Khái quát thực trạng trồng dâu Hạ Châu của nông hộ :

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 33 - 36)

4.2.2.1. Lý do chọn trồng cây dâu Hạ Châu:

Bảng 4.LÝ DO TRỒNG DÂU HẠ CHÂU CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Nguyên nhân Số hộ Cơ cấu (%)

Dễ trồng 7 15,9

Chất lượng cao 5 11,4

Lợi nhuận cao 10 22,7

Phù hợp đất 1 2,3

Theo phong trào 6 13,6

Cam quýt hư, bệnh, chuyển sang trồng dâu Hạ Châu 15 34,1

Tổng 44 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Qua số liệu điều tra từ bảng trên cho thấy, trong tổng số 44 hộ trồng dâu Hạ

Châu được hỏi lý do vì sao chọn trồng cây dâu Hạ Châu, có đến 15 hộ (chiếm 34,1%) trả lời rằng: trước đây họ chuyên trồng cây cam, quýt (cam sành, cam mật, quýt tiều…). Nhưng, đầu những năm 1980 cây cam bị ảnh hưởng thời tiết, không phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng, bệnh, chết hàng loạt, gây thất thu cho người nông dân trồng cam. Thời gian đầu, họ vẫn giữ trồng cam nhưng cam vẫn không đem lại thu nhập tối thiểu nào cho họ. Cho nên, sau một vài năm đầu trồng thử nghiệm, họ quyết định chuyển dần sang trồng cây dâu Hạ Châu cho tới nay.

Bên cạnh đó, có 52,3% các hộ trả lời rằng họ chọn trồng cây dâu Hạ Châu là vì một số đặc tính tốt của nó như dễ trồng, chất lượng cao, lợi nhuận cao, phù hợp đất hơn so với một số loại cây trồng khác. Còn lại 13,6% nông hộ chọn trồng dâu Hạ Châu theo phong trào, nghĩa là họ thấy bà con, hàng xóm trồng có hiệu quả, cho thu nhập cao, cho nên họ trồng theo sự chỉ dẫn của những hộ đã trồng trước đó.

4.2.2.2. Nguồn giống được sử dụng để trồng:

Bảng 5.NGUỒN GIỐNG ĐƯỢC SỬ DỤNG ĐỂ TRỒNG CỦA NÔNG HỘ NĂM 2007

Giống Số hộ Cơ cấu (%)

Từ hàng xóm 23 52,3

Tự có 15 34,1

Bà con 6 13,6

Tổng 44 100,0

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

Từ bảng số liệu trên cho thấy đa số người dân trồng dâu Hạ Châu mua giống từ hàng xóm (chiếm tỷ lệ 52,3% trong tổng số 44 mẫu điều tra tại địa bàn huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ). Tỷ lệ nông dân mua giống chủ yếu từ hàng xóm chiếm hơn phân nữa là vì những người dân mới tham gia trồng dâu Hạ Châu sau này một mặt họ chưa có kinh nghiệm nhiều để thực hiện ghép giống dâu Hạ

Châu, cho nên họ mua cây giống từ những người hàng xóm đã có kinh nghiệm lâu năm về trồng dâu Hạ Châu; mặt khác do mua từ hàng xóm nên họ không tốn một khoảng chi phí vận chuyển nào.

4.2.2.3. Về mặt kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu:

Trong quá trình phỏng vấn 44 nông hộ tại địa bàn nghiên cứu, khi hỏi câu hỏi nhiều lựa chọn rằng kinh nghiệm trồng dâu Hạ Châu có từđâu, đa số các đáp viên cho biết rằng kinh nghiệm của họđược đúc kết trong quá trình trồng dâu Hạ

Châu nhiều năm rồi tự rút ra kinh nghiệm cho bản thân (chiếm tỷ lệ 47,5%);

đồng thời họ cũng học hỏi kinh nghiệm từ những người hàng xóm đã trồng dâu lâu năm hơn họ, từ những người hàng xóm đã bán giống cho họ (chiếm tỷ lệ

41,25%). Qua số liệu khảo sát cho thấy, chỉ có 1,25% hộ trả lời rằng học hỏi kinh nghiệm từ sách báo; và không có lựa chọn nào cho việc học hỏi kinh nghiệm từ

các lớp tập huấn hay từ các bộ khuyến nông tại địa phương (tỷ lệ là 0%). Sở dĩ có thực trạng trên là vì cây dâu Hạ Châu là loại cây mới, chưa có một nghiên cứu khoa học chính thức nào về dâu Hạ Châu, chưa có các lớp tập huấn về khoa học kỹ thuật nào về cây dâu Hạ Châu (chỉ có các lớp tập huấn trên cây có múi). Cho nên, người dân tự nghiên cứu là chính.

Bảng 6.VỀ MẶT KINH NGHIỆM TRỒNG DÂU HẠ CHÂU (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chỉ tiêu Số mẫu trả lời Cơ cấu (%)

Kinh nghiệm từ gia đình 8/44 10,00

Kinh nghiệm từ sách báo 1/44 1,25

Kinh nghiệm từ tập huấn 0/44 0,00

Kinh nghiệm từ hàng xóm 33/44 41,25

Kinh nghiệm từ cán bộ 0/44 0,00

Kinh nghiệm tự nghiên cứu 38/44 47,50

Tổng 100,00

(Nguồn: Kết quả khảo sát 44 hộ tại vùng nghiên cứu, 2008)

4.2.2.4. Về hình thức trồng:

Qua phỏng vấn trực tiếp 44 hộ trồng dâu Hạ Châu cho thấy hầu hết nông hộ

không chỉ trồng đơn độc dâu Hạ Châu mà còn trồng xen với một số loại cây khác tùy vào điều kiện cụ thể của mỗi vườn. Lý do là vì, cây dâu Hạ Châu là loài sống cộng sinh và chịu bóng râm cho nên nông hộ dễ dàng trồng xen canh với các loại cây khác như cóc (chiếm 50%), xoài, cam, chanh, măng cục, chuối… Một mặt vừa tạo được bóng râm che mát cho dâu Hạ Châu (có 27,3% ý kiến trả lời), vừa bù đắp được phần nào chi phí trồng dâu Hạ Châu (4,5%), lấy ngắn nuôi dài (20,5% ý kiến), lại vừa tăng thêm thu nhập cho gia đình (47,7% ý kiến). (Xem Phụ lục 2).

Một phần của tài liệu Phân tích tình hình sản xuất và tiêu thụ dâu Hạ Châu ở huyện Phong Điền – TP.Cần Thơ (Trang 33 - 36)