f. Thị trường tiêu thụ sản phẩm
4.2.3 Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005
Qua phân tích mối quan hệ giữa doanh thu – chi phí – lợi nhuận của công ty ta thấy có một vấn đề đặt ra trong quá trình phân tích và định hướng hoạt động sản xuất của công ty là tìm ra được điểm hòa vốn của công ty, nghĩa là tại điểm nào thì công ty có thể có doanh thu đủ để bù đắp các khoản chi phí sản xuất và mang lại hiệu quả cao
nhất. Muốn vậy ta phải tiến hành phân tích điểm hòa vốn của công ty với các chỉ tiêu cơ bản sau: Sản lượng hòa vốn, doanh thu hòa vốn, thời gian hòa vốn và doanh thu an toàn. Chúng ta sử dụng bảng số liệu sau để tìm ra điểm hòa vốn:
Bảng 4.12: Tình hình Doanh thu – Chi phí – Lợi nhuận của công ty trong 3 năm 2005 – 2007 ĐVT: Triệu đồng Chỉ tiêu 2005 2006 2007 Doanh thu 126.129 198.668 239.416 Giá bán 22,39 29,81 33,22 Chi phí khả biến 61.491 92.174 124.192 Chi phí bất biến 14.871 23.423 28.227 Lợi nhuận 49.767 83.072 86.998 Số dư đảm phí 11,5 13,4 11,2
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
Dựa vào bảng số liệu 4.12 ta tổng hợp được bảng phân tích điểm hòa vốn của công ty như sau:
Bảng 4.13: Phân tích điểm hòa vốn của công ty trong 3 năm 2005 – 2007
Chỉ tiêu ĐVT 2005 2006 2007 Tốc độ tăng, giảm (%) 06/05 07/06 BQ/Năm Sản lượng HV Tấn 1296 1466 1766 13,09 20,45 16,71 Doanh thu HV Tr.đ 29.019 43.695 58.651 50,57 34,23 42,17 Tg HV Ngày 83 79 88 -4,41 11,38 3,19 Dt An toàn Tr.đ 97.110 154.973 180.765 59,59 16,64 36,44
Nguồn: Phòng Kế toán tài vụ CTCS Chưprông
* Về sản lượng hòa vốn: Qua bảng 4.13 ta thấy sản lượng hòa vốn của công ty
Tại năm 2005 công ty có mức sản lượng hòa vốn thấp nhất với 1296 tấn mủ cốm cao su và tại năm 2007 công ty có mức sản lượng hòa vốn cao nhất 1766 tấn mủ cốm cao su. Tại mức sản lượng hòa vốn công ty không lời cũng không lỗ và muốn có lợi nhuận thì công ty phải bán vượt qua điểm hòa vốn và cứ 1kg mủ bán thêm sẽ được lợi nhuận chính bằng số dư đảm phí. Sản lượng hòa vốn càng thấp thể hiện doanh thu cần đạt được để hòa vốn càng thấp, hay nói cách khác chi phí bỏ ra để hòa vốn thấp từ đó khả năng đạt được lợi nhuận càng cao. Điều này càng khẳng định những kết luận ở những phần nêu trên đó là hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm đều đạt kết quả tốt.
* Về doanh thu hòa vốn: Doanh thu hòa vốn của công ty qua các năm phụ thuộc
vào sản lượng hòa vốn và giá bán của sản phẩm. Doanh thu hòa vốn của công ty năm 2005 là 29.019 Tr.đ đến năm 2006 đã tăng lên 43.695 Tr.đ tức tăng 50,57% và đến năm 2007 đã tăng lên 58.651 Tr.đ tức tăng 34,23%. Nguyên nhân của việc tăng lên này là do sản lượng và giá bán sản phẩm đều tăng, điều này phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong 3 năm qua đều tăng mạnh, có thể nói giá cả thị trường là nhân tố rất quan trọng trong hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
* Về thời gian hòa vốn: Ta thấy thời gian hòa vốn của công ty biến động tăng,
giảm thất thường qua các năm. Năm 2005 thời gian hòa vốn là 83 ngày đến năm 2006 giảm xuống còn 79 ngày và nhưng đến năm 2007 lại tăng lên 88 ngày, như vậy có thể thấy rằng thời gian hòa vốn năm 2006 là ngắn nhất, công ty sử dụng nguồn vốn có hiệu quả nhất. Như vậy trong một kỳ kinh doanh trong năm (369 ngày) công ty chỉ cần 83 ngày năm 2005, 79 ngày trong năm 2006 và chỉ cần 88 ngày trong năm 2007 để đạt được doanh thu hòa vốn tức là đã bù đắp hết chi phí, phần còn lại sản xuất trong năm là lợi nhuận. Từ kết quả trên có thể khẳng định công ty cao su Chưprông là công ty hoạt động có hiệu quả.
* Về doanh thu an toàn: phản ánh mức thu thực hiện đã vượt qua mức doanh thu
hòa vốn. Chỉ tiêu này có giá trị càng lớn thì càng thể hiện tính an toàn cao của hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc tính rủi ro trong kinh doanh càng thấp và ngược lại. Ta thấy rằng doanh thu an toàn qua các năm đều tăng bình quân/năm là 36,44%.
YDT : Tổng doanh thu bán hàng YDT = 33,22 X
YTC : Tổng chi phí sản xuất YTC = 28.227 + 17,23 X
X : Số lượng sản phẩm hàng hóa tiêu thụ
Biểu đồ 4.4: Đồ thị hòa vốn năm 2007