Nguồn lực sản xuất của nông hộ

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 29 - 33)

4.2.1.1. Đất sản xuất:

Bảng 2.DIỆN TÍCH ĐẤT TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

ĐVT: công/hộ

Diện tích Số hộ Cơ cấu (%)

Diện tích từ 2 công đến 5 công 22 50,0 Diện tích từ 6 công đến 10 công 14 31,8 Diện tích từ 11 công đến 15 công 4 9,1 Diện tích từ 16 công đến 20 công 2 4,5 Diện tích từ 26 công đến 30 công 2 4,5 Tổng 44 100,0 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Kết quả khảo sát 44 hộ trồng dâu Hạ Châu tại vùng nghiên cứu, cho thấy diện tích đất canh tác bình quân của nông hộ là 7,52 công (nhỏ nhất là 2 công, lớn nhất là 30 công), được sử dụng hết cho việc trồng dâu Hạ Châu là chính (Xem Phụ lục 1). Sở dĩ, diện tích đất được dùng hết cho việc trồng dâu là vì dâu Hạ Châu phù hợp với đất đai tại địa phương, dễ trồng nhất so với một số cây mà nông dân đã trồng trước đó (như cam, chanh, quýt…).

Tuy nhiên, từ bảng số liệu trên cho thấy diện tích đất trồng giữa các hộ tại

địa bàn nghiên cứu có sự chênh lệch lớn. Các hộ có diện tích đất sản xuất từ 2

đến 5 công chiếm đến 50%. Trong khi đó, các hộ có diện tích đất trồng nhiều nhất tại vùng nghiên cứu (từ 26 đến 30 công) chỉ chiếm 4,5%. Điều này cho thấy nguồn lực vềđất sản xuất tại vùng khảo sát tương đối không đồng đều. Đa số các hộ có diện tích đất sản xuất nhỏ nhưng các hộ này lại không có nhu cầu hoặc không có điều kiện về nguồn vốn để mở rộng diện tích. Chỉ có một số hộ có diện

trên cũng cho thấy diện tích đất sản xuất tại địa bàn nghiên cứu còn manh mún, quy mô nhỏ lẻ. Điều này cũng là một hạn chế về nguồn lực sản xuất của nông hộ,

đồng thời lại là một trở ngại đối với việc xây dựng một vùng sản xuất chuyên canh dâu Hạ Châu.

4.2.1.2. Lực lượng lao động:

Bảng 3.LỰC LƯỢNG LAO ĐỘNG TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007 ĐVT: người/hộ Chỉ tiêu Nhỏ nhất Lớn nhất Trung bình Thành viên gia đình 4 8 5,59 Lao động gia đình 1 5 2,02 (Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Lực lượng lao động tham gia hoạt động sản xuất nông nghiệp chính bình quân khoảng 02 người trong nông hộ gồm 06 thành viên. Bởi vì, các thành viên khác không tham gia sản xuất nông nghiệp, và người già, trẻ em trong độ tuổi đi học thì không tham gia sản xuất chính. Mặc khác, cây dâu Hạ Châu ít tốn công chăm sóc, cho nên không cần nhiều lao động vào việc trồng dâu Hạ Châu.

Kết quả phỏng vấn 44 người đại diện nông hộ (chủ yếu là chủ hộ) cho thấy

đa số họ có trình độ văn hóa ở bậc trung học cơ sở, chiếm đến 40,9%; 59,1% còn lại thì cấp 3 chiếm 31,8%, cấp 1 chiếm 22,7%, 4,5% là số người có trình độ văn hóa trên cấp 3, và không có tỉ lệ người mù chữ.

Nhìn chung, trình độ học vấn của nông dân tại địa bàn nghiên cứu không quá thấp. Với trình độ văn hóa bậc trung học cơ sở, bậc phổ thông trung học là phổ biến thì nông dân hoàn toàn có khả năng tự tìm tòi, học hỏi, tiếp cận thông tin khoa học kỹ thuật qua các phương tiện truyền thông (sách báo, truyền thanh, truyền hình…), hoặc được cung cấp kiến thức từ các lớp tập huấn, cán bộ khuyến nông…

22.7% 40.9% 31.8% 4.5% CẤP 1 CẤP 2 CẤP 3 TRÊN CẤP 3

Hình 1.TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CÁC ĐÁP VIÊN TẠI ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Phần lớn các nông hộ trong địa bàn khảo sát có kinh nghiệm trồng dâu Hạ

Châu từ 05 năm đến 10 năm, chiếm đến 81,8% trong tổng số 44 hộ điều tra. Trước đây, đa số họ trồng cây cam (cũng là đặc sản của huyện Phong Điền), nhưng vào khoảng đầu những năm 1980 thì cây cam nhiễm bệnh, khó trị, hư hại, gây thất thu lớn, lại chưa có biện pháp hữu hiệu để khắc phục. Dần dần, cây cam không mang lại thu nhập cho gia đình. Trong khi đó, một số hộ trồng dâu Hạ

Châu có thu nhập rất cao. Từđó, người dân chuyển dần từ trồng cam sang trồng dâu Hạ Châu. Đó là lý do vì sao kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu của nhà vườn chưa lâu năm so với một số loại cây trồng khác. Đây là một hạn chế nhất định trong quá trình sản xuất của những nông hộ mới tham gia vào.

81.9% 4.5% 4.5% 6.8% 2.3% knsx 5-10 năm knsx 11-15 năm knsx 16-20 năm knsx 26-30 năm knsx >30n năm

Bên cạnh việc trồng dâu Hạ Châu là chính, nông hộ còn tham gia vào một số hoạt động tạo thu nhập khác như chăn nuôi heo, chăn nuôi gia cầm…, và rất nhiều nông hộ trồng dâu Hạ Châu ghép cây giống dâu Hạ Châu để bán cho các nông dân ở các địa phương khác hoặc bán cho hàng xóm (chiếm 36,4% trong tổng số 44 hộ khảo sát). (Xem Phụ lục 1).

4.2.1.3. Nguồn vốn sản xuất:

Theo kết quả khảo sát 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu thì hầu hết các hộ được phỏng vấn đều không có nhu cầu vay vốn. Họ chỉ sử dụng đồng vốn tự có của gia đình để tham gia sản xuất. Được hỏi vì sao lại có lý do này, đa số người dân đều cho biết có 02 nguyên nhân chính như sau: thứ nhất, nông dân không có nhu cầu vay vốn, theo rất nhiều ý kiến của các đáp viên thì nguồn vốn tự có của gia đình hằng năm cũng đủ để họ trang trải chi phí sinh hoạt gia đình, tái đầu tư

cho trồng dâu Hạ Châu; thứ hai giống dâu Hạ Châu là loại cây dễ trồng, dễ chăm sóc, ít tốn chi phí về phân bón, thuốc… so với các loại cây trồng lâu năm khác.

4.2.1.4. Hoạt động xã hội:

Theo số liệu điều tra 44 hộ nông dân trồng dâu Hạ Châu tại địa bàn nghiên cứu cho thấy có đến 61,4% ý kiến trả lời rằng ngoài việc sản xuất nông nghiệp, một số hoạt động khác nhằm tăng thêm thu nhập cho gia đình thì họ không tham gia bất cứ một tổ chức xã hội, đoàn thể nào ởđịa phương; chỉ có 22,7% hộ sản xuất tham gia vào hợp tác xã dâu Hạ Châu (các nông dân không tham gia vào Hợp tác xã, khi được hỏi lý do, họ cho biết rằng họ chưa thấy hiệu quả hoạt động của Hợp tác xã nên không tham gia), 15,9% còn lại là các tổ chức như hội người cao tuổi, hội nông dân, hội cựu chiến binh… (Xem Phụ lục 1). Điều này cũng là một hạn chế cho nông dân trong việc tiếp cận khoa học kỹ thuật, tiếp cận các thông tin mới. Bởi vì, thông tin thường được truyền đạt theo chiều dọc của hệ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 29 - 33)