với công ty cao su Chưprông thì phương thức xuất khẩu này đang được thực hiện bởi 2 lý do sau: thứ nhất do thị trường này còn mới mẻ nên phải dựa vào đơn vị trung gian để thâm nhập Công ty cao su
Chưprông
Doanh nghiệp sản xuất
sản phẩm Người tiêu dùng
Công ty cao su
Chưprông Người nhập khẩu Thị trường tiêu thụ
Công ty cao su Chưprông Công ty XNK trong nước Công ty nhập khẩu Thị trường tiêu thụ
thì điều tất nhiên là công ty sẽ lựa chọn phương án nhờ vào đơn vị trung gian để tiết kiệm chi phí, lúc này người trung gian không chỉ là một mắt xích nối liền đơn vị sản xuất và thị trường tiêu thụ sản phẩm với nhau mà còn đóng vai trò là một thị trường độc lập, là tiêu điểm của một nhóm khách hàng. Sản lượng XKUT năm 2007 là 960 tấn, chiếm 13,32% sản lượng tiêu thụ và 60% sản lượng xuất khẩu toàn công ty.
Tóm lại việc lựa chọn các kênh phân phối có ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tiêu thụ sản phẩm, hay nói cách khác là nó ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất, kinh doanh là lợi nhuận của doanh nghiệp. Do đó việc xem xét, đánh giá các kênh phân phối tiêu thụ sản phẩm của công ty là vấn đề cấp bách nhằm đưa ra được những chiến lược tiêu thụ hợp lý. Trong thời kỳ Việt Nam đã gia nhập WTO như hiện nay thì việc xúc tiến xâm nhập, mở rộng thị trường xuất khẩu cần được đẩy mạnh hơn nữa sẽ góp phần đem lại nhiều nguồn ngoại tệ lớn cho công ty.